Căng thẳng Nga-Ukraine ảnh hưởng ra sao đến các nhóm ngành của Việt Nam?

Nhàđầutư
Mặc dù tác động từ chiến cuộc tại Ukraine là không đáng kể, song nếu tình hình kéo dài, việc kinh doanh của nhiều nhóm ngành Việt Nam được dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng.
THANH TRẦN
27, Tháng 02, 2022 | 12:24

Nhàđầutư
Mặc dù tác động từ chiến cuộc tại Ukraine là không đáng kể, song nếu tình hình kéo dài, việc kinh doanh của nhiều nhóm ngành Việt Nam được dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng.

2322_1

Mặc dù tác động từ chiến cuộc tại Ukraine là không đáng kể, song nếu tình hình kéo dài, việc kinh doanh của nhiều nhóm ngành Việt Nam được dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng.  Ảnh: Internet.

Ngày 24/2, Tổng thống Vladimir Putin đã chấp thuận chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, qua đó cho phép lực lượng đặc nhiệm tiến vào vùng Donbas của Ukraine. Căng thẳng leo thang tại Ukraine ngay lập tức tác động tiêu cực đến nhiều chỉ số thị trường cũng như giá cả hàng hóa.

Không chỉ vậy, 'bóng ma' của một chiến dịch quân sự toàn diện kéo dài vào Ukraine cũng đang làm dấy lên lo ngại xung đột lan rộng, khiến giá cả leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn và gián đoạn kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Theo các chuyên gia, mặc dù tác động từ chiến cuộc tại Ukraine là không đáng kể, song nếu tình hình kéo dài, việc kinh doanh của nhiều nhóm ngành Việt Nam được dự kiến cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Mới đây, Ngân hàng đầu tư Mỹ JPMorgan cho biết, cuộc xung đột Nga-Ukraine có thể làm giá dầu tăng dựng đứng. Nếu giá dầu vọt lên mức 150 USD/thùng, tổng sản phẩm quốc nội (GPD) toàn cầu sẽ giảm 0,9% vào quý I năm nay so với cùng kỳ, trong khi lạm phát toàn cầu sẽ tăng hơn gấp đôi lên mức 7,2%.

Đối với Việt Nam, giá dầu tăng vọt là tin tốt cho thu ngân sách từ dầu thô, nhưng lại có nhiều tác động tiêu cực khác tới nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.

Về mặt tích cực, nguồn thu nhập từ hoạt động xuất khẩu dầu thô tăng, đi liền đó là nguồn thu từ các loại thuế phí đối với dầu thô, xăng dầu thành phẩm tiêu thụ trong nước tăng theo, góp phần giúp thu ngân sách Nhà nước tăng, lợi nhuận của các doanh nghiệp khai thác dầu, kinh doanh xăng dầu được cải thiện.

Tuy nhiên, ở chiều ngược lại, giá xăng dầu tăng, chi phí logistics cũng sẽ tăng cao, các doanh nghiệp như dệt may, thủy sản sẽ chịu nhiều tác động tiêu cực, "bào mòn" lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành này.

Theo đó, những doanh nghiệp sử dụng nhiều năng lượng trong cơ cấu, chi phí giá thành sản phẩm sẽ khiến biên lợi nhuận bị thu hẹp, có thể kể đến nhóm vận tải trong trường hợp này.

Ngoài ra, việc giá dầu tăng cao có thể khiến các nguyên vật liệu như sắt, thép tăng theo. Giá tăng giúp ngành thép được lợi về giá, song các doanh nghiệp dùng thép là vật liệu sản xuất hay nhà thầu xây dựng lại rơi vào cảnh "đứng ngồi không yên".

Trong năm 2021, giá thép trung bình tăng khoảng 41% so với cùng kỳ. Điều này đã tác động nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh sản xuất, làm sụt giảm lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng, bất động sản.

Về phần mình, ảnh hưởng từ chiến cuộc tại Ukraine đến xuất nhập khẩu của Việt Nam là rất thấp, bởi giao thương giữa Việt Nam với Ukraine và Nga chưa tới 8 tỷ USD, tức chỉ đâu đó 1% kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2021.

Dù vậy, đứng trước kịch bản căng thẳng giữa Nga và Ukraine kéo dài, xuất nhập khẩu Việt Nam có thể nói rằng đang rơi vào tình thế trong 'nguy' có 'cơ'. Những xung đột chính trị sẽ làm kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại, khi đó hoạt động kinh doanh của nhóm ngành này cũng trở nên khó khăn hơn.

Ngược lại, các lệnh trừng phạt kinh tế từ phía EU – Mỹ sẽ đẩy giá các mặt hàng tăng cao và tạo cơ hội cho các nước xuất khẩu khác. Điển hình, Nga là một trong những cường quốc xuất khẩu phân bón lớn, và với một đất nước sản xuất và xuất khẩu phân bón tốt như Việt Nam thì đây là một cơ hội rất sáng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu than đá của Việt Nam cũng sẽ được hưởng lợi. Hiện tại, Nga là quốc gia có trữ lượng than đứng thứ 3 trên thế giới, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu than hàng đầu. Việc bị áp đặt các biện pháp trừng phạt từ phương Tây chắc chắn sẽ khiến nguồn cung từ Nga bị hạn chế, qua đó mở ra cơ hội cho các nước xuất khẩu than như Việt Nam.

Đặc biệt, Nga sẽ không còn là khách hàng lớn của EU cũng tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, trong bối cảnh Hiệp định EVFTA đã có hiệu lực và ngày càng phát huy tốt những tiềm năng của nó.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25455.00
EUR 26817.00 26925.00 28131.00
GBP 31233.00 31422.00 32408.00
HKD 3182.00 3195.00 3301.00
CHF 27483.00 27593.00 28463.00
JPY 160.99 161.64 169.14
AUD 16546.00 16612.00 17123.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 674.00 677.00 705.00
CAD 18239.00 18312.00 18860.00
NZD   15039.00 15548.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3601.00 3736.00
SEK   2307.00 2397.00
NOK   2302.00 2394.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ