Tổng thống Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Nga

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm (24/2, giờ Mỹ) đã công bố các biện pháp trừng phạt hà khắc mới đối với Nga vì đã mở cuộc tấn công quân sự toàn diện vào Ukraine, đồng thời chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin đã 'quá hung hăng'.
AN LE
25, Tháng 02, 2022 | 14:45

Tổng thống Joe Biden hôm thứ Năm (24/2, giờ Mỹ) đã công bố các biện pháp trừng phạt hà khắc mới đối với Nga vì đã mở cuộc tấn công quân sự toàn diện vào Ukraine, đồng thời chỉ trích Tổng thống Nga Vladimir Putin đã 'quá hung hăng'.

0

Tổng thống Biden áp đặt các biện pháp trừng phạt bổ sung. Ảnh: CNN

"Ông Putin đã chọn cuộc chiến này. Và bây giờ ông ấy và đất nước của ông sẽ phải gánh chịu hậu quả", ông Biden nói, đồng thời đưa ra một loạt các biện pháp sẽ "gây ra những thiệt hại nặng nề cho nền kinh tế Nga trong thời điểm hiện tại và trong tương lai".

Hôm thứ Hai (21/2), Tổng thống Biden đã công bố đợt trừng phạt đầu tiên sau quyết định ban đầu của ông Putin về việc gửi quân tới hai khu vực ly khai miền đông Ukraine. Các biện pháp này bao gồm việc nhắm mục tiêu vào 5 'tỷ phú tham nhũng' và gia đình họ, cùng với 2 ngân hàng lớn của Nga, nơi nắm giữ hơn nửa số tài sản của đất nước.

Vào hôm thứ Năm (24/2), các biện pháp trừng phạt bổ sung đã được đưa ra ngay sau khi Nga chính thức đưa quân vào Ukraine. Các biện pháp mới này sẽ hạn chế việc kinh doanh của Nga bằng đồng USD, euro, bảng Anh và yên như một phần của nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đóng băng hàng nghìn tỷ USD tài sản của Nga.

Ngoài ra việc cấm xuất khẩu sang Nga về mảng công nghệ còn là trọng tâm mà ông Biden cho rằng sẽ hạn chế đáng kể khả năng của Nga trong việc phát triển lĩnh vực quân sự và hàng không vũ trụ.

“Chúng tôi sẽ hạn chế khả năng cung cấp tài chính và phát triển quân đội Nga", ông nói.

Các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nga có ý nghĩa như thế nào?

Ông Biden khẳng định lời đe dọa trừng phạt trực tiếp Tổng thống Putin của ông vẫn còn "đang được thảo luận" và "không phải là một sự hù dọa", nhưng vị tổng thống đã từ chối trả lời khi được hỏi tại sao ông vẫn chưa trực tiếp trừng phạt Tổng thống Nga.

Khi được hỏi còn điều gì có thể ngăn cản ông Putin nếu các lệnh trừng phạt không thể làm điều này, ông Biden trả lời:"Việc áp đặt các lệnh trừng phạt và nhìn thấy hiệu quả của chúng là hai điều khác nhau", Biden nói. "Ông ấy sẽ bắt đầu thấy tác dụng của các lệnh trừng phạt. Nhưng sẽ cần thời gian. Chúng tôi phải thể hiện quyết tâm để ông ấy biết điều gì sắp xảy ra. Và để người dân Nga biết những gì mà vị tổng thống của mình đã mang tới cho họ. Đó là tất cả những gì chúng tôi đang làm".

Các mục tiêu trừng phạt mới không chỉ giới hạn ở Nga. Hoa Kỳ còn nhắm vào các cá nhân ở Belarus, bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng nước này vì vai trò của họ trong việc tạo điều kiện cho cuộc tấn công của Nga.

Ông Biden đã tuyên bố triển khai thêm các lực lượng mặt đất và không quân tới sườn phía đông của NATO, ngay cả khi ông nhắc lại rằng quân đội Mỹ sẽ không tham gia vào cuộc xung đột trực tiếp ở Ukraine.

"Các lực lượng của chúng tôi không và sẽ không tham gia vào cuộc xung đột", ông nói. "Lực lượng của chúng tôi không đến châu Âu để chiến đấu ở Ukraine mà để bảo vệ các đồng minh NATO của mình, cũng như trấn an các đồng minh ở miền đông".

Trong bài phát biểu, ông Biden coi cuộc tấn công của Nga đối với nước láng giềng như một sự kiện mang tính thế hệ và có khả năng làm thay đổi trật tự toàn cầu.

Ông tuyên bố các hành động của Tổng thống Nga sẽ "khiến nước Nga phải trả giá đắt về mặt kinh tế và chiến lược".

Các biện pháp trừng phạt mới, hay đòn trả đũa mới nhất của Mỹ đối với Moscow trong tuần này, vẫn chưa được tung ra toàn bộ vì ông Biden hy vọng sẽ duy trì một số áp lực trong việc ngăn cản Tổng thống Putin khỏi một cuộc chiến tranh toàn diện. Nhưng cho đến nay, những lời đe dọa trừng phạt kinh tế của phương Tây, cũng như chiến lược của ông Biden trong việc tiết lộ thông tin về việc Tổng thống Putin xây dựng lực lượng quân sự, với mục đích khiến nhà lãnh đạo Nga cân nhắc lại một lần nữa, đã được chứng minh là không hiệu quả".

Sau nhiều tháng dự đoán và cảnh báo, các lực lượng Nga đã bắt đầu cuộc tấn công vào Ukraine vào sáng thứ Năm theo giờ địa phương.

Các biện pháp trừng phạt của Tổng thống Biden giờ đây nhằm trừng phạt các hành động của ông Putin thay vì ngăn chặn chúng. Tuy nhiên, việc các biện pháp trừng phạt này có thể ảnh hưởng như thế nào đến quyết định của ông Putin trong tương lai vẫn là một câu hỏi mở.

Phó cố vấn an ninh quốc gia Daleep Singh đã gọi các biện pháp này là "hậu quả nặng nề nhất mà Nga phải gánh chịu và cũng là hậu quả nặng nề nhất từng bị áp dụng trong lịch sử".

Bên cạnh đó, Mỹ cũng đã tăng cường các biện pháp phòng thủ an ninh mạng trong những tháng gần đây. Ông Biden cho biết nếu Nga theo đuổi bất kỳ hình thức tấn công mạng nào nhằm vào các thực thể hoặc cơ sở hạ tầng quan trọng của Mỹ, thì "chúng tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để đáp trả".

Trước việc giá khí đốt tại Hoa Kỳ tăng cao, ông Biden cũng cho biết trong thông báo trừng phạt của mình rằng ông đang làm việc để hạn chế sự ảnh hưởng của các lệnh trừng phạt mới lên giá năng lượng. Ông cho biết Mỹ đã sẵn sàng mở kho Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược cùng với các đồng minh của mình.

"Tôi biết điều này sẽ khó khăn và người Mỹ đã chịu tổn thương", ông nói. "Tôi sẽ làm mọi thứ trong khả năng của mình để hạn chế nỗi đau mà người dân Mỹ đang phải trải qua khi sử dụng các loại khí đốt".

Tổng thống Biden cũng khẳng định rằng ông không đánh giá thấp ông Putin, và nói rằng "ông ấy có tham vọng lớn hơn nhiều so với Ukraine. Trên thực tế, ông ấy muốn tái lập Liên Xô cũ".

"Tôi nghĩ rằng tham vọng của ông ấy hoàn toàn trái ngược với phần còn lại của thế giới", tổng thống nói thêm.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cũng nói với các phóng viên rằng Mỹ sẵn sàng tiếp nhận người tị nạn Ukraine, nhưng họ dự kiến "hầu hết người dân sẽ muốn đến châu Âu và các nước láng giềng".

Bên cạnh các lệnh trừng phạt của Mỹ, Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen cũng hứa sẽ "làm suy yếu cơ sở kinh tế và năng lực hiện đại hóa của Nga" sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.

Bà nói: “Chúng tôi sẽ đóng băng tài sản của Nga trong Liên minh châu Âu và ngăn chặn sự tiếp cận của các ngân hàng Nga với thị trường tài chính châu Âu".

(Theo CNN)

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ