Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, hậu quả đối với thế giới sẽ thế nào?
Câu chuyện loại Nga ra khỏi SWIFT vẫn đang gây tranh cãi do những hệ quả nghiêm trọng mà nó có thể tác động đến thị trường tài chính thế giới.

Câu chuyện loại Nga ra khỏi SWIFT vẫn đang gây tranh cãi do những hệ quả nghiêm trọng mà nó có thể tác động đến thị trường tài chính thế giới. Ảnh: CNN.
Các nước phương Tây nhất trí loại một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu SWIFT, sau khi Moskva mở chiến dịch quân sự tại Ukraine.
Quyết định loại một số ngân hàng Nga khỏi Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu (SWIFT) nằm trong số loạt biện pháp trừng phạt tài chính bổ sung được công bố trong tuyên bố chung giữa Mỹ, Ủy ban châu Âu, Pháp, Đức, Italy, Anh và Canada.
Trong tuyên bố chung, Nhà Trắng nói rằng nhóm các cường quốc thế giới "quyết tâm tiếp tục buộc Nga phải trả giá và bị cô lập hơn nữa với hệ thống tài chính toàn cầu cũng như các nền kinh tế của chúng tôi".
Nga chưa bình luận về thông tin trên. Quyết định được đưa ra trong bối cảnh Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm "phi quân sự hóa và phi phát xít hóa Ukraine".
Nga phụ thuộc như thế nào vào SWIFT?
Theo Hiệp hội Swift Nga, khoảng 300 ngân hàng và tổ chức hàng đầu trong nước đang sử dụng SWIFT, hơn một nửa số tổ chức tín dụng của Nga có đại diện trong SWIFT và Nga được xếp hạng thứ hai về số lượng người dùng, sau Mỹ.
Nga sẽ bị ảnh hưởng như thế nào nếu bị cấm tham gia SWIFT?
SWIFT là gì?
SWIFT là từ viết tắt của Hiệp hội Viễn thông Tài chính Liên ngân hàng Toàn cầu. SWIFT thành lập năm 1973 để thay thế điện tín và hiện được sử dụng bởi hơn 11.000 tổ chức tài chính tại hơn 200 quốc gia để gửi tin nhắn và lệnh thanh toán bảo mật. Vì hiện không có kênh nào thay thế được chấp nhận trên toàn cầu, SWIFT có vai trò thiết yếu với tài chính thế giới.
Đây là một hệ thống nhắn tin an toàn giúp thực hiện nhanh chóng các giao dịch xuyên biên giới. Tiêu chuẩn hóa cao khiến SWIFT trở thành hệ thống giao dịch có độ tin cậy, cho phép các ngân hàng xử lý giao dịch khối lượng lớn trong thời gian ngắn.
SWIFT đã trở thành xương sống của hệ thống tài chính toàn cầu. Năm 2020, có khoảng 38 triệu tin nhắn được truyền qua nền tảng SWIFT – theo thống kê của Annual Review. Mỗi năm, có hàng nghìn tỷ euro được chuyển qua hệ thống này.
Alexandra Vacroux, giám đốc điều hành của Trung tâm nghiên cứu tiếng Nga và Á-Âu tại Đại học Harvard ở Massachusetts, cho biết SWIFT giống như một hệ thống nhắn tin xã hội, và nó giống như Twitter dành cho các ngân hàng.
Markos Zachariadis, giáo sư và chủ nhiệm về công nghệ tài chính và hệ thống thông tin tại Đại học Manchester cho biết: "Bạn có thể coi SWIFT là xương sống của lĩnh vực dịch vụ tài chính. Đây là cơ sở hạ tầng có ảnh hưởng nhất mà chúng ta có trong các dịch vụ tài chính xét về khối lượng và giá trị tiền tệ".
Việc loại trừ các ngân hàng Nga khỏi SWIFT sẽ hạn chế khả năng tiếp cận của nước này với các thị trường tài chính trên thế giới.
Giáo sư Zachariadis nói rằng nó gần giống như cắt một quốc gia khỏi internet.
Maria Shagina, một chuyên gia về các lệnh trừng phạt quốc tế có trụ sở tại Helsinki, đã nói rằng tác động của việc cấm Nga tham gia SWIFT có thể tàn khốc như đối với Iran, quốc gia đã bị từ chối truy cập vào hệ thống vào năm 2012.
Bà viết: "Nga phụ thuộc rất nhiều vào SWIFT do quốc gia này xuất khẩu hydrocacbon bằng đồng USD. Biện pháp này sẽ chấm dứt tất cả các giao dịch quốc tế, gây ra biến động tiền tệ và bất ổn dòng vốn".
Trong khi đó, ông Vacroux nói rằng do ngân sách liên bang của Nga phụ thuộc rất nhiều vào thuế thu được từ việc xuất khẩu nguyên liệu thô như dầu và khí đốt. Chính vì vậy, việc loại khỏi SWIFT sẽ gây khó khăn cho xuất khẩu cũng như nguồn thu ngân sách nhà nước.
Nhưng một số chuyên gia đã đặt câu hỏi liệu việc trục xuất Nga khỏi SWIFT có tàn khốc như các biện pháp trừng phạt khác hay không.
Chris Miller, trợ lý giáo sư lịch sử quốc tế tại Trường Fletcher thuộc Đại học Tufts cho biết việc loại bỏ toàn bộ ngân hàng lớn của Nga khỏi hệ thống tài chính của Mỹ chắc chắn sẽ có nhiều tác động hơn.
"Đó là một nền tảng truyền thông, không phải là một hệ thống thanh toán tài chính. Nga có thể sử dụng các công cụ trước SWIFT như điện thoại, telex hoặc email để tham gia vào các giao dịch giữa ngân hàng với ngân hàng", Adam Smith, một luật sư quốc tế về thương mại từng làm việc trong chính quyền Obama, nói với CBS News.
Nga có thể sử dụng các hệ thống thay thế nào?
Cuộc sáp nhập Crimea vào năm 2014 đã khiến nhiều nước kêu gọi việc loại Nga khỏi SWIFT. Vào thời điểm đó, Ngân hàng Trung ương Nga đã bắt đầu có kế hoạch phát triển một giải pháp thay thế SWIFT: Hệ thống chuyển thông điệp tài chính (SPFS).
Tính đến tháng 2/2020, hơn 400 ngân hàng Nga đã tham gia SPFS, cao hơn số lượng ngân hàng đăng ký SWIFT, theo Harley Balzer, một chuyên gia quan hệ Nga-Trung, đồng thời là giáo sư danh dự tại Đại học Georgetown ở Washington, D.C.
Chính phủ Nga đã trợ cấp cho các ngân hàng để khuyến khích họ sử dụng SPFS.
Tuy nhiên, cho đến nay, chỉ có khoảng một chục ngân hàng nước ngoài đang sử dụng nó, bao gồm một ngân hàng Trung Quốc.
Tại sao một số quốc gia miễn cưỡng cấm Nga tham gia SWIFT?
Các nước dường như đang có quan điểm trái chiều về việc liệu Nga có nên bị loại khỏi SWIFT hay không. Vương quốc Anh và Canada đã kêu gọi loại Nga khỏi nền tảng này.
Hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Tài chính Pháp cho biết Liên minh châu Âu cần sớm phân tích hậu quả của việc Nga bị trục xuất khỏi SWIFT, trong khi Ý cho biết họ sẽ không phủ quyết đề xuất như vậy. Trong khi đó, Ngoại trưởng Đức Annalena Baerbock bày tỏ hoài nghi về hiệu quả của đề xuất này.
Nhìn chung, Mỹ và Đức sẽ thiệt hại nhiều nhất nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, do các ngân hàng của họ sử dụng SWIFT để liên lạc với các nhà băng Nga nhiều nhất. Dĩ nhiên, thiệt hại không chỉ dừng ở đó. Các chính trị gia Nga cho biết việc vận chuyển dầu mỏ, khí đốt và kim loại sang châu Âu cũng sẽ dừng lại.
Chuyên gia Zachariadis nói: "Nó sẽ tác động đến tất cả các nước giao dịch với Nga, bao gồm nhiều nước thuộc Liên minh châu Âu và các nước khác nhận nguồn năng lượng từ Nga, cũng như các doanh nghiệp giao dịch với những tổ chức của Nga".
"Nếu Nga bị loại khỏi SWIFT, chúng tôi không nhận được ngoại tệ. Người mua, điển hình là các nước châu Âu, cũng sẽ không nhận được hàng hóa của chúng tôi, như dầu mỏ, khí đốt, kim loại và nhiều linh kiện quan trọng khác", Nikolai Zhuravlev, Phó chủ tịch Hội đồng liên bang Nga (Thượng viện Nga) cho biết tuần trước.
- Cùng chuyên mục
Chốt giảm thuế VAT 2% đến hết 2026
Quốc hội giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) còn 8% đến hết năm 2026. Dự kiến ngân sách sẽ giảm thu khoảng 122.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 17/06/2025 12:17
Tạp chí Nhà đầu tư nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam
Tạp chí Nhà đầu tư vinh dự được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam vì có thành tích tiêu biểu trong hoạt động báo chí tại Quảng Nam.
Sự kiện - 16/06/2025 18:28
Quảng cáo trên mạng phải có dấu hiệu nhận biết, cho phép tắt quảng cáo
Quảng cáo trên báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet, phải tuân thủ các quy định, đó là phải có dấu hiệu nhận diện rõ ràng bằng chữ số, chữ viết, ký hiệu, hình ảnh, âm thanh để phân biệt giữa nội dung quảng cáo với các nội dung khác không phải quảng cáo.
Sự kiện - 16/06/2025 13:11
Quốc hội thông qua sửa đổi Hiến pháp, chính thức bỏ cấp huyện
Với 470/470 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.
Sự kiện - 16/06/2025 10:17
Chính thức giảm thuế xuống 10% với các loại hình báo chí
Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) theo hướng áp dụng thống nhất mức thuế suất ưu đãi 10% (trước đó là 20%) đối với tất cả các loại hình báo chí, tương tự như chính sách ưu đãi đang áp dụng cho báo in.
Sự kiện - 14/06/2025 19:45
Nước giải khát có đường chịu thuế tiêu thụ đặc biệt từ 2027
Sáng 14/6, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), đưa nước giải khát có đường vào diện chiệu thuế tiêu thụ đặc biệt, áp dụng từ 2027.
Sự kiện - 14/06/2025 15:47
Việt Nam chính thức có quy định khung pháp lý về tài sản số
Một điểm mới đáng chú ý trong Luật Công nghiệp công nghệ số mới được thông qua là quy định về quản lý tài sản mã hóa.
Sự kiện - 14/06/2025 15:46
[Café Cuối tuần] Đóng cửa chợ – cú sốc cần thiết để thanh lọc và hội nhập
Việc hàng loạt gian hàng tại các chợ trung tâm TP.HCM như Bến Thành, Saigon Square hay An Đông đồng loạt đóng cửa những ngày qua có thể gây choáng váng với một vài người.
Sự kiện - 14/06/2025 10:33
Đại tá Hồ Song Ân làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi
Đại tá Hồ Song Ân được Bộ trưởng Bộ Công an điều động giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ngãi.
Sự kiện - 14/06/2025 06:45
Đại tá Đinh Việt Dũng giữ chức Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An
Đại tá Đinh Việt Dũng, Giám đốc Công an tỉnh Ninh Bình vừa được Bộ Công an điều động nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.
Sự kiện - 13/06/2025 19:30
Ông Trương Việt Dũng làm Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội
Ông Trương Việt Dũng, Chánh Văn phòng UBND thành phố được bầu giữ chức vụ Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội.
Sự kiện - 13/06/2025 12:55
Sun PhuQuoc Airways sẽ khai thác chuyến bay đầu tiên vào cuối năm 2025
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến chỉ đạo về việc cấp Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không cho Công ty TNHH Hàng không Mặt trời Phú Quốc.
Sự kiện - 12/06/2025 14:41
Từ ngày 12/6, cả nước còn 34 tỉnh, thành phố
Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025. Cả nước còn 34 tỉnh, thành phố.
Sự kiện - 12/06/2025 11:31
Hai ông lớn hàng không, vũ trụ Pháp muốn tăng hiện diện ở Việt Nam
Cả hai tập đoàn Airbus và Safran đều đã có mặt ở Việt Nam từ lâu, có nhiều hợp đồng với các hãng hàng không trong nước.
Sự kiện - 12/06/2025 06:45
Thúc đẩy hợp tác đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao Á - Âu
Diễn đàn Hợp tác đầu tư công nghiệp Á - Âu nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa các doanh nghiệp châu Âu, Trung Quốc với các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, các ngành công nghiệp chính yếu.
Sự kiện - 11/06/2025 19:10
34 tỉnh, thành dự kiến hoạt động từ 1/7/2025 có tên như thế nào?
Cả nước sẽ có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm 6 thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, TP.HCM, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng và Cần Thơ.
Sự kiện - 11/06/2025 14:07
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago