Làn sóng vỡ nợ cản đường phục hồi kinh tế của Trung Quốc
Hàng loạt vụ vỡ nợ của các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc làm dấy lên mối lo ngại về hệ thống tài chính và đà phục hồi sau dịch Covid-19 của quốc gia này.

Ngày càng nhiều doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc tuyên bố không thể trả nợ. CNN nhận định đó là vấn đề nghiêm trọng đối với hệ thống tài chính đất nước, đe dọa cản đường phục hồi của nền kinh tế Trung Quốc và toàn cầu sau đại dịch.
Theo Fitch Ratings, từ tháng 1 đến tháng 10 năm nay, các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc không thể thanh toán tổng cộng 40 tỷ NDT (6,1 tỷ USD) trái phiếu. Con số này bằng khoảng hai năm trước đó cộng lại.
Vấn đề ngày càng trở nên tệ hại trong vài tuần gần đây. Một loạt công ty lớn, bao gồm Brilliance Auto Group - đối tác của BMW, nhà sản xuất chip điện thoại thông minh hàng đầu Tsinghua Unigroup và Yongcheng Coal and Electricity, đồng loạt tuyên bố phá sản hoặc vỡ nợ vào tháng trước.
Làn sóng vỡ nợ làm chao đảo thị trường tỷ dân. Giá trái phiếu giảm mạnh, lãi suất tăng vọt. Tình trạng hỗn loạn thậm chí còn lan sang thị trường chứng khoán. Cổ phiếu của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc lao dốc mạnh.

Hàng loạt doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc tuyên bố phá sản hoặc không trả được nợ. Ảnh: Reuters.
Cản đường phục hồi
Đây là vấn đề đáng báo động trên một vài khía cạnh. Trước hết, mối quan hệ chặt chẽ giữa các doanh nghiệp quốc doanh và chính quyền địa phương Trung Quốc khiến họ trở thành 'ván cược an toàn' trong những thời điểm khó khăn. Tuy nhiên, khi Bắc Kinh bỏ mặc các doanh nghiệp này vỡ nợ, giới đầu tư bắt đầu hoảng sợ.
Thêm vào đó, thành công của khu vực doanh nghiệp Nhà nước rất quan trọng đối với hệ thống tài chính Trung Quốc. Theo dữ liệu của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) và hãng môi giới Huachuang Securities, các công ty này đóng góp vào khoảng 1/3 GDP, chiếm hơn 50% tín dụng ngân hàng và 90% trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường Trung Quốc.
'Sự bảo đảm của Nhà nước là bức tường quan trọng nhất chống lại cuộc khủng hoảng tài chính. Giờ, chúng ta chứng kiến những dấu hiệu cho thấy sự tín nhiệm đang bị xói mòn', CNN dẫn lời ông Logan Wright, Giám đốc nghiên cứu thị trường Trung Quốc tại Rhodium Group, bình luận.
Trước đây, Bắc Kinh hiếm khi để các doanh nghiệp Nhà nước sa sút. Thông qua mối quan hệ với những công ty này, chính quyền Trung Quốc muốn nắm quyền kiểm soát chặt chẽ với nền kinh tế. Nhưng giờ đây, Bắc Kinh sẵn sàng để mặc một số doanh nghiệp yếu kém sụp đổ.
Tuy nhiên, CNN nhận định hàng loạt vụ vỡ nợ trái phiếu sẽ khiến hệ thống tài chính nước này trở nên dễ tổn thương hơn. 'Các nhà chức trách muốn siết chặt kỷ luật với các công ty có rủi ro cao. Tuy nhiên, họ không thể biết được đâu là mức độ rủi ro tín dụng có thể tạo sự lây lan rộng hơn', ông Wright nhấn mạnh.

Nhà sản xuất chip điện thoại thông minh hàng đầu Tsinghua Unigroup là một trong số những doanh nghiệp nhà nước mới nhất không thể trả nợ trái phiếu. Ảnh: Nikkei Asian Review.
Vị chuyên gia tại Rhodium Group cũng cảnh báo rằng cú trượt dốc này có thể khiến thị trường tài chính Trung Quốc căng thẳng, đồng thời làm giảm tín dụng khả dụng và thanh khoản. Dữ liệu của PBOC chỉ ra nguồn tiền cho trái phiếu nước này đã sụt giảm mạnh trong tháng 11.
Những vấn đề này sẽ kéo theo nguy cơ trật bánh đà phục hồi của nền kinh tế thứ hai thế giới. Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 1,9% trong năm nay. Tuy tốt hơn hầu hết quốc gia trên thế giới, đây vẫn là tốc độ tăng trưởng thấp nhất của Trung Quốc trong vòng hơn 40 năm.
Ông Julian Evans-Pritchard, chuyên gia kinh tế cao cấp của Capital Economics, cảnh báo rằng nỗ lực kiểm soát các khoản vay rủi ro 'sẽ đè nặng lên tốc độ tăng trưởng của tín dụng phi ngân hàng'.
'Điều đó không làm chệch hướng phục hồi kinh tế của Trung Quốc một sớm một chiều. Tuy nhiên, đà tăng gần đây nhờ các chính sách kích thích kinh tế sẽ bị suy yếu', ông cảnh báo.
Kịch bản khó tránh
Trên thực tế, những khoản nợ của các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đã được tích lũy trong nhiều năm. Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, Bắc Kinh chi hàng nghìn tỷ USD để hỗ trợ khu vực này.
Tuy nhiên, những khoản đầu tư kể trên không tạo ra lợi nhuận tốt như mong đợi. Trong một cuộc họp tại Bắc Kinh hồi tháng 5, ông Ning Gaoning - Chủ tịch tập đoàn hóa chất nhà nước Sinochem Group - thừa nhận rằng doanh nghiệp quốc doanh thường kém cạnh tranh hơn doanh nghiệp tư nhân và tạo lợi nhuận đầu tư thấp hơn.
Trong cuộc khủng hoảng vì dịch Covid-19, Trung Quốc mạnh tay nới lỏng các hạn chế về tài chính. Đầu năm nay, giới chức trách thừa nhận rằng những quyết định này sẽ làm gia tăng các khoản nợ xấu.
Theo cơ quan xếp hạng Trung Quốc Pengyuan International, các doanh nghiệp quốc doanh đã huy động khoảng 8.500 tỷ NDT (1.300 tỷ USD) trái phiếu trong ba quý đầu năm nay. Để so sánh, khu vực tư nhân chỉ có khoảng 857 tỷ NDT (131,2 tỷ USD).

Các doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc đã tích lũy nợ trong nhiều năm. Ảnh: Reuters.
Trong khi đó, những khoản vỡ nợ đã tăng đáng kể. Nomura ước tính vào giữa tháng 11, tổng giá trị các khoản vỡ nợ trái phiếu trên thị trường Trung Quốc đại lục chạm ngưỡng 178 tỷ NDT (27 tỷ USD). Đáng nói là doanh nghiệp quốc doanh chiếm đến 43% trong số đó, tăng 13% so với mức trung bình của những năm gần đây.
'Chúng ta có thể chứng kiến nhiều vụ vỡ nợ như vậy trong những năm tới', các nhà phân tích của Nomura cảnh báo.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang làm nhiều cách để xoa dịu thị trường. Tháng trước, PBOC bơm 1.000 tỷ NDT (153 tỷ USD) vào thị trường nhằm giảm bớt áp lực thanh khoản và xoa dịu các nhà đầu tư.
Trong một cuộc họp gần đây, Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc kêu gọi các chính quyền địa phương Trung Quốc đề phòng trường hợp tệ nhất bằng cách tăng cường hệ thống cảnh báo để phát hiện rủi ro hệ thống và đảm bảo thanh khoản.
Đồng thời, ông cảnh báo các doanh nghiệp quốc doanh rằng Bắc Kinh sẽ 'không khoan nhượng với những vụ vỡ nợ chiến lược', đề cập đến các doanh nghiệp cố tình trốn tránh nghĩa vụ nợ mà họ đủ năng lực tài chính để thanh toán.

Theo giới phân tích, việc giải cứu các doanh nghiệp quốc doanh yếu kém không khác gì đi vào ngõ cụt. Không chỉ hoạt động kém hiệu quả, những công ty này cũng chỉ sử dụng 10% lực lượng lao động.
Tuy nhiên, quá nhiều vụ vỡ nợ xảy ra có thể gây nguy hiểm đối với ổn định tài chính và đà phục hồi trong ngắn hạn. Các nhà phân tích tại Goldman Sachs cảnh báo những thất bại quy mô lớn trong lĩnh vực này sẽ tràn sang hệ thống ngân hàng.
'Chính quyền địa phương đã cố gắng giảm bớt 'đảm bảo ngầm' trên thị trường. Tuy nhiên, họ đang cố thực hiện mục tiêu một cách có trật tự', các nhà phân tích của Goldman Sachs viết.
'Nền kinh tế Trung Quốc vẫn đang trong quá trình phục hồi sau dịch Covid-19. Điểm mấu chốt là chính phủ cần cố gắng hạn chế những rủi ro đó', các chuyên gia nói thêm.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
CEO GELEX ví CADIVI như 'cô gái đẹp', đang tuyển chọn đối tác chiến lược để vươn tầm thế giới
Ông Nguyễn Văn Tuấn cho biết GELEX có chủ trương tìm kiếm các đối tác chiến lược nước ngoài cho không chỉ CADIVI, mà còn là các công ty thành viên hàng đầu, nhằm phát triển bền vững và vươn tầm thế giới.
Tài chính - 28/03/2025 07:36
Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng: ‘Ngành ngân hàng cần thích ứng nhanh với sự thay đổi’
Trong thời gian tới, ngành ngân hàng sẽ có rất nhiều thay đổi, đặc biệt trong hoàn thiện chính sách. Do vậy các ngân cần thích ứng nhanh với sự những thay đổi này.
Tài chính - 27/03/2025 18:55
Ông Nguyễn Văn Tuấn nói về lý do rút khỏi HĐQT Gelex: 'Cổ đông lớn không nên tham gia điều hành doanh nghiệp'
CEO Gelex cho biết tại các công ty tốt trên thế giới, cổ đông lớn thường không ngồi trong HĐQT hay ban điều hành. "Cổ đông lớn tham gia cũng tốt, nhưng cái không tốt cũng có thể có. Tôi nghĩ cổ đông lớn không tham gia là tốt nhất", ông nói.
Tài chính - 27/03/2025 17:58
Kết nối thanh toán xuyên biên giới bằng mã QR giữa Việt Nam và Singapore
Công ty CP Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) là đơn vị đầu mối hợp tác với Công ty mạng lưới chuyển tiền điện tử Singapore (NETS) triển khai dịch vụ thanh toán xuyên biên giới qua mã QR giữa Việt Nam và Singapore.
Tài chính - 27/03/2025 17:35
Giá vàng có thể tăng thêm 16% trong năm nay
Giá vàng thế giới được dự báo có thể đạt mức 3.500 USD/ounce trong năm nay (tương đương mức tăng 16%. Như vậy, nếu trong nước tăng tương ứng, giá vàng nhẫn có thể đạt 115 triệu đồng/lượng.
Tài chính - 27/03/2025 12:13
Chủ tịch VIB: Đang tìm cổ đông chiến lược phù hợp, đảm bảo giá tốt
Ngân hàng VIB đề ra chỉ tiêu kinh doanh tăng trên 20% cho tín dụng, huy động và lợi nhuận. Riêng quý I, lợi nhuận đạt 20 – 22% kế hoạch, tín dụng tăng 3%.
Tài chính - 27/03/2025 12:12
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 6 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago