Ấn Độ, Trung Quốc ‘đứng bên lề’ khi Nga tấn công Ukraine

Khi Nga và phương Tây đối đầu về vấn đề Ukraine trong cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất ở châu Âu lục địa kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc mới nổi lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, “cơ bản đứng ngoài cuộc”. Nhadautu.vn giới thiệu bài phân tích về nhận định này của Nikkei Asia.
KIM NGÂN
25, Tháng 02, 2022 | 16:16

Khi Nga và phương Tây đối đầu về vấn đề Ukraine trong cuộc khủng hoảng được coi là lớn nhất ở châu Âu lục địa kể từ chiến tranh thế giới thứ hai, hai cường quốc mới nổi lớn nhất thế giới, Trung Quốc và Ấn Độ, “cơ bản đứng ngoài cuộc”. Nhadautu.vn giới thiệu bài phân tích về nhận định này của Nikkei Asia.

Nikkei

Từ trái qua: Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh BRICS vào tháng 7/2018 ở Nam Phi. Ảnh: AP

Trung Quốc hôm thứ Năm từ chối coi các hành động của Nga là một 'cuộc xâm lược', thay vào đó gọi hành động này là kết quả của một "bối cảnh lịch sử phức tạp". Ấn Độ rõ ràng tỏ ra thận trọng, không muốn phá hủy những gì đang có trong quan hệ với Nga, một người bạn từ lâu và bán nhiều vũ khí cho nước này.

Hôm thứ Tư, đại diện thường trực của Ấn Độ tại Liên Hợp Quốc, T. S. Tirumurti, cho biết tại một cuộc họp của Hội đồng Bảo an rằng tình hình "có nguy cơ trở thành một cuộc khủng hoảng lớn". Ông nói: "Chúng tôi bày tỏ mối quan ngại sâu sắc đối với những diễn biến nếu không được xử lý cẩn thận có thể phá hoại hòa bình và an ninh của khu vực".

"Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên nỗ lực hơn nữa để thu hẹp các khoảng cách lợi ích. Tôi muốn nhấn mạnh rằng lợi ích an ninh hợp pháp của tất cả các bên cần được tính đến đầy đủ".

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã không nói gì nhiều, ngoại trừ ám chỉ gián tiếp đến cuộc khủng hoảng trong chiến dịch thăm dò ý kiến hôm thứ Ba. Ông nói: "Thế giới đang chứng kiến một [giai đoạn] bất ổn và Ấn Độ cần phải mạnh mẽ hơn không chỉ cho chính mình mà cho toàn thể nhân loại trong những thời điểm như vậy".

Không hài lòng với phản ứng thờ ơ từ trước đến nay của Ấn Độ, đặc phái viên của Ukraine tại New Delhi, Igor Polikha, hôm thứ Năm cho biết ông đang "tha thiết xin" Thủ tướng Modi can thiệp.

Modi là "một trong những nhà lãnh đạo quyền lực nhất và được kính trọng nhất" trên thế giới, Polikha nói trong một cuộc họp báo. Vị thế của ông ấy "khiến tôi hy vọng rằng trong trường hợp có tiếng nói mạnh mẽ của ông ấy, Putin ít nhất cũng nên suy nghĩ kỹ về [hành động của Nga]".

Ông nói: "Chúng tôi cũng sẽ rất biết ơn nếu ông Modi có những lời hỗ trợ và giúp đỡ thiết thực cho Ukraine".

Harsh Pant, Trưởng bộ phận nghiên cứu chiến lược tại Observer Research Foundation, có trụ sở tại New Delhi, nói với Nikkei Asia: "Ấn Độ đang ở trong một tình huống rất khó, đó là phải giữ cân bằng trong quan hệ với Nga và phương Tây".

Ông chỉ ra rằng Nga cực kỳ quan trọng đối với Ấn Độ với tư cách là một đối tác chiến lược và đối tác quốc phòng, và New Delhi coi trọng mối quan hệ lịch sử hiện có với Moscow. "Ấn Độ không muốn từ bỏ Nga vào thời điểm này và gây phương hại cho mối quan hệ đó".

Trước mắt, ông Pant cho biết, Ấn Độ cần Nga cung cấp thiết bị và vật tư quốc phòng vì nước này phụ thuộc 60% vào Moscow đối với nhu cầu này". Nhưng về dài hạn, ông Pant nhận định "Ấn Độ cần sự hiện diện của phương Tây ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để kiểm soát Trung Quốc".

Sanjay Kumar Pandey, một giáo sư tại Trung tâm Nghiên cứu Nga và Trung Á tại Đại học Jawaharlal Nehru, có trụ sở tại New Delhi, bình luận rằng “không về phe nào cũng chính là đã thể hiện chính kiến".

Ông Pandey nhận định rằng về khía cạnh giữ an ninh cho mình và khả năng Ukraine gia nhập NATO và sự mở rộng của NATO, Nga có một sự bất bình và lo lắng rất sâu sắc. "Có lẽ Ấn Độ và nhiều người Ấn Độ tin rằng vấn đề này không phải là vấn đề rõ ràng trắng-đen như vẻ bề ngoài".

Nhưng Derek Grossman, một nhà phân tích quốc phòng cấp cao tại tổ chức phi lợi nhuận, phi đảng phái RAND Corp., cho biết việc Ấn Độ không sẵn sàng đứng vào phe nào có thể làm tổn hại đến vị thế của nước này trong Đối thoại An ninh Tứ giác, tức bộ "Tứ cường" (Quad) cùng với Mỹ, Nhật Bản và Australia. 

Pandey nói việc Ấn Độ "đứng bên lề" có thể gây ra một số "khó chịu", nhưng "tôi không nghĩ rằng nó sẽ ảnh hưởng nhiều đến quan hệ song phương của Ấn Độ và một số nhóm mà Ấn Độ đã tham gia".

Khi Tổng thống Vladimir Putin gặp người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình tại Bắc Kinh ngày 4/2, Bắc Kinh đã đứng về phía Nga trong một tuyên bố chung phản đối sự mở rộng của NATO. Nhưng các nhà phân tích không chắc việc liệu ông Tập thực tế có ủng hộ việc Nga tấn công Ukraine không.

Sau nhiều ngày giữ im lặng, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm thứ Tư đã chỉ trích Mỹ là "thủ phạm gây ra căng thẳng hiện nay" và chỉ trích việc Washington gửi vũ khí tới Ukraine.

Tại một cuộc họp báo hôm thứ Năm, bà Hoa Xuân Oánh đã phản ứng lại khi một phóng viên hỏi về việc Nga 'xâm lược' Ukcraine. "Anh đang sử dụng một phương pháp đặt câu hỏi kiểu báo chí phương Tây điển hình khi sử dụng từ 'xâm lược'," bà nói. "Trung Quốc đang theo dõi chặt chẽ tình hình mới nhất. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên thực hiện kiềm chế để ngăn tình hình vượt khỏi tầm kiểm soát".

Tong Zhao, thành viên cấp cao trong Chương trình Chính sách Hạt nhân tại Carnegie Endowment for International Peace, có trụ sở tại Bắc Kinh, cho biết: “Trung Quốc cho rằng chính sự mở rộng của NATO và các mối đe dọa khác từ Hoa Kỳ và NATO” đã thúc đẩy Nga bảo vệ “lợi ích hợp pháp của mình”.

“Nói cách khác, tôi nghĩ Trung Quốc cảm thấy rằng Nga cảm thấy họ bị buộc phải làm những gì họ đang làm. Nhưng bởi vì Nga hiện đang nhận sự lên án và chỉ trích rộng rãi của quốc tế, tôi nghĩ rằng Trung Quốc muốn tránh bị coi là một phần của trục này,” Zhao nói.

Nhưng “khi đưa ra các tuyên bố công khai, Trung Quốc đã rất cẩn thận,” ông nói. “Thật khó để Trung Quốc công khai ủng hộ hành vi này của Nga vì điều này có liên quan đến an ninh của chính Trung Quốc và mối quan hệ với Đài Loan”.

Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ dường như đang tính toán cán cân quyền lực trong thời đại sắp tới. Trung Quốc có thể cho Nga sự hỗ trợ sống còn về kinh tế nếu Moscow phải hứng chịu các lệnh trừng phạt kinh tế kéo dài. Nhưng một động thái như vậy sẽ làm tổn hại đến quan hệ với châu Âu, nơi mà Trung Quốc có mối quan hệ tốt hơn với Mỹ, chẳng hạn.

Nhưng việc Mỹ và châu Âu bận tâm về Nga có thể giúp Trung Quốc có không gian thở để tạo ảnh hưởng trong khu vực của mình.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ