Lộ diện “ông chủ” 9x của trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ

Nhàđầutư
Theo nguồn tin riêng của Nhadautu.vn, ông Lê Tiến Vinh, sinh năm 1990, vừa nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1958).
NGHI ĐIỀN
17, Tháng 09, 2017 | 15:12

Nhàđầutư
Theo nguồn tin riêng của Nhadautu.vn, ông Lê Tiến Vinh, sinh năm 1990, vừa nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1958).

bot-phap-van-cau-gie

 Dự án BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ

Chủ đầu tư dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ vừa có tân tổng giám đốc, trong bối cảnh doanh nghiệp này vừa trải qua nhiều xáo trộn trong cơ cấu cổ đông.

Theo nguồn tin riêng của Nhadautu.vn, ông Lê Tiến Vinh, sinh năm 1990, vừa nắm giữ chức vụ Tổng giám đốc CTCP Đầu tư phát triển xây dựng Minh Phát thay cho ông Nguyễn Ngọc Tư (sinh năm 1958).

Công ty Minh Phát là cổ đông lớn nhất, chiếm 65% vốn điều lệ của CTCP BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ (MPC) - đơn vị thực hiện dự án nâng cấp đường Pháp Vân – Cầu Giẽ.

Thay đổi cấu trúc thượng tầng ở Minh Phát theo sau diễn biến một loạt cổ đông lớn thoái vốn khỏi công ty này.

Cuối tháng 6/2016, ông Đỗ Ngọc Minh và bà Nguyễn Thị Cẩm Tú đã thoái hết gần 700 tỷ vốn góp, tương đương 77% tỷ lệ sở hữu trong công ty có vốn điều lệ 889 tỷ đồng.

Tại doanh nghiệp dự án MPC, đại diện của Minh Phát là bà Nguyễn Thị Cẩm Tú cũng không còn là tổng giám đốc, thay vào đó là ông Phạm Văn Khôi, đại diện cho CTCP Đầu tư và Xây dựng Phương Thành (Phương Thành Tranconsin) – đơn vị góp 17% vốn trong liên doanh MPC.

Ở diễn biến liên quan, với những mâu thuẫn giữa các bên trong liên danh chủ đầu tư, Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 1 (Cienco1) hồi đầu năm tuyên bố sẽ rút khỏi dự án BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ và chuyển nhượng toàn bộ 18% vốn cho Công ty Phương Thành. Song theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, thương vụ trên vẫn chưa hoàn thành.

Dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ được thực hiện theo hình thức BOT (Xây dựng – vận hành – chuyển giao) có tổng mức đầu tư 6.732 tỷ đồng.

Được khởi công vào tháng 7/2014, giai đoạn 1 của dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác và thu phí từ tháng 10/2015, dự kiến thực hiện thu phí trong 17 năm 2 tháng 18 ngày.

Dự án trọng điểm này vừa qua đã bị Thanh tra Chính phủ công bố nhiều sai phạm lớn, trong đó đáng chú ý là chỉ định thầu dù không phải trường hợp cấp bách, và chỉ sửa chữa, cải tạo, rải thảm lại mặt đường cũ song thu phí như xây dựng đường mới.

Ông Lê Tiến Vinh không phải là lãnh đạo 9X duy nhất tại các dự án BOT trên khắp cả nước – tâm điểm gây xôn xao dư luận vừa qua. Trước đó đã có trường hợp ông Nguyễn Tiến An (sinh năm 1992) – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ CTCP tư vấn đầu tư xây dựng Bắc Ái – cổ đông góp 65% vốn ở trạm BOT Cai Lậy, hay mới đây là bà Từ Thị Bích Nguyệt, Phó Tổng giám đốc Công ty TNHH BOT Cần Thơ – Phụng Hiệp.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25187.00 25487.00
EUR 26723.00 26830.00 28048.00
GBP 31041.00 31228.00 3224.00
HKD 3184.00 3197.00 3304.00
CHF 27391.00 27501.00 28375.00
JPY 160.53 161.17 168.67
AUD 16226.00 16291.00 16803.00
SGD 18366.00 18440.00 19000.00
THB 672.00 675.00 704.00
CAD 18295.00 18368.00 18925.00
NZD   14879.00 15393.00
KRW   17.79 19.46
DKK   3588.00 3724.00
SEK   2313.00 2404.00
NOK   2291.00 2383.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ