Lý do khiến nhiều nhà hàng, khu nghỉ dưỡng bỏ hoang bên bờ biển Hội An

Nhàđầutư
Bờ biển Hội An (Quảng Nam) từng được đánh giá là bờ biển đẹp nhất châu Á nhưng tư năm 2014 đến nay khu vực này liên tục bị biển xâm thực.
THÀNH VÂN
18, Tháng 09, 2023 | 06:45

Nhàđầutư
Bờ biển Hội An (Quảng Nam) từng được đánh giá là bờ biển đẹp nhất châu Á nhưng tư năm 2014 đến nay khu vực này liên tục bị biển xâm thực.

du-an-ven-bien-Hoi-An-8

Dọc đường bờ biển của Hội An có rất nhiều dự án lâm cảnh bỏ hoang, xuống cấp trầm trọng. Đặc biệt, vấn nạn sạt lở đang tiếp tục đe dọa đến các dự án khác nằm dọc bờ biển. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-Hoi-An-anh-4

Bờ biển bị xâm thực nặng và ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh COVID-19 đã khiến Khu nghỉ dưỡng Tropical Beach Hội An Resort của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với 131 phòng nghỉ hiện đại đạt tiêu chuẩn Quốc tế rơi vào cảnh hoang tàn nhiều năm nay. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-anh-5

Dự án này ngừng hoạt động khiến cơ sở vật chất ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Ảnh: T.V.

du-an-du-lich-venbien-anh-6

Nằm ngay trên trục đường du lịch biển, dự án này bỏ hoang khiến không ít khách du lịch tiếc nuối bởi thiết kế độc đáo, phù hợp với không gian của Hội An. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-anh-6

Dự án Khu nghỉ dưỡng Golden Sand Resort & Spa Hội An 5 sao, sở hữu hồ bơi dài nhất miền Trung với 212 phòng khách sạn và căn hộ hạng sang ngay tại bờ biển Cửa Đại (phường Cửa Đại) cũng lâm vào tình trạng tương tự khi bờ biển đã bị xâm thực nặng. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-Hoi-An-7

Mặc dù đã tự trang bị kè đá rất tốn kém chi phí, song chủ đầu tư dự án cũng không thể tiếp tục duy trì hoạt động của resort trước những tác động của biến đổi khí hậu và đại dịch. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-anh-9

Trong khi đó, nhà hàng Ally Beach cũng bị bỏ hoang và bị sạt lở. Ảnh: T.V.

20230917-z4685263686177_1b4a688b0de1af13c3c2803a279a75dc

Một công trình ven biển Hội An cũng đang xuống cấp và bị uy hiếp. Ảnh: T.V.

20230917-z4685265542725_79dcc85e6f21270236bd934ae8880d63

Sạt lở liên tục và chưa có dấu hiệu dừng lại khiến việc kinh doanh, buôn bán của các nhà hàng gặp nhiều khó khăn, và luôn trong trạng thái lo lắng. Ảnh: T.V.

du-an-ven-bien-Hoi-An-10

Theo ông Hồ Quang Bửu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, trong những năm gần đây, tình hình sạt lở bờ biển ở Hội An đã và đang diễn ra rất phức tạp, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến các đến các khu đô thị, khu dân cư sinh sống tập trung, các công trình hạ tầng kỹ thuật và các khu du lịch; ảnh hưởng nặng nề đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đời sống của nhân dân trong khu vực. Ảnh: T.V.

20230917-z4685263927646_7c6f56479f0e7c832cd1cbe14c1a9552

"Trước tình hình cấp thiết về bảo vệ bờ biển khỏi nguy cơ xâm thực ngày càng sâu vào đất liền, tỉnh Quảng Nam đã có nhiều giải pháp công trình khắc phục tỉnh trạng xói lở, bước đầu đã phát huy được hiệu quả. Nhưng do nguồn kinh phí còn hạn hẹp, nên mới chỉ triển khai thực hiện được khoảng 1,7km/6km bờ biển cần được bảo vệ", ông Bửu nói. Ảnh: T.V.

20230917-z4685266846490_ec264a8d5c5adb71b4e964f06f3cd9e0

Để cứu bờ biển Hội An, UBND tỉnh Quảng Nam đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An, với tổng mức đầu tư xây dựng 42 triệu euro, trong đó có 35 triệu euro vốn vay ODA, 2 triệu euro vốn viện trợ không hoàn lại và 5 triệu euro vốn đối ứng. Ảnh: T.V.

Khẩn trương 'cứu' bờ biển

Ông Nguyễn Thế Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP. Hội An cho rằng, bờ biển Hội An được xem là một trong những tài nguyên quý nhất của thành phố, trước khi bị sạt lở, nơi đây được đánh giá là bờ biển đẹp nhất châu Á. Tuy nhiên, từ năm 2014 đến nay, tình trạng sạt lở ven biển Hội An đã ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp, khu du lịch ven biển. 

Lãnh đạo TP. Hội An mong muốn dự án "Chống xói lở và bảo vệ bền vững bờ biển Hội An" do AFD hỗ trợ Quảng Nam sớm được triển khai. 

Đồng thời đề xuất Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Quảng Nam khẩn trương có phương án thi công tại vị trí sạt lở cuối tuyến đê kè ngầm 1.500m - khu vực có nguy cơ xâm thực, nhằm đảm bảo an toàn cho dân cư tại đây.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25157.00 25457.00
EUR 26797.00 26905.00 28111.00
GBP 31196.00 31384.00 32369.00
HKD 3185.00 3198.00 3303.00
CHF 27497.00 27607.00 28478.00
JPY 161.56 162.21 169.75
AUD 16496.00 16562.00 17072.00
SGD 18454.00 18528.00 19086.00
THB 673.00 676.00 704.00
CAD 18212.00 18285.00 18832.00
NZD   15003.00 15512.00
KRW   17.91 19.60
DKK   3598.00 3733.00
SEK   2304.00 2394.00
NOK   2295.00 2386.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ