Theo sau các động thái của Mỹ, Anh và EU, nhiều quốc gia đưa ra lệnh cấm vận Nga

Nhàđầutư
Mỹ, Anh và EU đã ngay lập tức đưa ra đợt trừng phạt thứ hai sau khi Nga chính thức mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Theo sau động thái này, các quốc gia như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, New Zealand và Australia cũng tuyên bố sẽ tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga.
AN LE
25, Tháng 02, 2022 | 15:00

Nhàđầutư
Mỹ, Anh và EU đã ngay lập tức đưa ra đợt trừng phạt thứ hai sau khi Nga chính thức mở cuộc tấn công quân sự vào Ukraine. Theo sau động thái này, các quốc gia như Nhật Bản, Canada, Hàn Quốc, New Zealand và Australia cũng tuyên bố sẽ tham gia vào các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga.

0

Hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp của các nhà lãnh đạo EU ở Brussels đã được triệu tập ngay sau khi quân đội Nga tiến vào Ukraine, mặc dù chi tiết về các biện pháp trừng phạt có thể đã được thảo luận trước đó. Ảnh: AP

Liên Minh châu Âu

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu đã thống nhất một loạt các biện pháp trừng phạt thứ hai nhằm vào Nga tại cuộc họp khẩn cấp ở Brussels vào tối thứ Năm (25/2).

Tuyên bố của EU cho biết các lệnh trừng phạt bao gồm lĩnh vực tài chính, năng lượng và vận tải, hàng hóa lưỡng dụng, việc kiểm soát xuất khẩu sang Nga và tài trợ xuất khẩu, chính sách thị thực, cũng như các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với các cá nhân Nga.

Tuy nhiên, cả EU và Mỹ đều quyết định tạm thời không cắt Nga khỏi hệ thống thanh toán liên ngân hàng toàn cầu SWIFT, theo yêu cầu của Ukraine.

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết các biện pháp trừng phạt này sẽ nhằm vào 70% thị trường ngân hàng Nga và các công ty nhà nước chủ chốt, bao gồm cả lĩnh vực quốc phòng.

Bà cho biết lệnh cấm xuất khẩu sẽ "ảnh hưởng đến lĩnh vực dầu mỏ khiến Nga không thể nâng cấp các nhà máy lọc dầu của mình". EU cũng cấm bán máy bay và thiết bị cho các hãng hàng không Nga.

Các hạn chế về thị thực sẽ khiến các nhà ngoại giao và doanh nhân không còn được quyền tiếp cận Liên minh châu Âu.

Vương quốc Anh

Vương quốc Anh đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đóng băng tài sản và cấm đi lại đối với 8 cá nhân và 11 doanh nghiệp, trong đó có 6 ngân hàng Nga. Hàng trăm cá nhân khác trong Hạ viện của Nga cũng sẽ phải đối mặt với các lệnh trừng phạt.

Các cá nhân sẽ bị cấm tham gia tất cả các giao dịch tại Vương quốc Anh - có nghĩa là những người có con học tại các trường tư thục của Vương quốc Anh sẽ không thể trả các khoản phí trong tương lai.

Ngoài ra, hãng hàng không quốc gia của Nga, Aeroflot, hiện đã bị cấm hoạt động trên không phận Vương quốc Anh.

Việc xuất khẩu lưỡng dụng sang Nga cũng bị đình chỉ, bao gồm các mặt hàng có thể được sử dụng cho mục đích dân sự hoặc quân sự, chẳng hạn như các bộ phận điện và phụ tùng xe tải.

Theo luật sẽ được ban hành vào tuần tới, các công ty tư nhân và nhà nước của Nga sẽ không thể vay hay huy động vốn trên thị trường Anh, hoặc thực hiện bất kỳ khoản thanh toán nào thông qua Vương quốc Anh.

Hoa Kỳ

Tổng thống Joe Biden, đã công bố đợt trừng phạt đầu tiên đối với Nga vào thứ Ba (22/2) và cập nhật danh sách này vào thứ Năm (24/2). Các mục tiêu bao gồm các doanh nghiệp và ngân hàng quốc doanh lớn của Nga, năm tàu chở dầu và tàu container, cùng các nhà tài phiệt “thân cận với ông Putin”.

Ngoài ra, hai mươi cá nhân và tổ chức của Belarus cũng phải nhận trừng phạt vì đã hỗ trợ cho cuộc tấn công vào Ukraine, bao gồm hai ngân hàng quốc doanh lớn của Belarus, chín công ty quốc phòng và bảy cá nhân.

Công nghệ quốc phòng, hàng không và hàng hải của Nga cũng bị ảnh hưởng bởi các lệnh hạn chế với mục đích chặn đứng việc nhập khẩu hàng hóa công nghệ của Moscow.

Mỹ sẽ miễn cấp phép cho các quốc gia áp đặt các biện pháp hạn chế xuất khẩu đối với Nga, và sẽ loại bỏ các yêu cầu cấp phép đối với các sản phẩm sản xuất tại những quốc gia này.

EU, Australia, Nhật Bản, Canada, New Zealand và Anh đã thông báo về kế hoạch của họ đối với các hành động tương tự.

Nhật Bản

Hôm thứ Tư, Thủ tướng Fumio Kishida cho biết Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Nga về các hành động của họ ở Ukraine, đồng thời coi các động thái của Moscow là sự vi phạm không thể chấp nhận được đối với chủ quyền của Ukraine và luật pháp quốc tế.

Các biện pháp trừng phạt của Nhật Bản bao gồm cấm phát hành trái phiếu của Nga tại Nhật Bản, đóng băng tài sản của một số cá nhân Nga cũng như hạn chế việc đi lại của họ với Nhật Bản, Thủ tướng Kishida nói.

Ông nói: "Hành động của Nga rõ ràng đã gây tổn hại đến chủ quyền của Ukraine và đi ngược lại luật pháp quốc tế. Chúng tôi một lần nữa chỉ trích những động thái này và mạnh mẽ thúc giục Nga quay trở lại các cuộc thảo luận ngoại giao".

"Tình hình vẫn khá căng thẳng và chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ".Thông tin chi tiết về các biện pháp trừng phạt sẽ được đưa ra và công bố trong những ngày tới, ông nói thêm.

Canada

Canada cũng đang nhắm vào các thành viên của giới tài phiệt Nga và các ngân hàng lớn trong một loạt các biện pháp trừng phạt mới sau khi Moscow ra lệnh tấn công Ukraine hôm thứ Năm (23/2).

Chỉ vài giờ sau khi chiến sự nổ ra, Thủ tướng Justin Trudeau đã công bố các lệnh trừng phạt bổ sung bên cạnh các hình phạt đã được đưa ra hôm thứ Ba tại Ottawa.

Ông Trudeau cho biết Ottawa đang nhắm mục tiêu vào 58 cá nhân và tổ chức, bao gồm các thành viên của giới thượng lưu Nga và các thành viên gia đình của họ, cũng như tổ chức bán quân sự được gọi là Wagner Group và các ngân hàng lớn của Nga.

Hơn nữa, Canada cũng đang trừng phạt các thành viên của Hội đồng An ninh Nga, bao gồm bộ trưởng quốc phòng, tài chính và tư pháp. Cuối cùng, Ottawa đã ngừng cấp tất cả các giấy phép xuất khẩu cho Nga và hủy bỏ các giấy phép hiện có.

Hàn Quốc

Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc sẽ chung tay vào các biện pháp trừng phạt quốc tế nhằm vào Nga và bày tỏ ông lấy làm tiếc về việc Nga tấn công Ukraine.

"Việc sử dụng lực lượng vũ trang để gây thương vong cho người khác là không thể biện minh trong bất kỳ trường hợp nào", ông Moon nói hôm thứ Năm (24/2).

Các quan chức Hàn Quốc đã thận trọng về việc tham gia vào các lệnh trừng phạt quốc tế trước khi chiến sự nổ ra. Trước đó, họ nói rằng mình sẽ để ngỏ nhiều lựa chọn khác nhau và sẽ chỉ chung tay vào các lệnh trừng phạt quốc tế nếu Nga tiến hành một cuộc tấn công toàn diện.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết nước này sẽ không xem xét việc hỗ trợ quân sự hoặc gửi quân tham gia vào cuộc khủng hoảng Ukraine. Văn phòng tổng thống cho biết Nga là đối tác quan trọng của Hàn Quốc trong chính sách đối với Triều Tiên.

Ngoài ra, ông Moon cũng đã ra chỉ thị cho chính phủ làm mọi thứ có thể để đảm bảo an toàn cho 63 công dân Hàn Quốc ở Ukraine.

New Zealand

Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Nanaia Mahuta đã lên án sự tiến công của quân đội Nga và nói rằng đó rõ ràng là một hành động vi phạm luật pháp quốc tế.

“New Zealand lên án việc đưa quân đội và các thiết bị quân sự vào Ukraine, hành động này vi phạm rõ ràng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Chúng tôi sẽ sát cánh với những người dân Ukraine phải chịu ảnh hưởng bởi cuộc xung đột này". Bà Nanaia Mahuta cho biết trong một tuyên bố từ Bộ Ngoại giao.

Bà gọi những hành động mới nhất của Moscow là chống lại luật pháp quốc tế trong việc ngăn chặn các nước sử dụng vũ lực và thay đổi biên giới của họ.

“Chúng tôi cùng cộng đồng quốc tế kêu gọi Nga ngừng các hoạt động quân sự ở Ukraine, đồng thời rút quân ngay lập tức và vĩnh viễn, để đảm bảo thực hiện tất cả biện pháp có thể nhằm bảo vệ người dân dựa trên luật nhân đạo quốc tế. Ngoài ra, chúng tôi cũng kêu gọi Nga quay trở lại các cuộc đàm phán ngoại giao nhằm giảm leo thang xung đột này", Bà nói thêm.

Australia

Thủ tướng Australia Scott Morrison cũng lên án sự can thiệp của Nga vào Ukraine và cho rằng không có lý do nào để biện minh cho hành động gây hấn vì những người dân Ukraine vô tội mới là người sẽ phải gánh chịu hậu quả.

“Vladimir Putin đã ngụy tạo một cái cớ yếu ớt để tấn công. Thông tin và tuyên truyền sai lệch của Nga sẽ không thuyết phục được ai", ông nói trong một tuyên bố.

Ông Morrison kêu gọi Moscow ngừng các hành động quân sự vì những hành động này vi phạm luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc, đồng thời yêu cầu Nga rút quân đội khỏi Ukraine.

Ông cũng tuyên bố áp đặt các biện pháp trừng phạt tài chính đối với thêm 25 cá nhân và 4 tổ chức của Nga, mà theo ông, họ phải chịu trách nhiệm về "hành động gây hấn vô cớ và không thể chấp nhận được này".

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ