Trạm BOT đường tránh Biên Hoà: Nơi "gà đẻ trứng vàng"

Nhàđầutư
Chỉ sau 3 năm thu phí, trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) đã mang về gần một nửa tổng vốn cho chủ đầu tư dự án, trong khi thời gian thu phí dự kiến lên tới hơn 13 năm. Vì thế, trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà được đánh giá là nơi “gà đẻ trứng vàng”.
NGHI ĐIỀN
11, Tháng 09, 2017 | 17:36

Nhàđầutư
Chỉ sau 3 năm thu phí, trạm BOT tuyến tránh Biên Hoà (Đồng Nai) đã mang về gần một nửa tổng vốn cho chủ đầu tư dự án, trong khi thời gian thu phí dự kiến lên tới hơn 13 năm. Vì thế, trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà được đánh giá là nơi “gà đẻ trứng vàng”.

bot-bien-hoa

 BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà bị nhiều tài xế phản đối

Lộ diện ông lớn

Sau các vụ việc tại trạm BOT Bến Thuỷ (Nghệ An), Cai Lậy (Tiền Giang), dư luận thời gian qua tiếp tục xôn xao trước thông tin nhiều tài xế dùng tiền có mệnh giá thấp trả phí đường bộ khi qua trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà (Đồng Nai) nhằm phản đối trạm thu phí này.

Theo cổng thông tin của Vụ Đối tác công - tư (Bộ GTVT), trạm thu phí này được xây dựng để hoàn vốn cho Dự án đầu tư xây dựng công trình tuyến QL1 đoạn tránh TP. Biên Hoà (tỉnh Đồng Nai) theo hình thức hợp đồng BOT.

Dự án nhóm B này có tổng mức đầu tư 1.506,3 tỷ đồng, gồm tăng cường 10 km Quốc lộ 1 đoạn từ Km1841+000 đến Km1851+714 và xây mới đường tránh TP. Biên Hoà dài 12 km từ Km 1851+714 QL1 đến Km 5+000 QL51.

Công trình được thực hiện theo hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT), chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Đầu tư Đồng Thuận. Đơn vị này góp 20% vốn, tương đương gần 300 tỷ đồng. Dự án được khởi công vào cuối năm 2009 và hoàn thành vào tháng 5/2014.

Để hoàn vốn cho dự án, Công ty Đồng Thuận được xây dựng trạm thu phí và tiến hành thu phí tại lý trình Km1841+912 thuộc xã Trung Hoà, Trảng Bom, Đồng Nai. Thời gian bắt đầu thu phí từ 6/7/2014 và ban đầu dự kiến thu trong 13 năm 1 tháng 16 ngày. Mức phí đang thu hiện từ 35.000 đồng đến 180.000 đồng. Lộ trình tăng phí 12%/3 năm.

Đây cũng là vấn đề khiến người dân phản đối trạm BOT Biên Hoà cũng như một số trạm thu phí khác trong thời gian qua: thu phí đường tránh nhưng lại đặt trạm trên Quốc lộ 1, nơi có lưu lượng xe qua lại rất đông.

Đáng chú ý, các dự án BOT lớn thường được thực hiện bởi liên doanh nhiều đơn vị. Do vậy, việc Công ty Đồng Thuận có thể “nuốt” trọn dự án nằm trên con đường huyết mạch TP.HCM - Bình Thuận không khỏi gây ra nhiều băn khoăn. 

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, Công ty Cổ phần Đầu tư Đồng Thuận được thành lập đầu năm 2009 với vốn điều lệ 115 tỷ đồng. Các cổ đông sáng lập gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Cường Thuận IDICO, Công ty Đồng Tân thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đồng Nai và Tổng công ty Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO).

Hiện nay, Công ty Đồng Thuận có vốn điều lệ 305 tỷ đồng, trong đó Cường Thuận IDICO sở hữu 83,1%, qua đó cũng đồng thời là công ty mẹ của doanh nghiệp sở hữu trạm thu phí BOT Biên Hoà xôn xao dư luận thời gian qua.

“Gà đẻ trứng vàng”

Trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà được đánh giá là “gà đẻ trứng vàng” của Cường Thuận IDICO, khi mang về nửa nghìn tỷ đồng lãi ròng chỉ sau hơn 3 năm hoạt động.

Năm 2016, Cường Thuận IDICO đạt doanh thu thu phí 293 tỷ đồng, trừ đi chi phí hoạt động (103 tỷ đồng), doanh nghiệp này ghi nhận lợi nhuận ròng 190 tỷ đồng từ trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà, tăng 31% so với năm 2015.

Tổng cộng từ khi đi vào vận hành giữa năm 2014 cho đến cuối tháng 6/2017, trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà đã mang về cho Cường Thuận IDICO 730 tỷ đồng doanh thu và gần 500 tỷ đồng lãi ròng.

Như vậy, dù mới triển khai thu phí 3 năm, song trạm thu phí BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà đã bù đắp gần một nửa tổng mức đầu tư bỏ ra (1.500 tỷ đồng). Bởi thế, không khó hiểu khi trạm này nằm trong số các dự án bị Bộ GTVT rút ngắn thời gian thu phí (giảm 4 tháng, còn 12 năm 9 tháng).

Tuy nhiên, không ít ý kiến vẫn lo ngại tính minh bạch về địa điểm thu phí của trạm BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà cũng như thời gian thu phí để hoàn vốn cho dự án. Đặc biệt khi mà lưu lượng phương tiện cùng giá phí sẽ tiếp tục tăng lên trong các năm tới.

Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO tiền thân là Công ty TNHH Cường Thuận được thành lập năm 2000. Năm 2007, doanh nghiệp này chuyển thành công ty cổ phần và gia nhập làm thành viên của Tổng công ty Đầu tư Phát triển Đô thị và Khu công nghiệp phía Nam, đồng thời đổi thành tên gọi hiện nay.

Năm 2010, Cường Thuận IDICO niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) với vốn điều lệ 150 tỷ đồng. Giai đoạn 2015 đến nay, doanh nghiệp này liên tục tăng vốn và hiện đạt 610 tỷ đồng.

Cuối tháng 6/2017, tổng tài sản hợp nhất của Cường Thuận IDICO đạt 4.335 tỷ đồng, phần lớn được tạo ra từ vốn vay ngân hàng, với số dư cả ngắn và dài hạn tính tới cuối kỳ là gần 2.600 tỷ đồng, gấp hơn 4 lần vốn điều lệ. Doanh thu trong nửa đầu năm đạt 562 tỷ đồng, lãi sau thuế ở mức 76 tỷ đồng, một phần không nhỏ, như đã phân tích, là nhờ “gà đẻ trứng vàng” BOT tuyến tránh TP. Biên Hoà.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ