Ngành dầu khí bứt phá

Nhàđầutư
Cùng với đà bứt tốc của cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhóm dầu khí còn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021.
KHÁNH AN
08, Tháng 02, 2022 | 11:27

Nhàđầutư
Cùng với đà bứt tốc của cổ phiếu trên sàn chứng khoán, nhóm dầu khí còn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực trong năm 2021.

20-1613329086129 (1)

Ảnh PVN

Thị trường chứng khoán vừa có một phiên khai xuân rực rỡ với sắc xanh chiếm ưu thế trên sàn giao dịch, giúp VN-Index chốt phiên tăng gần 19 điểm, trong đó nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tạo điểm nhấn với đà tăng tích cực.

Dẫn đầu đà tăng phải kể tới cổ phiếu BSR khi chốt phiên tại mức 27.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tăng 8,9% trong phiên 7/2. Đây cũng là mức đỉnh cao nhất của BSR trong 3 năm trở lại đây. Các mã khác cùng nhóm cũng tăng mạnh như GAS tăng 5,23% lên 114.700 đồng/cổ phiếu; PGD tăng trần 6,93% lên 31.650 đồng/cổ phiếu; PET tăng 6,84%; PVS tăng 6,64%; OIL tăng 6,32%; POW tăng 6,25%; DPM tăng 6,09%, CNG tăng 5,91%; PVC tăng 5,56%; NT2 tăng 4,7%; PVP tăng 4,29%; GSP tăng 4,12%; PVT tăng 3,3%; PVB tăng 2,78%; PVD tăng 2,3%;…

Screenshot (1453)

Đvt: Đồng/CP

Nhìn xa hơn, trong 1 năm trở lại đây (từ phiên 8/2/2021 – 8/2/2022), hầu hết các mã cổ phiếu dầu khí đều tăng trưởng dương. Trong đó, quán quân cổ phiếu tăng trưởng là DPM khi tăng 168%. Xếp sau là PET với 152%, BSR tăng từ mức 11.000 đồng/CP lên 27.000 đồng/CP (phiên 7/2/2022),…Nhiều mã khác cũng ghi nhận mức tăng trưởng trên 50% là DCM (+123%), PLC (+74%), OIL (+68%), PVS (+59%).

Đà bứt tốc của nhóm cổ phiếu dầu khí trong thời gian qua bên cạnh đến từ những biến động mạnh mẽ từ giá dầu thế giới thì còn nhờ vào kết quả kinh doanh năm 2021 tích cực.

Đầu tiên cần phải kể đến CTCP Lọc hóa Dầu Bình Sơn (BSR) với 101.079 tỷ đồng doanh thu thuần trong năm 2021, tăng 74% so với cùng kỳ. Khấu trừ các chi phí, lợi nhuận sau thuế năm 2021 của BSR ở mức 6.673  tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm ngoái lỗ tới 2.858 tỷ đồng. Năm 2021, BSR lên kế hoạch tổng doanh thu 70.898 tỷ đồng, 870 tỷ đồng lãi sau thuế. Như vậy, công ty đã vượt 43% chỉ tiêu doanh thu của năm và gấp tới 7,6 lần chỉ tiêu lợi nhuận đề ra.

Giải trình về kết quả kinh doanh khả quan này, ban lãnh đạo BSR cho biết diễn biến giá dầu thô liên tục tăng mạnh trong năm 2021 đã tạo nhiều thuận lợi đối với tình hình sản xuất kinh doanh của công ty trong quý 4 nói riêng và cả năm 2021 nói chung. Bên cạnh đó, việc chênh lệch giá dầu thô và sản phẩm trong những tháng cuối năm 2021 cũng góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của BSR.

Tương tự, Tổng Công ty Dầu Việt Nam (OIL) ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 57.836 tỷ đồng, hoàn thành 98,7% kế hoạch năm và tăng 16% so với cùng kỳ năm 2020. Cùng với đó, công ty này cũng ghi nhận 775 tỷ đồng lãi ròng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 166 tỷ đồng.

Screenshot (1463)

 

Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí – CTCP (DPM) cũng là trường hợp đáng chú ý khi lãi kỷ lục gần 1.700 tỷ đồng trong quý 4/2021, gấp 16 lần cùng kỳ. Lũy kế cả năm 2021 doanh thu thuần đạt 12.786 tỷ đồng, tăng 64,7% và lợi nhuận sau thuế đạt 3.171 tỷ đồng, gấp 4,5 lần so với số lãi 702 tỷ đồng đạt được năm 2020.

Tại Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (GAS), trong năm 2021, doanh thu thuần của GAS đạt hơn 78.992 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 8.852 tỷ, lần lượt tăng 23% và 11% so với 2020. So với kế hoạch đề ra, doanh nghiệp ngành khí này đã vượt 12,5% kế hoạch doanh thu và vượt 26% về lợi nhuận sau thuế.

Ở chiều ngược lại, dịch bệnh diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu vận chuyển và làm gia tăng các khoản chi phí, từ đó kéo lợi nhuận sau thuế của một số doanh nghiệp dầu khí giảm sâu, điển hình như CTCP Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí (PVD) khi ghi nhận nhiều khoản chi phí cao như chi phí quản lý doanh nghiệp 386 tỷ đồng (tăng 75 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước), chi phí tài chính gần 171 tỷ đồng, dẫn đến lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 36 tỷ đồng – giảm mạnh so với số lãi 184 tỷ đồng đạt được năm 2020.

Về phần mình, CTCP Bọc ống Dầu khí Việt Nam (PVB) dù thu về 335 triệu đồng lợi nhuận sau thuế trong năm 2021 nhờ quý 4 tích cực, song nếu so với cùng kỳ năm trước, con số này vẫn rất khiêm tốn và giảm tới 99%. Ngoài ra, một số công ty khác cũng ghi nhận lợi nhuận sụt giảm trong năm qua là POW (-24%) do giảm sản lượng điện và chi phí nguyên liệu khí đầu vào tăng cao, hay PVS khi giảm lãi ròng từ mức 1.024 tỷ đồng năm 2020 xuống còn 816 tỷ đồng, PVP giảm lãi 17% xuống 191 tỷ đồng,…

Động lực cho cổ phiếu

Trong báo cáo mới công bố, VNDirect cho rằng việc khởi công dự án trọng điểm Lô B - Ô Môn với tổng vốn đầu tư hơn 10 tỷ USD sẽ là động lực tăng trưởng cho các doanh nghiệp trong chuỗi giá trị dầu khí tại Việt Nam, củng cố nền tảng cơ bản của ngành và thúc đẩy tăng trưởng lợi nhuận của các doanh nghiệp dầu khí trong những năm tới.

Theo quan điểm của VNDirect, các công ty hàng đầu trong ngành có nhiều cơ hội để tham gia và hưởng lợi từ dự án Lô B, bao gồm các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thượng nguồn như PVS và PVD. Bên cạnh đó, với tư cách là nhà đầu tư chủ chốt cho đường ống dẫn khí Lô B - Ô Môn (chiếm 51% tổng mức đầu tư), GAS cũng sẽ là đơn vị hưởng lợi chính từ dự án này nhờ vào nguồn khí bổ sung từ Lô B và cước phí vận chuyển khí.

Tương tự, trong báo cáo phân tích của mình, SSI Research cũng nhấn mạnh đến siêu dự án Lô B khi ước tính dự án này sẽ khởi công vào 2022-2023, từ đó dự báo GAS, PVD và PVS là những công ty hưởng lợi từ năm 2023.

Năm 2022, SSI Research ước tính tăng trưởng lợi nhuận ngành dầu khí đạt 20,6%, nhưng vẫn thấp hơn mức trước COVID (2019). Động lực tăng trưởng chính cho ngành là PVD (+503%), PLC (+41%), PLX (+25%) và GAS (+16%). Trong đó tăng trưởng lợi nhuận mạnh mẽ của PVD đến từ mức so sánh khá thấp trong 2021, trong khi GAS và PLX ước tính hồi phục sản lượng trong 2022.

“Định giá một số cổ phiếu sẽ đạt mức đỉnh lịch sử (như PLC, BSR, PVT, PVS), nhờ tăng trưởng lợi nhuận và đà phục hồi mạnh mẽ (trừ PVS). Đối với một số công ty vốn hóa lớn như GAS và PLX, định giá vẫn duy trì trong ngưỡng định giá trong quá khứ”, SSI Research dự báo.

Cùng quan điểm, MBS cũng đưa ra triển vọng tích cực với ngành dầu khí trong năm 2022 khi giá dầu tiếp tục neo cao ở mức 65-85 USD/thùng. Bên cạnh đó, tiến độ các dự án thăm dò khai thác được thúc đẩy nhanh hơn (Lô B, đường ống Lô B-Ô môn, Nam Du U minh)… sẽ tác động tích cực đến các doanh nghiệp dầu khí niêm yết, từ đó tạo động lực cho đà tăng mạnh của nhóm cổ phiếu này trong thời gian tới.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ