Nhà đầu tư Trung Quốc rút khỏi Thung lũng Silicon
Chính sách mới của Chính phủ Mỹ nhằm hạn chế sự tiếp cận của Trung Quốc (TQ) vào sáng tạo công nghệ đã gần như chặn đứng dòng vốn đầu tư của TQ vào các công ty khởi nghiệp công nghệ Mỹ, hãng tin Reuters cho biết.
Vốn đầu tư TQ chỉ còn nhỏ giọt
Theo số liệu của Rhodium Group, công ty nghiên cứu kinh tế tại New York, vốn đầu tư mạo hiểm của TQ đổ vào các công ty khởi nghiệp Mỹ đạt kỷ lục 3 tỉ đô la trong năm ngoái, do các nhà đầu tư và công ty công nghệ nỗ lực hoàn tất thỏa thuận trước khi một cơ chế điều hành mới được phê chuẩn và ban hành hồi tháng Tám. Và kể từ đó, dòng vốn đầu tư này chỉ còn nhỏ giọt. Reuters đã phỏng vấn hơn 35 nhà công nghiệp và ghi nhận như vậy.
“Các hợp đồng liên quan tới công ty TQ, người mua TQ và nhà đầu tư TQ đã gần như ngừng hẳn”, luật sư Nell O’Donnell, đại diện các công ty công nghệ Mỹ trong giao dịch với người mua nước ngoài, cho biết. Các luật sư nói chuyện với Reuters cũng khẳng định họ đang hối hả soạn thảo lại các điều khoản hợp đồng để bảo đảm dự án đầu tư sẽ được Washington phê chuẩn. Các nhà đầu tư TQ, bao gồm các công ty gia đình lớn, đã rút lui khỏi các thương vụ và ngừng gặp gỡ tiếp xúc với các công ty khởi nghiệp Mỹ. Trong khi đó một số doanh nhân lại tránh dòng tiền TQ vì lo ngại những cuộc xem xét kéo dài của chính phủ làm họ hao tổn nguồn lực và động lực trong một lĩnh vực mà tốc độ tham gia thị trường là then chốt.
Một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thung lũng Silicon (bang California, Mỹ) nói với Reuters rằng ông biết có ít nhất mười hợp đồng, trong đó vài hợp đồng liên quan tới các công ty trong danh mục đầu tư của ông, đã đổ vỡ vì chúng cần được sự phê chuẩn của một cơ quan liên ngành của chính phủ có tên là Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Mỹ (CFIUS).
CFIUS có nhiệm vụ xem xét các dự án đầu tư nước ngoài về các rủi ro an ninh quốc gia tiềm ẩn và rủi ro cạnh tranh. Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký ban hành một quy định mới, mở rộng khả năng của CFIUS trong việc ngăn chặn vốn đầu tư nước ngoài vào các công ty Mỹ không phân biệt quốc gia xuất xứ của nhà đầu tư. Quy định mới cho phép CFIUS xem xét những hoạt động đầu tư trước đây nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan này, chẳng hạn như việc người nước ngoài góp vốn hoặc mua cổ phần của các công ty khởi nghiệp của Mỹ.
Đây là một sự thay đổi có tính triệt để đối với Thung lũng Silicon. Trong lịch sử, tiền bạc đổ vào đây từ khắp thế giới, kể cả từ các đối thủ địa chính trị của Mỹ như TQ và Nga mà hầu như không bị Chính phủ Mỹ ngăn cản bằng các thủ tục xem xét hoặc kiểm soát. “Đây là sự thay đổi mang tính giai đoạn trong cách thức chúng tôi nhìn nhận đầu tư nước ngoài” luật sư Reid Whitten của hãng luật Sheppard Mullin, nhận xét. Trong số sáu dự án mà ông Whitten tư vấn gần đây để được CFIUS phê duyệt, chỉ có hai dự án tiếp tục theo đuổi, bốn dự án khác đã rút lui hoặc đang cân nhắc có nên tiếp tục hay không.
TQ là trung tâm chú ý
Tuy nhiên, ông Trump đã đặc biệt kêu gọi ngăn chặn việc TQ nắm lấy các công nghệ chiến lược của Mỹ.
TQ là nhà đầu tư hăng hái đổ tiền vào các công nghệ được cho là thiết yếu đối với khả năng cạnh tranh toàn cầu và năng lực quân sự của họ. Đến nay, nhà đầu tư TQ đã mua cổ phần của các công ty chia sẻ xe hơi Uber và Lyft, cũng như các công ty có những công nghệ nhạy cảm hơn như công ty mạng trung tâm dữ liệu Barefoot Networks, công ty khởi nghiệp về xe hơi tự lái Zoox và công ty khởi nghiệp nhận diện giọng nói AISense.
Hãng nghiên cứu Rhodium tính toán, bình quân có 21% vốn đầu tư mạo hiểm của TQ ở Mỹ trong giai đoạn năm 2000-2017 đến từ các tập đoàn, quỹ đầu tư của nhà nước TQ. Trong năm 2018, tỷ lệ này tăng lên tới 41%. Có những quỹ đầu tư được lập ra và hoạt động ở Thung lũng Silicon nhưng hầu hết nguồn vốn đến từ chính phủ TQ, mà Quỹ Danhua Capital của giáo sư Trương Thủ Thành (Zhang Shoucheng) - người vừa tự sát ở Stanford là một ví dụ.
Sự khan hiếm nguồn vốn từ TQ không có khả năng báo hiệu “ngày tận thế” của Thung lũng Silicon. Theo nhà cung cấp dữ liệu PitchBook Inc. trong ba quí đầu năm ngoái, các nhà đầu tư khắp thế giới đã đổ hơn 84 tỉ đô la vào các công ty khởi nghiệp Mỹ, vượt quá số vốn đầu tư cả năm của các năm trước. Tuy nhiên, nguồn vốn TQ lại cần thiết để giúp các công ty Mỹ tiếp cận thị trường của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới; việc từ chối nguồn vốn này có thể khiến kế hoạch mở rộng ra nước ngoài của các công ty khởi nghiệp trở nên khó khăn hơn.
Sự sút giảm đầu tư từ TQ diễn ra giữa lúc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và TQ leo thang. Ông Trump đã nhiều lần lên án TQ về thặng dư thương mại và các chiến lược dối trá nhằm thủ đắc các công nghệ tiên tiến nhất của Mỹ. Ngoài việc tăng thuế nhập khẩu lên hàng hóa TQ, ông Trump đang xem xét ban hành một sắc lệnh hành pháp cấm các công ty Mỹ sử dụng linh kiện, thiết bị viễn thông do các tập đoàn Huawei và ZTE của TQ sản xuất mà Chính phủ Mỹ tố cáo là có thể dùng để do thám.
Cây gậy mới của ông Trump
Theo Reuters, CFIUS là cây gậy mới và mạnh mẽ mà ông Trump sử dụng để đối phó với TQ. Ủy ban này có đại diện của tám cơ quan chính phủ, kể cả Bộ Quốc phòng, Ngoại giao và An ninh nội địa. Báo cáo hàng năm của CFIUS cho biết từ năm 2013-2015, CFIUS đã xem xét 74 hồ sơ của nhà đầu tư TQ, nhiều hơn bất cứ lúc nào. Theo luật, Tổng thống D.Trump có quyền phủ quyết quyết định của CFIUS, nhưng chỉ cần CFIUS lắc đầu thì số phận của một dự án đầu tư coi như kết thúc. Hồi đầu năm ngoái, CFIUS đã ngăn cản một thương vụ trị giá 117 tỉ đô la mà hãng Broadcom có trụ sở tại Singapore đưa ra để thâu tóm hãng Qualcomm của Mỹ vì cho rằng vụ thâu tóm này sẽ làm suy yếu khả năng của Mỹ trong cuộc đua phát triển công nghệ viễn thông di động thế hệ mới.
Vào tháng 11-2018, CFIUS đưa ra một chương trình thí điểm, bắt buộc nhà đầu tư nước ngoài phải thông báo cho ủy ban bất kỳ dự án đầu tư, sáp nhập hoặc góp vốn nào vào các “công nghệ then chốt”, bao gồm các công nghệ trí tuệ nhân tạo, hậu cần logistics, người máy robotics và phân tích dữ liệu - những công nghệ thế mạnh của Thung lũng Silicon. Hãng nghiên cứu Rhodium dự báo, theo quy định mới, sẽ có đến ba phần tư số vốn đầu tư của TQ rơi vào tầm xem xét của CFIUS, và chừng đó là đủ để nhà đầu tư TQ phải cân nhắc quyết định của mình.
Một số chuyên gia an ninh hoan nghênh cái mà họ gọi là biện pháp bảo vệ các công ty khởi nghiệp Mỹ vốn đã bị trì hoãn quá lâu. “Điều chúng tôi quan tâm là một số tay chơi xấu tỏ ra rất khôn ngoan tìm cách tiếp cận tài sản trí tuệ của chúng tôi”, Bob Ackerman, người sáng lập AllegisCyber, một công ty đầu tư mạo hiểm có trụ sở tại San Francisco và hậu thuẫn cho các công ty khởi nghiệp trong lĩnh vực an ninh mạng, nhận xét.
Tuy nhiên cũng có nhiều người lo ngại rằng Washington đã tung một tấm lưới quá rộng để đối phó với Bắc Kinh và có nhiều doanh nghiệp “vô tội” sẽ bị vướng vào cuộc tranh chấp giữa hai nước. “CFIUS không giết chết chúng tôi, nhưng nó cản trở nhiều công ty khởi nghiệp, phần lớn lại là công ty của người Mỹ”, Peter Kuo - chủ Công ty Silicon Valley Global, chuyên kết nối các nhà đầu tư TQ với công ty khởi nghiệp tại thung lũng này, nói. Kuo cho biết thêm trong năm 2018, không có nhà đầu tư TQ nào mua cổ phần trong các doanh nghiệp mà công ty ông mời chào đến họ.
Theo TBKTSG/ Reuters
- Cùng chuyên mục
Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?
UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.
Đầu tư - 17/11/2024 15:25
Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt
Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.
Đầu tư - 17/11/2024 13:22
Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm
Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.
Đầu tư - 17/11/2024 13:20
Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore
Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.
Đầu tư - 17/11/2024 08:52
Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.
Đầu tư - 17/11/2024 08:49
Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?
Gần đây, cư dân chung cư Bông Sen tại số 39, đường Quang Trung, TP. Vinh (Nghệ An) đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo trì, sửa chữa các hạng mục tại tòa nhà sau hơn một thập kỷ chung cư đi vào hoạt động.
Đầu tư - 17/11/2024 08:47
Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, do giá nhà quá cao khiến người dân không mặn mà vay ngân hàng để mua nhà chứ không phải do lãi suất cao, bởi mặt bằng lãi suất đã giảm 3% so với năm 2023.
Đầu tư - 17/11/2024 06:30
Cooler Master đầu tư thêm 125 triệu USD vào Bắc Ninh
Cooler Master sẽ đầu tư thêm 125 triệu USD vào dự án sản xuất thiết bị tản nhiệt ở tỉnh Bắc Ninh, nâng tổng vốn đầu tư lên 200 triệu USD.
Đầu tư - 17/11/2024 06:30
Cận cảnh hình hài ga Đà Nẵng sắp được di dời khỏi nội đô
Ga Đà Nẵng sẽ được di dời sang vị trí mới và được đầu tư mở rộng, xây dựng theo hướng hiện đại với tổng mức đầu giai đoạn 1 hơn 2.290 tỷ đồng.
Đầu tư - 16/11/2024 18:19
'Hồi sinh' bãi biển từng đẹp nhất châu Á
Bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) từng được vinh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á được "hồi sinh" sau nhiều năm sạt lở nặng.
Đầu tư - 16/11/2024 15:29
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm
Hà Nội điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, giảm quy mô dân số tại dự án khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.
Đầu tư - 16/11/2024 11:59
Nhiều dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư gặp khó khăn, vướng mắc
Dự án Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hàng loạt gói thầu, dự án BOT giao thông bị vỡ phương án tài chính và hàng trăm dự án bất động sản không thể triển khai do bị chồng lấn quy hoạch, vướng mắc đất đai…
Đầu tư - 16/11/2024 08:39
Hà Tĩnh cần đột phá để chuyển đổi ngành du lịch theo hướng xanh
Chiều 15/11, Sở VHTT&DL Hà Tĩnh, Hiệp hội Du lịch tỉnh tổ chức Hội thảo Khoa học Phát triển du lịch xanh bền vững tại Hà Tĩnh.
Đầu tư - 16/11/2024 08:35
Việt Nam sẽ xuất khẩu xe ô tô nguyên chiếc mang thương hiệu Kim Long
Với sự bắt tay của tập đoàn Phương Trang, Kim Long Motor và Dongfeng Dana Axle, Việt Nam kỳ vọng có nhiều ô tô nguyên chiếc xuất khẩu đi toàn cầu.
Đầu tư - 15/11/2024 19:28
Hà Nội và tỉnh Kanagawa tăng cường hợp tác đầu tư
"Hà Nội luôn cam kết ủng hộ các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và tỉnh Kanagawa nói riêng tới Hà Nội hoạt động, đầu tư, mở rộng hợp tác, thông qua những nỗ lực đồng hành cụ thể", Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định.
Đầu tư - 15/11/2024 18:28
Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam sắp vận hành thương mại
Lãnh đạo PV Power cho biết, dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 sẽ vận hành thương mại vào tháng 6/2025, Nhà máy điện Nhơn Trạch 4 sẽ vận hành thương mại vào tháng 9/2025. Đây là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.
Đầu tư - 15/11/2024 17:44
- Đọc nhiều
-
1
Băn khoăn khoản lợi nhuận ròng CII mang về cho cổ đông
-
2
Liên quan đến Tuấn 'Golf', cựu Phó Chủ tịch tỉnh Đồng Nai bị khởi tố
-
3
Đề xuất thí điểm chuyển nhượng đất khác làm dự án nhà ở thương mại
-
4
Giá vàng lao dốc từ mức cao kỷ lục: Cơ hội đầu tư mới?
-
5
Bộ trưởng GTVT nói gì về những lo ngại làm đường sắt tốc độ cao?
Đáng đọc
- Đáng đọc
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 1 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 1 week ago
Doanh nghiệp Việt 'lội ngược dòng' nhờ thương mại điện tử
Thị trường - Update 1 week ago
Đằng sau mức định giá tỷ đô của Sacombank tại một dự án nghỉ dưỡng
Tài chính - Update 1 week ago