Tìm kịch bản cho ngành dệt may

Nhàđầutư
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, trong 9 tháng đầu năm ngành dệt may nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái.
NHẬT HUỲNH
03, Tháng 11, 2021 | 07:00

Nhàđầutư
Bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19, trong 9 tháng đầu năm ngành dệt may nhìn chung vẫn giữ được mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ năm ngoái.

photo1633916250561-16339162508042002318118

Ảnh Internet

Đơn cử như CTCP May Sông Hồng (MSH), trong quý III/2021, MSH ghi nhận doanh thu thuần 1.296 tỷ đồng, tăng 21% và lợi nhuận sau thuế 119 tỷ đồng, tăng 179% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận tăng vọt trong kỳ chủ yếu đến từ tiết giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.

Lũy kế 9 tháng đầu năm, May Sông Hồng đạt doanh thu 3.448 tỷ đồng, tăng 16%; Lợi nhuận trước thuế 411 tỷ đồng, tăng 104% và lợi nhuận sau thuế 335 tỷ đồng, tăng 103% so với cùng kỳ năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) 9 tháng đạt 6.674 đồng.

Năm 2021, May Sông Hồng đặt kế hoạch doanh thu 4.200 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 340 tỷ đồng. Với kết quả thực hiện, công ty hoàn thành vượt 21% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

Screenshot (1295)

Lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp ngành dệt may. Đvt: Tỷ đồng

Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) cũng ghi nhận kết quả khả quan trong quý III/2021 khi đạt doanh thu 4.077 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm 2020. Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu đạt 11.137 tỷ đồng, tăng 7,5% so với cùng kỳ. Khấu trừ chi phí, LNST ở mức 871 tỷ đồng, cao gấp 2 lần 9 tháng đầu năm ngoái, qua đó hoàn thành 124% mục tiêu lợi nhuận đề ra.

Giải trình cho kết quả khả quan trên, VGT cho biết lợi nhuận quý 3 tăng tốt phần lớn nhờ đóng góp từ mảng sợi. Sau giai đoạn 2019-2020 bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến tranh thương mại và dịch bệnh, thị trường sợi trong năm 2021 đã có sự phục hồi mạnh mẽ, các đơn vị sợi trong Tập đoàn có kết quả kinh doanh tốt. Mặt khác, trong quý 3 năm nay, khi dịch bệnh bùng phát ở miền nam, tình hình kinh doanh một số đơn vị may dù có diễn biến bất lợi nhưng VGT đã kiểm soát tốt tình hình.

Tại Tổng công ty May 10 (M10), quý III/2021, M10 ghi nhận doanh thu thuần tăng nhẹ so với cùng kỳ, đạt hơn 996 tỷ đồng. Tuy nhiên, giá vốn tăng mạnh hơn khiến biên lãi gộp giảm từ gần 13% xuống còn 10%. Trong kỳ, chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp lần lượt giảm 25% và 32%, kết quả, công ty này báo lãi ròng gần 16 tỷ đồng, tăng 74% so với cùng kỳ.

Kết thúc 9 tháng đầu năm, M10 báo doanh thu thuần giảm 13%, xuống còn 2.429 tỷ đồng, ngược lại, lãi ròng lại tăng 18% lên gần 50 tỷ đồng. Trong năm 2021, M10 đặt mục tiêu đem về tổng doanh thu 3.356 tỷ đồng và 91 tỷ đồng lãi trước thuế. Như vậy, sau 9 tháng, M10 đã thực hiện được 72% chỉ tiêu doanh thu và 66% chỉ tiêu lãi trước thuế 2021.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cùng ngành cũng ghi nhận sự tăng trưởng mạnh là CTCP Damsan (ADS) khi lãi 74 tỷ đồng, hoàn thành 118% mục tiêu đề ra, CTCP Mirae lãi 9 tháng tăng gấp 3,3 lần lên 13 tỷ đồng,…Ở chiều ngược lại, một số doanh nghiệp khác lại ghi nhận kết quả giảm sút, điển hình là CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) với khoản lỗ ròng gần 3 tỷ đồng trong quý III, trong khi cùng kỳ lãi hơn 85 tỷ đồng. Hay như CTCP Garmex Sài Gòn (GMC) cũng báo lỗ 6,8 tỷ đồng do tình hình dịch bệnh COVID-19 bùng phát mạnh, đơn hàng nhận được từ khách hàng giảm. Luỹ kế 9 tháng đầu năm 2021, doanh thu thuần GMC đạt 799 tỷ đồng, giảm 28% so với cùng kỳ.

Chờ thời cơ

Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong 9 tháng đầu năm 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 29 tỷ USD, tăng 13,2% so với cùng kỳ 2020, nhưng giảm 0,04% so với cùng kỳ 2019. Đáng chú ý, Vitas dự báo quý IV sẽ là khoảng thời gian rất khó khăn đối với ngành dệt may. Trong đó, một số nguy cơ to lớn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp là việc khách hàng chuyển đơn hàng đi nơi khác và nguy cơ thiếu hụt lao động trầm trọng.

Với tình hình dịch bệnh như hiện nay, Vitas đưa ra các kịch bản đối với ngành dệt may, trong đó ở kịch bản trung bình nếu dịch vẫn diễn biến phức tạp và còn có một số địa phương, khu công nghiệp bị phong tỏa, cách ly trong tháng 11/2021 thì kim ngạch xuất khẩu năm 2021 dự kiến sẽ đạt khoảng từ 36 - 36,5 tỷ USD. 

Ở kịch bản bi quan nhất đó là chưa thể khống chế cơ bản sự lây lan của dịch bệnh đến đầu tháng 12/2021, kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may dự kiến chỉ đạt từ 33,5 – 34 tỷ USD. Tuy nhiên ở kịch bản lạc quan, nếu tình hình sản xuất kinh doanh trở lại bình thường trong năm 2022, ngành dệt may Việt Nam sẽ phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 39 - 42 tỷ USD. 

Về phần mình, VCBS đánh giá trước tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1-2 năm tới, nên năm 2021 vẫn là năm xuất khẩu dệt may tiếp tục gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, theo VCBS, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới. Đồng thời, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung khiến các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác ngoài lãnh thổ Trung Quốc, mà Việt Nam là nước nhiều tiềm lực để được lựa chọn.

Trong khi đó, SSI cho rằng tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dệt may sẽ tiếp tục duy trì mạnh mẽ trong 6 tháng cuối năm 2021 và có khả năng sẽ hoạt động trở lại bình thường trong năm 2022.

Bên cạnh đó, SSI cũng nhận định nhiều công ty dệt may đã bước vào chu kỳ mở rộng quy mô mới và đây sẽ là yếu tố hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu trong thời gian tới.

Screenshot (1297)

 

Thống kê của Nhadautu.vn cho thấy, trong vòng 3 tháng vừa qua cổ phiếu ngành dệt may diễn biến khá tích cực, trong đó nổi bật là đà tăng của VGT từ mức giá 16.600 đồng/CP (phiên 30/7) lên 27.000 đồng/CP (phiên 2/11), tương ứng tăng trưởng 63% giá trị; MSH cũng tăng 40% lên mức 91.100 đồng/CP, M10 tăng 34% hay như KMR cũng ghi nhận đà tăng lên tới 29%...

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25153.00 25453.00
EUR 26686.00 26793.00 27986.00
GBP 31147.00 31335.00 32307.00
HKD 3181.00 3194.00 3299.00
CHF 27353.00 27463.00 28316.00
JPY 161.71 162.36 169.84
AUD 16377.00 16443.00 16944.00
SGD 18396.00 18470.00 19019.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 18223.00 18296.00 18836.00
NZD   14893.00 15395.00
KRW   17.76 19.41
DKK   3584.00 3716.00
SEK   2293.00 2381.00
NOK   2266.00 2355.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ