Dân kêu trời vì ô nhiễm từ nhà máy xử lý rác lớn nhất Đồng bằng Sông Cửu Long

Nhàđầutư
Nhiều năm qua người dân ở xã Mỹ Lâm và thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang vô cùng bức xúc vì phải khốn khổ sống chung với mùi hôi thối, dịch ruồi muỗi từ khi Nhà máy xử lý rác Kiên Giang của Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đi vào hoạt động.
NAM NAM
29, Tháng 09, 2017 | 06:44

Nhàđầutư
Nhiều năm qua người dân ở xã Mỹ Lâm và thị trấn Sóc Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang vô cùng bức xúc vì phải khốn khổ sống chung với mùi hôi thối, dịch ruồi muỗi từ khi Nhà máy xử lý rác Kiên Giang của Công ty CP Đầu tư - Phát triển Tâm Sinh Nghĩa đi vào hoạt động.

1

Từ QL 80 cách nhà máy xử lý rác cả cây số đã ngửi thấy mùi thối 

Đốt hương muỗi … chống dịch ruồi

Theo đó, suốt nhiều năm qua, nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa đóng tại số 1/74, ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm) làm đảo lộn cuộc sống của những lương dân trong vùng. Từ phản ánh của người dân, PV đã tìm về địa phương để tìm hiểu. Ngay từ trên QL 80, cách nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa khoảng 2km đã nồng lặc mùi hôi thối đưa tới theo những cơn gió, càng lại gần, mùi hôi thối càng nặng.

Trao đổi với PV, bà Lê Thị Tiễu (60 tuổi, trú ấp Mỹ Hưng, xã Mỹ Lâm) cho biết: “Gia đình chúng tôi sống nhiều đời ở đây. Nơi đây không khí vốn rất trong lành, cho tới khi nhà máy xử lý rác xuất hiện thì cuộc sống của chúng tôi bắt đầu khốn khổ.

6

 Mẹ bà Tiễu suốt ngày phải nằm trong màn để tránh ruồi muỗi

Mặc dù gia đình tôi nằm cách nhà máy xử lý rác cả một cánh đồng nhưng ngày nào cũng phải ngửi mùi hôi thối từ bãi rác phát ra. Nhiều khi vì mùi hôi thối này mà khiến chúng tôi đau đầu, buồn nôn, không muốn ăn cơm. Càng về đêm thì mùi hôi thối càng nồng nặc”.

Theo bà Tiễu, ngoài mùi hôi thối, nhiều năm qua gia đình bà cùng hàng trăm hộ dân ở ấp Mỹ Hưng này còn phải sống chung với ruồi muỗi. “Từ ngày nhà máy rác hoạt động, mỗi năm có khoảng 3-4 đợt ruồi xuất hiện dày đặc. Ruồi thường xuất hiện nhiều vào những đợt nắng nóng. Mỗi đợt kéo dài khoảng vài tuần. Lần gần đây nhất ruồi xuất hiện nhiều là cách đây một tháng.

4

Cột khói ở nhà máy rác tuôn khói suốt ngày đêm 

Nhiều khi cá mú ăn không hết, đem phơi làm khô mà vừa mang ra phơi ruồi đã bu đen. Đem vứt cho chó nó còn không buồn ăn. Ngoài bu vào thức ăn, ruồi còn bu cả vào người. Nhiều khi nói chuyện không dám mở miệng to vì sợ ruồi bay vào mồm. Má tôi già rồi, ruồi bu vào người khó chịu mà vả không đuổi được nên cả ngày lẫn đêm phải ngồi trong mùng”.

Ông Nguyễn Văn Nam (66 tuổi, trú ấp Mỹ Hưng) cho biết: “Mỗi khi đến đợt dịch ruồi là cuộc sống của chúng tôi đảo lộn. Cứ dọn cơm ra mâm chưa kịp ăn là ruồi đã bu kín. Do đó chúng tôi đành sắm mỗi người một cái tô, của ai người đó xúc ra tô để ăn cho dễ đuổi ruồi. Hoặc là phải ngồi trong mùng (màn) mới ăn được”.

7

Ông Nam cầm tập keo dính ruồi chia sẻ với PV 

Theo người dân địa phương, ruồi còn xuất hiện thành từng đợt, còn muỗi thì có quanh năm với lượng dày đặc từ khi nhà máy xử lý rác hoạt động. Để diệt ruồi muỗi, gia đình nào cũng phải mua cả tập keo dính ruồi và hương muỗi để sẵn trong nhà.

“Mỗi đợt dịch ruồi gia đình tôi lại tốn vài trăm ngàn mua keo dính ruồi. Mỗi ngày sử dụng hết khoảng hơn chục miếng keo mà diệt cũng không xuể. Chỉ cần đặt miếng keo xuống là ruồi dính đầy vào rồi. Còn hương muỗi thì phải đốt suốt ngày suốt đêm”, bà Tiễu cho biết.

Tưởng như vậy là đã quá khốn khổ, vậy mà người dân ở khu phố Sơn Thịnh, thị trấn Sóc Sơn còn khốn khổ hơn vì ngoài phải sống chung với mùi hôi thối, ruồi, muỗi, họ còn phải sống chung với nước thải từ nhà máy xử lý rác thải ra.

Bà Thị Sên (70 tuổi, trú tại tổ 11, khu phố Sơn Thịnh) cho biết gia đình bà sống ở đây từ những năm 1998, khi con kênh Tằm Ăn mới được khơi thông. Suốt bao nhiều năm gia đình bà đều sử dụng nước từ con kênh này để phục vụ cho sinh hoạt, từ ăn uống tới tắm giặt. Tuy nhiên từ khi nhà máy xử lý rác đi vào hoạt động gia đình bà phải chuyển sang dùng nước mưa. Những tháng mùa mưa thì còn có đủ nước dùng, còn về mua khô thì chỉ đủ dùng cho nấu nướng. Còn việc tắm rửa thì có khi bà nhịn cả tuần không tắm chứ không dám tắm nước kênh.

“Bình thường thì nước kênh rất trong, nhưng cứ một hai tháng nước từ nhà máy xử lý rác lại chảy ra khiến nước sông chuyển thành mầu đen kịt. Nếu tắm rửa bằng nước này thì lần nào cũng bị ngứa ngày khắp người. Do đó nhiều khi tôi phải nhịn tắm gội. Tôi rất mong phía công ty rác và chính quyền địa phương lắp đặt đường ống nước sạch về cho chúng tôi.”, bà Sên cho biết.

Cử tri đã phản ánh tới Đại biểu Quốc hội

Trao đổi với phóng viên, ông Danh Phích – Trưởng khu phố Sơn Thịnh cho biết: Việc Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa gây ô nhiễm môi trường khiến người dân địa phương rất bức xúc. Khoảng gần 200 hộ dân ở khu phố bị ảnh hưởng bởi việc ô nhiễm này. Người dân cũng đã nhiều lần phản ánh vụ việc tới các cơ quan chức năng. Trong các đợt tiếp xúc cử tri của HĐND tỉnh Kiên Giang và Đại biểu quốc hội, các cử tri cũng đã nhiều lần phản ánh. Phía nhà máy rác cũng có hứa là sẽ xử lý không để gây ô nhiễm nữa nhưng tình hình thực tế không có gì thay đổi. Nhiều người dân lo lắng nếu sống lâu trong môi trường ô nhiễm như vậy có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, phát sinh dịch bệnh…”

Còn ông Nguyễn Chí Bửu – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lâm cho biết: “Xã Mỹ Lâm có khoảng 300 hộ dân bị ảnh hưởng bởi việc ô nhiễm của Nhà máy xử lý rác Tâm Sinh Nghĩa. Mùi hôi thối thường theo những cơn gió bay đi rất xa. Nhiều khi lưu thông trên QL 80 cách nhà máy cả cây số cũng không chịu nổi mùi hôi thối và bị ruồi bu vào mặt. Vào ban đêm, họ còn thường xử dụng những chiếc xe chở rác đã cũ khiến nước rác chảy dọc đường rất hôi thối”.

8

Ông Nguyễn Chí Bửu – Chủ tịch UBND xã Mỹ Lâm 

Ông Bửu cho biết thêm: “Sau nhiều lần người dân kiến nghị, các cơ quan chức năng của tỉnh Kiên Giang đã vào cuộc rất quyết liệt. Gần đây nhất là khoảng 2 tuần trước, một đoàn thanh tra của Sở Tài nguyên & Môi trường tỉnh Kiên Giang đã tới kiểm tra các hoạt động của nhà máy xử lý rác này và nguyên nhân gây ô nhiễm. Tuy nhiên tới nay vẫn chưa thấy công bố kết luận thanh tra”.

2

 Cổng nhà máy xử lý rác

Được biết, đây là nhà máy xử lý rác thải lớn nhất Đồng bằng song Cửu Log, được khánh thành đưa vào hoạt động từ năm 2011. Nhà máy được xây dựng trên diện tích 25ha với tổng vốn đầu tư gần 230 tỷ đồng. Công suất tiếp nhận và xử lý khoảng 300 tấn rác/ngày từ nguồn rác thải của TP Rạch Giá, huyện Hòn Đất và huyện Châu Thành (tỉnh Kiên Giang).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ