[Café cuối tuần] Tại sao Putin chinh phục Ukraine?

HẢI ĐĂNG
07:32 26/02/2022

Tại sao Putin quyết tâm chinh phục bằng được đất nước Ukraine? Thứ nhất, Ukraine từng là “cựu” thuộc địa của Nga trong hơn 200 năm, hai nước cùng một Nhà nước tồn tại trong nhiều thế kỷ. Tuy Ukraine có bản sắc và ngôn ngữ riêng, nhưng vẫn bị Moscow vẫn luôn coi đó là là “một nước Nga thu nhỏ”.

Thứ hai, ông Putin muốn được lịch sử công nhận mình như là một trong những hoàng đế của Đế quốc Nga vĩ đại nhất, ngang hàng với Pie Đại đế, Vladimir Lenin, Ekaterina Đệ nhị. Vì vậy, bằng mọi giá ông Putin phải thống nhất cho bằng được Nga, Belarus và Ukraine, mà ông cho là có nguồn gốc từ Kyivan Rus với thủ đô Kyiv là đất Thánh.

8AFC0E3C-4822-48F8-8ED0-AD2C6B099B70

Thứ ba, từ lâu ông Putin vẫn coi sự sụp đổ của Liên bang Xô-viết là thảm họa địa-chính trị lớn nhất thế kỷ 20, mà việc Ukraine rời bỏ Liên bang khiến sự tồn tại của Liên bang Nga không còn mấy ý nghĩa.

Thứ tư và quan trọng nhất, nước Nga cũng bị nạn tham nhũng hoành hành, trong khi đó, Ukraine, tuy vẫn còn nhiều di chứng từ thời Liên Xô để lại, nhưng đang tiến đến một thể chế theo hình mẫu Phương Tây, muốn hội nhập vào các định chế Phương Tây. Đối với Putin, đó là một thách thức hoàn toàn không thể chấp nhận được.

Tuy nhiên, Mỹ và các nước phương Tây cũng đã có những động thái “góp phần” khiến cho vấn đề Ukraine trở nên “thảm khốc” như ngày hôm nay. Một là sự mở rộng đầu tiên về phía Đông của NATO. Chính cựu Ngoại trưởng Madeleine Albright thừa nhận rằng, năm 1993, các quan chức Chính quyền Clinton đã quyết định ủng hộ một số quốc gia Trung và Đông Âu gia nhập NATO.

Hai là sự can thiệp quân sự của NATO ở Balkan. Cuộc không kích của NATO năm 1995 nhằm vào những người Serbia ở Bosnia đang tìm cách ly khai khỏi Bosnia-Herzegovina cùng với việc áp đặt Hiệp định Hòa bình Dayton đã khiến Chính phủ của Tổng thống Yeltsin và người dân Nga không hài lòng.

Ba là làn sóng mở rộng tiếp theo của NATO. Sau khi Clinton mở rộng NATO sang Trung Âu, Chính quyền George W. Bush đã thúc đẩy các đồng minh kết nạp thêm một số nước từng thuộc Hiệp ước Warsaw (Liên Xô, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania và Tiệp Khắc) còn lại và ba nước cộng hòa Baltic.

Bốn là phương Tây coi Nga là kẻ thù ở Ukraine và các nơi khác. Bất chấp những cảnh báo từ Nga, các nhà lãnh đạo phương Tây tiếp tục có các hành động mà Putin luôn tuyên bố là gây hấn, ảnh hưởng đến an ninh của Nga.

Kyiv vừa tuyên bố cắt quan hệ ngoại giao với Moscow, theo trang báo Nga Moscow Times hôm 24/2. Trang báo này cũng nói Belarus công bố quân của họ không tham gia "chiến dịch ở Ukraine của Nga". Cùng lúc, mục tiêu của Nato là ngăn không cho Moscow "lập nên một chế độ thân Nga ở Kyiv" những ngày tới, theo trang SkyNews ở Anh.

Trước mắt, các nhà quan sát phương Tây tin rằng quân Nga và Ukraine sẽ "giao tranh trên toàn vùng Donbass xung quanh Kyiv, và Nga sẽ kiểm soát không phận Ukraine".

Còn giai đoạn hai của cuộc chiến là gì thì chưa ai rõ. Theo chính lời Tổng thống Putin thì đây chỉ là "chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh cho Nga". Ông tuyên bố: "Chúng ta sẽ giải giáp, giải trừ nạn phát-xít (demilitarisation and denazification) ở Ukraine". Câu này gợi ý Putin muốn xóa chính quyền thân phương Tây hiện nay ở Ukraine.

"Nga không thể cảm thấy an toàn để phát triển, để tồn tại khi có mối đe dọa thường trực từ lãnh thổ nước Ukraine hiện nay", vẫn theo lời Putin. Câu này khiến một số nhà phân tích cho rằng ông ta muốn ít nhất là "chia cắt lãnh thổ Ukraine" để lập vùng trái độn, ngăn Ukraine (phần còn lại?) với Nga.

Từ bên ngoài, các chuyên gia tin rằng vào giai đoạn này của cuộc chiến, ưu thế của người Ukraine là có thể tiến hành "du kích chiến" như người Afghanistan chống lại các quân đội nước ngoài vào đất họ. Vào lúc này, vấn đề của Ukraine đang rất khó khăn: vừa phải bảo vệ lãnh thổ, vừa phải ổn định tình hình nội bộ, và có thể phải ứng phó với thảm họa nhân đạo.

Theo giới quan sát tại chỗ, một dòng người và xe đang hình thành đi khỏi thủ đô về phía Tây. Bà Linda Thomas-Greenfield, Đại sứ Hoa Kỳ ở LHQ cảnh báo về cuộc xâm lăng của Nga vào miền Đông Ukraine rằng "ít nhất năm triệu người tỵ nạn có thể bị mất nhà cửa, chỗ ở ngay bên trong Ukraine". "Hiện chưa rõ tình hình người tỵ nạn từ Ukraine sang nước khác sẽ diễn ra như thế nào".

Để bày tỏ thái độ phản ứng, Anh sẽ không gửi quân tác chiến giúp Ukraine nhưng có thể "cử phi cơ bảo vệ vùng trời Nato" ở các nước láng giềng với Ukraine, theo một nhà quan sát từ London. Thủ tướng Anh Boris Johnson nói sáng 24/2 rằng cuộc chiến của Nga "gây ra đổ máu lớn" tại Ukraine.

GS Malcolm Chalmers, Phó Giám đốc điều hành Think tank RUSI (Royal United Services Institute) ở London nói "Ukraine sẽ cần một danh sách vũ khí từ Nato". Theo nhà nghiên cứu quân sự, người vừa từ Moscow dự hội nghị trở về từ tuần trước, cho rằng Anh có thể "gửi máy bay bay tới tuần tra vùng trời các nước láng giềng thuộc Nato của Ukraine, ví dụ như Ba Lan", và cung cấp thông tin tình báo cho Ukraine.

Ông cũng tin rằng quân đội Anh và Hoa Kỳ đã gửi nhiều loại vũ khí phòng thủ cho Ukraine và trợ giúp huấn luyện từ nhiều tháng qua. GS Chalmers cho rằng việc gửi thêm vũ khí hạng nặng sang Ukraine là không cần thiết vì "quân Nga sẽ phá hủy ngay bằng các nhóm đặc nhiệm ngay bên trong Ukraine". "Đưa quân Anh tới nơi là việc khó khăn, và có thể họ rơi vào 'vùng xôi đậu', biến vấn đề thành sự can dự trực tiếp, vì chúng ta đang nói tới các nhóm đặc nhiệm Nga hoạt động sẵn bên trong Ukraine rồi".

Trước đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden giải thích vì sao Hoa Kỳ không gửi quân tham chiến ở Ukraine, vì "khi Mỹ và Nga chạm trán, thì đó là Thế Chiến 3". Việc không để quân Nato chiến đấu trực diện với quân Nga sẽ có các hệ quả chính trị nghiêm trọng, theo các báo Anh. GS Chalmers nói, dù có được Nato trợ giúp, quân đội Ukraine "không thể chống lại quân Nga", một lực lượng mạnh hơn nhiều lần.

Sắc lệnh của Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/2 công nhận “độc lập” cho hai “Cộng hòa nhân dân” Donetsk và Luhansk chỉ mới nhận được sự ủng hộ của Syria, Cuba, Nicaragua và Venezuela, bốn nước thành viên LHQ. Lời ủng hộ tương tự cũng đến từ ba thực thể tương tự như “CHND Donetsk và CHND Luhansk”, là Nam Ossetia, Abkhazia và Nagorno-Karabach.

Tuy thế, ba thực thể này cũng là sản phẩm của Nga, và chỉ được Moscow công nhận sau các cuộc chiến thời hậu Liên Xô, mà không có tư cách thành viên LHQ hay các tổ chức quốc tế khác. Tổng thống Nicaragua, Daniel Ortega tuy thế đã nêu ra các diễn giải riêng về tình hình ở Donbass. Theo nhà chính trị từ châu Mỹ La Tinh: "Họ sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để hai nước cộng hòa này nhập vào Liên bang Nga". Ông Ortega cũng tin rằng "việc Ukraine muốn vào Nato là đe dọa cho an ninh Nga" và ông hoàn toàn ủng hộ Tổng thống Putin.

  • Cùng chuyên mục
'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

'Báo chí Hà Tĩnh cần xác lập vai trò tiên phong trong công cuộc chuyển đổi số toàn diện'

Sáng 9/6, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).

Sự kiện - 09/06/2025 14:36

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Thủ tướng: Việt Nam sẵn sàng tham gia, dẫn dắt trong các cơ chế hợp tác về biển

Nhân dịp tham dự tham dự Hội nghị UNOC 3 tại Nice, Cộng hòa Pháp, nhận lời mời của Hoàng thân Monaco Albert II, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tham dự Diễn đàn Kinh tế và Tài chính xanh tại Công quốc Monaco.

Sự kiện - 09/06/2025 07:06

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Đầu tháng 7 sẽ công bố sáp nhập Quảng Nam và TP. Đà Nẵng

Thông tin được công bố tại Hội nghị giữa Ban Chấp hành Đảng bộ TP. Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để cho ý kiến về xây dựng văn kiện Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ TP. Đà Nẵng mới, nhiệm kỳ 2025-2030 diễn ra vào ngày 6/6.

Sự kiện - 08/06/2025 10:53

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo UBND cấp xã mới cần có những yêu cầu nào ?

Lãnh đạo, quản lý UBND cấp xã mới phải đáp ứng được các yêu cầu của Bộ Chính trị, có năng lực lãnh đạo, kinh nghiệm quản lý nhà nước, có tư duy đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

Sự kiện - 08/06/2025 06:47

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

[Cafe Cuối tuần] Nhà ở xã hội: Cơ hội thực - Thể chế mới

Trong suốt nhiều năm qua, phát triển nhà ở xã hội luôn là một chủ trương đúng, mang đậm tính nhân văn, nhưng lại triển khai rất chật vật. Nguyên nhân không chỉ nằm ở thiếu vốn hay vướng mắc về quỹ đất, mà sâu xa hơn là thiếu một thể chế đủ cởi mở, đủ khích lệ để khu vực tư nhân thật sự nhập cuộc.

Sự kiện - 07/06/2025 10:30

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Nguyên Chủ tịch Tập đoàn Cao su Trần Ngọc Thuận bị khai trừ Đảng

Ban Bí thư đã quyết định khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trần Ngọc Thuận, nguyên Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam.

Sự kiện - 06/06/2025 20:23

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Việt - Mỹ ký thêm thỏa thuận nông sản 600 triệu USD

Tiếp tục chuyến công tác ở Mỹ, phái đoàn do Bộ trưởng Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy dẫn đầu đã ký các thỏa thuận hợp tác thương mại nông sản trị giá 600 triệu USD.

Sự kiện - 06/06/2025 06:45

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

'Cấm mua, bán dữ liệu cá nhân'

Dự thảo Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân tiếp thu, bổ sung nhiều hành vi nghiêm cấm dữ liệu cá nhân trong đó có cấm mua, bán.

Sự kiện - 05/06/2025 14:21

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi buôn lậu, gian lận thương mại

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện 82/CĐ-TTg ngày 4/6/2025 về tiếp tục đẩy mạnh cao điểm đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Sự kiện - 05/06/2025 08:43

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Báo VietNamNet trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo

Chính phủ ban hành Nghị định quy định Báo VietNamNet về trực thuộc Bộ Dân tộc và Tôn giáo.

Sự kiện - 04/06/2025 18:48

Thủ tướng: Vướng về
thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Thủ tướng: Vướng về thể chế thì 'khó đến mấy cũng phải tháo gỡ'

Với các khó khăn, vướng mắc về thể chế, pháp luật, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5, Thủ tướng yêu cầu dứt khoát phải tháo gỡ, "khó mấy cũng phải tháo gỡ", để biến thể chế thành lợi thế cạnh tranh. Đồng thời, dành thêm hơn 20.000 tỷ đồng, bảo đảm đủ ít nhất 3% ngân sách cho khoa học công nghệ.

Sự kiện - 04/06/2025 14:34

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Kịch bản nào cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045?

Bám sát mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn 2026-2030, các chuyên gia vừa đưa ra nhận định về các kịch băn tăng trưởng kinh tế Việt Nam đến năm 2045.

Sự kiện - 04/06/2025 10:43

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

[Gặp gỡ thứ Tư]'Bỏ thuế khoán với hộ kinh doanh - tăng tính công bằng quản lý thuế'

"Việc xóa bỏ hình thức thuế khoán đối với hộ kinh doanh mang nhiều ý nghĩa quan trọng như tăng tính minh bạch và công bằng trong quản lý thuế", Phó cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn nhận định.

Sự kiện - 04/06/2025 08:56

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

Dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) đã bổ sung một số tiêu chí cụ thể làm định hướng cho việc thành lập đơn vị này, đồng thời giúp phân biệt rõ hơn giữa đặc khu và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Sự kiện - 03/06/2025 17:54

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng: Lập quỹ Nhà ở quốc gia ngay trong tháng 6

Thủ tướng Phạm Minh Chính giao Bộ Xây dựng chủ trì với các bộ, ngành liên quan khẩn trương rà soát, cắt giảm thủ tục rườm rà liên quan tới nhà ở xã hội; chủ trì nghiên cứu, xây dựng, trình Chính phủ thành lập Quỹ nhà ở quốc gia, hoàn thành trong tháng 6.

Sự kiện - 03/06/2025 07:04

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh xử lý tài sản sau sắp xếp

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương đẩy mạnh công tác triển khai thực hiện phương án xử lý tài sản sau sắp xếp, tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp.

Sự kiện - 02/06/2025 12:00