Ngành dệt may 'thừa đơn hàng, lo thiếu lao động'

Nhàđầutư
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch VITAS cho biết, một vấn đề đáng lo ngại với ngành dệt may Việt Nam hiện tại là đơn hàng không thiếu nhưng doanh nghiệp không dám nhận do không chủ động được lao động, sợ bị trễ, phải bồi thường khách hàng.
N.THOAN
17, Tháng 12, 2021 | 22:08

Nhàđầutư
Ông Trần Như Tùng, Phó Chủ tịch VITAS cho biết, một vấn đề đáng lo ngại với ngành dệt may Việt Nam hiện tại là đơn hàng không thiếu nhưng doanh nghiệp không dám nhận do không chủ động được lao động, sợ bị trễ, phải bồi thường khách hàng.

hh-vitas

Ngày 17/12, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19”. Ảnh: TTXVN

Ngày 17/12, Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) đã diễn ra hội thảo chuyên đề “Phát triển bền vững ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh dịch COVID-19”.

Báo cáo tổng kết của VITAS cho biết, nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với nhiều áp lực, trong đó phải kể đến giá cả leo thang, chuỗi cung ứng đứt gãy, thiếu hụt lao động... Trong nước, dù hoạt động sản xuất kinh doanh chưa thể phục hồi nhưng bức tranh kinh tế cũng đã ghi nhận những tín hiệu tích cực như: Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn duy trì tốc độ tăng cao, xuất siêu tiếp tục quay trở lại, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng...

Với đà phục hồi của nền kinh tế, các quốc gia phát triển tiêm vaccine rộng rãi, cuộc sống người dân dần trở lại trong điều kiện bình thường mới khiến nhu cầu hàng may mặc tăng trở lại. Dự báo kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam năm 2021 đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020, nằm trong top 10 các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất thế giới.

Năm 2022, ngành dệt may Việt Nam tiếp tục đặt những mục tiêu khá tham vọng. Cụ thể, ở kịch bản tích cực nhất kim ngạch xuất khẩu đạt từ 41,5 - 42,5 tỷ USD nếu tình hình dịch bệnh được cơ bản kiểm soát trong quý I/2022; kịch bản trung bình kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may đạt từ 40 - 41 tỷ USD, nếu tình hình dịch bệnh còn phức tạp đến giữa năm 2022; và ở kịch bản kém tích cực nhất, tình hình dịch bệnh còn phức tạp kéo dài đến cuối năm 2022, kim ngạch xuất khẩu của ngành dự kiến đạt 38 - 39 tỷ USD.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên, VITAS đề xuất 4 nhóm giải pháp lên Chính phủ gồm:

Một là tiếp tục triển khai chiến lược vaccine - được coi là giải pháp căn cơ để các doanh nghiệp phục hồi và phát triển trong điều kiện 'bình thường mới'; đưa quy định tiêm đủ 2 liều là điều kiện để tham gia các hoạt động sản xuất kinh doanh; tiếp tục công tác tiêm vaccine mũi 3 cho người lao động.

Thứ 2 là đề xuất Chính phủ mở rộng chính sách tài khoá, tiền tệ. Theo nhóm nghiên cứu của Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội, quy mô các gói hỗ trợ tài khoá và tiền tệ của Việt Nam từ 2020 - tháng 10/2021 mới đạt 3,99% GDP, trong khi đó với các nước phát triển là 19,43% và các nước mới nổi là 7,51%. Ngân hàng, Bộ Tài chính cần nới lỏng điều kiện tiếp cận tín dụng để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn với thời gian áp dụng từ 2-3 năm.

Thứ 3 là đề xuất Chính phủ ban hành quy định phù hợp với thực tế như nghị định hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường; sửa đổi quy định còn bất cập giảm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp (tỷ lệ đóng BHXH, kinh phí công đoàn, thuế, phí...); bỏ hạn chế thời gian làm thêm theo tháng, nâng thời gian làm thêm/năm lên 400 giờ.

Cuối cùng là đề xuất Chính phủ sớm phê duyệt "Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến 2035" để ngành dệt may có thể tự túc nguyên phụ liệu, đáp ứng quy tắc xuất xứ của các FTA, ứng dụng công nghệ 4.0 nhằm hiện đại hoá sản xuất, chuyển đổi số, xây dựng thương hiệu.

Phát biểu tại hội thảo, ông Trần Như Tùng, Phó Tổng giám đốc Công ty Dệt Thành Công, Phó Chủ tịch VITAS cho rằng, ngành dệt may, đặc biệt các tỉnh phía nam đang trải qua thời gian vô cùng khó khăn.

"Như tỉnh Vĩnh Long hiện không cho người lao động bị F0 được chữa trị tại nhà nên doanh nghiệp buộc phải xây khu lưu trú tạm thời cho lao động bị F0. Mỗi lao động test nhanh bị F0 sẽ mất từ 3-5 ngày phải lưu trú lại công ty để đợi kết quả PCR. Điều này vừa gây ảnh hưởng tới sản xuất lại thêm gánh nặng chi phí cho doanh nghiệp", ông Tùng nói.

Cùng với đó, COVID-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng, phí logistic tăng  bằng lần khiến sản xuất dù có tăng trở lại nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp vẫn giảm.

Theo Phó Chủ tịch VITAS, một vấn đề đáng lo ngại hiện nay là, đơn hàng dệt may về Việt Nam thì không thiếu nhưng nhiều doanh nghiệp không dám nhận vì không chủ động được lực lượng lao động, sản xuất, dẫn tới tình trạng hàng có thể phải đi air để kịp thời gian theo hợp đồng, khiến chi phí tăng cao, kết quả kinh doanh bị lỗ.

"Tình hình lao động không ổn định, đi lại khó khăn, phòng chống dịch bệnh còn phức tạp khiến doanh nghiệp hiện nay không lo thiếu đơn hàng lại sợ thiếu lao động", ông Tùng nói.

Báo cáo của VITAS cũng cho thấy, hiện nay doanh nghiệp dệt may trong nước đang phục hồi nhưng lại chịu ảnh hưởng tiêu cực từ nhiều yếu tố như: Đầu vào tăng mạnh gồm nguyên vật liệu, vận chuyển, nhân công và chi phí phòng chống dịch. Cùng với đó, việc dịch bệnh lan ra nhiều tỉnh, thành phố khiến tỷ lệ công nhân mắc bệnh cao; lao động không ổn định do liên tục phải điều trị, cách ly; doanh nghiệp không dám nhận nhiều đơn hàng do sợ trễ, phải bồi thường; nhãn hàng khó đảm bảo kế hoạch giao hàng theo mùa. Tình trạng địa phương hoá trong chống dịch cũng khiến cản trở người lao động trở lại làm việc bình thường.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26777.00 26885.00 28090.00
GBP 31177.00 31365.00 32350.00
HKD 3185.00 3198.00 3304.00
CHF 27495.00 27605.00 28476.00
JPY 161.96 162.61 170.17
AUD 16468.00 16534.00 17043.00
SGD 18463.00 18537.00 19095.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18207.00 18280.00 18826.00
NZD 0000000 15007.00 15516.00
KRW 0000000 17.91 19.60
       
       
       

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ