Xung đột Nga-Ukraine có thể gây gián đoạn nguồn cung khí đốt trên khắp thế giới

Nhàđầutư
Xung đột Nga-Ukraine là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ, có thể tác động sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.
AN LÊ
25, Tháng 02, 2022 | 07:30

Nhàđầutư
Xung đột Nga-Ukraine là một trong những cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ, có thể tác động sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi Nga là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là một trong những nước sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

Giá khí đốt châu Âu tăng vọt sau tin tức về cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, trong khi giá dầu thô Brent giao sau lần đầu tiên vượt ngưỡng 100 USD/thùng kể từ năm 2014.

gettyimages RUSSIA_GAZPROM

Một công nhân điều chỉnh nắp cho đường ống dẫn khí của công ty Gazprom PJSC Power đoạn qua Siberia. Ảnh: Getty Images

Các nhà phân tích tại công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho biết: “Mặc dù các chính phủ phương Tây có thể sẽ miễn trừ các giao dịch năng lượng ra khỏi các lệnh trừng phạt, nhưng sức ép từ các hạn chế mới sẽ buộc nhiều thương nhân phải hết sức thận trọng trong việc giao dịch dầu với Nga”.

Họ nói thêm: “Quá trình vận chuyển khí đốt của Ukraine có thể sẽ bị gián đoạn, ảnh hưởng đến nguồn cung cho một số quốc gia Trung và Đông Âu, đồng thời làm tăng giá khí đốt ở châu Âu”.

Mỹ, Canada, Anh, Liên minh châu Âu, Australia và Nhật Bản là những quốc gia công bố làn sóng trừng phạt đầu tiên đối với Nga vào đầu tuần này, nhắm vào các ngân hàng và cá nhân giàu có. Một loạt các biện pháp thứ hai dự kiến sẽ được công bố trong thời gian tới.

Đức cũng đã tạm dừng dự án đường ống dẫn khí gây tranh cãi lớn được gọi là “Dòng chảy phương Bắc 2” (Nord Stream 2), khiến nhiều người phải một lần nữa cân nhắc về sự phụ thuộc sâu sắc của châu Âu vào khí đốt của Nga.

Điều gì sẽ xảy ra nếu Nga ngừng cung cấp khí đốt?

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine là một trong những cuộc khủng hoảng an ninh tồi tệ nhất ở châu Âu trong nhiều thập kỷ. Nó dự kiến sẽ có những tác động sâu rộng đối với nền kinh tế toàn cầu, đặc biệt là khi Nga đóng vai trò là nhà sản xuất khí đốt tự nhiên lớn thứ hai thế giới và là một trong những quốc gia sản xuất dầu lớn nhất thế giới.

CNBC

Trong nhiều tháng, Nga đã bị cáo buộc cố ý làm gián đoạn nguồn cung khí đốt để khẳng định vai trò là nhà cung cấp năng lượng lớn cho châu Âu trong bối cảnh tranh chấp với Ukraine đang leo thang.

Cơ quan Năng lượng Quốc tế đã chỉ trích điều này và kêu gọi Nga tăng cường cung cấp khí đốt cho châu Âu, đảm bảo trữ lượng đầy đủ trong thời kỳ nhu cầu tăng cao vào mùa đông.

Điện Kremlin đã nhiều lần bác bỏ các cáo buộc rằng họ đang sử dụng khí đốt làm vũ khí địa chính trị. Công ty Gazprom thuộc sở hữu nhà nước của Nga cho biết họ đã hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng với khách hàng.

Giờ đây, các nhà phân tích năng lượng đang lo ngại sâu sắc về nguy cơ gián đoạn toàn bộ nguồn cung cho EU, khi 40% khí đốt được tiêu thụ tại những quốc gia này đến từ các đường ống của Nga, và một phần trong số đó chạy qua Ukraine.

Nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, rất có thể sẽ có những hậu quả kinh tế và sức khỏe cộng đồng sâu sắc, đặc biệt vào mùa đông và trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang có những diễn tiến khá trầm trọng.

Các nhà phân tích tại Wood Mackenzie cho biết châu Âu có thể đáp ứng nhu cầu khí đốt trong thời điểm hiện tại và hiện đang ở vị thế tốt hơn so với thời điểm bắt đầu mùa đông. Tuy nhiên, điều này sẽ không chắc chắn về lâu dài.

Kateryna Filippenko, nhà phân tích và nghiên cứu khí đốt châu Âu tại Wood Mackenzie cho biết “mọi thứ rõ ràng có thể trở nên tồi tệ hơn rất nhiều” nếu việc xuất khẩu khí đốt của Nga sang châu Âu bị gián đoạn.

gettyimages-RUSSIA_NORD_STREAM

Một công nhân điều chỉnh van đường ống tại trạm máy nén Gazprom PJSC Slavyanskaya, điểm bắt đầu của đường ống dẫn khí Nord Stream 2. Ảnh: Getty Images

“Châu Âu sẽ phải sử dụng mọi biện pháp trong hệ thống năng lượng nhằm hạn chế sự thiếu hụt, thông qua việc giảm lượng khí đốt, dừng hoạt động các nhà máy điện hạt nhân và nhiệt điện; tối đa hóa sản xuất khí đốt bản địa...”, ông Filippenko nói và lưu ý rằng đây cũng chỉ là một giải pháp tạm thời.

“Nếu Nga dừng mọi hoạt động cung cấp khí đốt, châu Âu sẽ không có cơ hội để đối phó”, ông Filippenko nói tiếp.

“Nếu tất cả các dòng khí ngừng hoạt động vào hôm nay, thì châu Âu vẫn có thể gắng gượng trong thời gian ngắn nhờ lượng tồn kho dự trữ và nhu cầu sử dụng thấp vào mùa hè. Nhưng trong trường hợp gián đoạn kéo dài, lượng khí tồn kho sẽ không được tích trữ trong suốt mùa hè. Chúng ta sẽ phải đối mặt với một tình trạng thảm khốc khi gần như không có khí đốt cho mùa đông tới. Giá cả sẽ cao ngất ngưỡng. Các ngành công nghiệp sẽ cần phải đóng cửa. Lạm phát sẽ leo thang. Cuộc khủng hoảng năng lượng châu Âu rất có thể sẽ kích hoạt một cuộc suy thoái toàn cầu”.

Vị trí độc tôn của Trung Quốc

Troy Vincent, nhà phân tích thị trường cấp cao tại viện nghiên cứu DTN Markets, nói với CNBC qua email rằng “đơn giản là không có lựa chọn thay thế” cho dầu và khí đốt của Nga mà “không dẫn đến tình trạng giá nhiên liệu tăng cao cũng như gây ra tình trạng thiếu hụt trầm trọng”.

Ông nói: “Với suy nghĩ này, rõ ràng việc áp đặt lệnh trừng phạt lên xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu và phần còn lại của thế giới sẽ đồng thời phá hủy sự tăng trưởng kinh tế và ngân sách của các chính phủ, không chỉ riêng Nga”.

“Các lệnh trừng phạt đối với dầu và khí đốt của Nga sẽ đồng nghĩa với việc giá năng lượng trên thế giới sẽ tăng cao”, Vincent nói.

duongongkhi_dot

Ông cũng lưu ý, dựa trên cơ sở hạ tầng đường ống dẫn khí của Trung Quốc với Nga và việc Bắc Kinh sẵn sàng phớt lờ các lệnh trừng phạt của Mỹ đã giúp nước này có một vị trí độc tôn trên thế giới.

“Trung Quốc có khả năng là quốc gia lớn duy nhất trên thế giới có thể hưởng lợi từ các lệnh trừng phạt này, vì họ có thể sẽ ngày càng mua được càng nhiều khí đốt từ Nga với giá rẻ”, ông Vincent nói.

Stewart Glickman, nhà phân tích năng lượng tại CFRA vào hôm thứ Tư (23/2) cho biết rằng ông dự kiến ​​các lệnh trừng phạt lên Nga sẽ gây ra "những hậu quả tương đối đáng kể" đối với thị trường năng lượng.

Glickman lưu ý rằng bên cạnh việc là một nhà cung cấp khí đốt tự nhiên khổng lồ cho châu Âu, Nga còn là nhà sản xuất lớn về nhiên liệu hóa thạch và nằm trong số ba nước đứng đầu về sản lượng dầu thô.

Glickman cho biết: “Theo quan điểm của chúng tôi, việc gián đoạn chuỗi cung ứng sẽ gây ra đau đớn về mọi mặt cho cả Nga và các nước khác. Bởi lẽ, ngân sách của Nga khá phụ thuộc vào xuất khẩu, trong khi các quốc gia khác lại có nhu cầu cao nhiên liệu hóa thạch, và việc này có khả năng sẽ dẫn đến việc định giá cao hơn từ các nhà cung cấp khác”.

Sáng 24/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố mở "chiến dịch quân sự đặc biệt" nhằm vào miền Đông Ukraine, với lý do đáp lại yêu cầu giúp đỡ từ "Cộng hòa Nhân dân Donbass" và "Cộng hòa Nhân dân Lugansk", hai nước tự xưng của lực lượng ly khai tại đây.

Ông Putin khẳng định "không có kế hoạch chiếm lãnh thổ Ukraine", kêu gọi binh sĩ Ukraine buông vũ khí.

Tổng thống Ukraine tuyên bố thiết quân luật trên toàn đất nước.

Tổng thống Mỹ Joe Biden lên án "cuộc chiến phi lý" do Nga phát động, cho biết sẽ sớm công bố trừng phạt.

(Theo CNBC)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ