Làm lại sự nghiệp ở tuổi 30
Gánh nặng tài chính, chăm sóc con cái, phải cạnh tranh với thế hệ trẻ hơn là áp lực Kim Chi và Hoàng Trang gặp phải khi chuyển hướng sự nghiệp ở tuổi 30.
Tốt nghiệp đại học ngành Tài chính ngân hàng, Kim Chi (31 tuổi, TP.HCM) ổn định với công việc văn phòng trong 2 năm. Sau đó, cô có nhiều lần chuyển đổi công việc như tổng đài viên, kế toán, sale, hoạt động xã hội và cán bộ tại địa phương.
Tuy nhiên, Chi phải tạm dừng sự nghiệp, ở nhà chăm sóc gia đình để điều trị bệnh và khắc phục di chứng nghiêm trọng từ một lần tai nạn.
"31 tuổi chưa phải là lớn nhưng tất cả dự tính của tôi tan biến theo từng sự việc. Tôi bắt đầu rải CV khắp nơi song đổi lại toàn nỗi thất vọng", Kim Chi kể.
Chi mở shop online nhỏ buôn bán khá thuận lợi nhưng gần đây gặp trục trặc. Có giọng nói tốt và thường tham gia dẫn chương trình, cô muốn học thêm cũng như thử sức trong nghề sách nói nhưng không biết bắt đầu từ đâu.
"Tôi cũng đi làm ở vài công ty nhưng không sắp xếp được việc gia đình nên lại nghĩ cách khác. Tôi vừa mở quán cà phê nhỏ, buôn bán chưa có lãi nhưng chỉ biết cố gắng", cô nói.

Gánh nặng về tài chính gia đình và trách nhiệm nuôi dạy con cái là trở ngại lớn khiến nhiều người chùn bước trước ý định chuyển hướng sự nghiệp. Ảnh: Phương Lâm.
Nhiều áp lực
Trung bình, một người thay đổi công việc 12 lần trong đời, theo nghiên cứu từ nền tảng thông tin việc làm Zippia.
Những bước chuyển này hầu hết diễn ra ở tuổi đôi mươi. Cụ thể, 86% người lao động ở độ tuổi 20 quan tâm đến việc thay đổi nghề nghiệp. 91% Millennials (những người sinh từ năm 1981 đến 1997) mong muốn nhảy việc 3 năm/lần.
Khi bước sang tuổi 30, gánh nặng về tài chính gia đình và trách nhiệm nuôi dạy con cái là trở ngại lớn khiến nhiều người chùn bước trước ý định chuyển hướng sự nghiệp. Do đó, người lao động càng lớn tuổi càng có xu hướng ở lại với nhà tuyển dụng.
Giống nhiều người, khi làm lại sự nghiệp ở tuổi 30, Kim Chi gặp không ít áp lực.
"Thứ nhất, tôi không đủ trẻ, khỏe và năng lượng như nhiều bạn kém tuổi. Thứ hai, tôi có con nhỏ lại không có người phụ giúp. Thứ ba, tôi có nhiều năm kinh nghiệm ở vị trí nhất định nhưng nếu so với ứng viên trẻ hơn thì nhiều công ty sẽ chọn bạn đó vì mức lương lúc bắt đầu làm việc sẽ ít hơn. Hơn nữa, các bạn trẻ bây giờ rất giỏi, muốn theo kịp họ thì còn phải học nhiều", Kim Chi cho biết.
Theo Chi, khi bắt đầu lại sự nghiệp, việc xác định làm điều mình thích thay vì chạy theo mức lương. Cô cũng cho rằng việc vừa làm, vừa trau dồi kỹ năng không phải vấn đề lớn.
Hoàng Trang (29 tuổi, ở Hà Đông, Hà Nội) rời bỏ công ty cũ sau 4 năm vì không có sự thăng tiến trong công việc. Từ làm về hành chính, cô chuyển sang mảng tuyển dụng.
Công việc mới giúp Trang có cơ hội học thêm và rèn luyện kỹ năng trong công việc cũng như tiếp xúc với nhiều người hơn. Tuy nhiên, cô thừa nhận có không ít áp lực.

Hoàng Trang gặp nhiều áp lực khi chuyển hướng sự nghiệp. Ảnh: NVCC.
"Đầu tiên, 30 tuổi được coi là khá lớn để bắt đầu công việc mới, tôi sẽ khó cạnh tranh với các bạn trẻ hơn. Nhiều công ty ngại tuyển độ tuổi này vì nhiều lý do như chi phí trả lương cao hơn, cách làm việc theo nếp cũ. Ngoài ra, tầm tuổi này thường đã lập gia đình, không thể cống hiến toàn bộ thời gian và sức lực cho doanh nghiệp như người độc thân", cô nói.
Bắt đầu lại ở vị trí thấp hơn, lương thấp hơn
Khác với nhiều người chuyển việc khi gặp khó khăn ở nơi cũ hoặc có biến cố trong cuộc sống, Nguyễn Minh Trang (sinh năm 1991, quận Bình Thạnh, TP.HCM) quyết định chuyển nghề vì khám phá ra tiềm năng thu nhập của ngành nghề khác khi tình yêu với công việc trước đã bão hoà.
Cô từng có 6 năm liên tục làm về sản phẩm giáo dục trước khi quyết tâm chuyển sang mảng bất động sản vào giữa năm 2021.
Thời điểm đầu mới chuyển ngành, cô mang tâm lý "lương ở nơi mới phải cao hơn hiện tại". Minh Trang nghĩ đơn giản là đã bỏ việc thì thu nhập cũng phải tăng để bù cho các rủi ro. Chính tư duy này đã khiến cô stress suốt nửa năm mới đổi việc.
"Thực tế thì ngược lại. Dù có làm đến chức quản lý ở công việc cũ, khi tới nơi mới, tôi lại là người thiếu hụt kỹ năng, chưa có kinh nghiệm, không có mối quan hệ trong ngành. Tôi không nhận ra rằng nhà tuyển dụng đàm phán lương trên giá trị năng lực và tiềm năng đáp ứng công việc, chứ không phải tuổi đời của tôi. Công việc mới không phải chịu trách nhiệm cho những kiến thức chuyên môn không còn cơ hội sử dụng ở nơi làm cũ", Minh Trang giải thích.
Phải tới 3 lần thử việc ở 3 nơi khác nhau, cô mới hiểu khi bắt đầu ở một môi trường hoàn toàn mới, cô không khác gì một thực tập sinh học việc.
Cô nhận ra thêm rằng kiến thức, trải nghiệm, cơ hội trong tương lai cũng chính là một loại giá trị mà cô cần cân nhắc, chỉ không chỉ nhìn vào tiền lương.
"Sau gần một năm, tôi đang dần áp dụng và chuyển đổi kiến thức nền ở lĩnh vực cũ sang nhiệm vụ mới. Ngoài ra, tôi còn được cử đi học một số khóa học chuyên ngành. Công ty hoàn toàn trả cho các khóa học đó. Tôi đã đàm phán 1 lần với lãnh đạo về việc thay đổi mức lương và nhận được câu đồng ý. Lời khuyên đơn giản chỉ là chấp nhận đánh đổi trong một thời gian, lùi một bước, tiến hai bước xa hơn", Minh Trang thẳng thắn.
Dù vậy, cô cũng thừa nhận không dễ chịu khi nhận số tiền cuối tháng ít hơn trước. Nỗi hoang mang không biết bao giờ mới trở lại được như con số ngày trước luôn ở trong đầu Minh Trang.
"Điều quan trọng nữa là hãy chuẩn bị một số tiền phòng thân trước khi chuyển ngành. Có thể bạn sẽ thiếu hụt chi tiêu trong cả năm tới", cô nói.
Cần sự chuẩn bị
Chị Đỗ Kim Cúc, Giám đốc khu vực kinh doanh của công ty bảo hiểm Mỹ tại TP.HCM cho biết, nhiều người khi đạt được thành công nhất định ở công việc nào đó sẽ đến lúc muốn chuyển sang lĩnh vực khác do thị trường chuyển dịch hoặc sở thích, đam mê của họ thay đổi.
Theo chị, về tư duy, làm lại sự nghiệp ở tuổi 30 không hề muộn. Còn về vấn đề kinh tế hay trách nhiệm trong cuộc sống thì phải xem xét ở từng độ tuổi.
"Tuổi 30 không sớm, không muộn mà đủ sự chững chạc để đưa ra quyết định nào đó. Tuy nhiên, nhóm này không còn quá trẻ, cộng với sự năng động, tài giỏi của thế hệ trẻ hơn cũng sẽ là khó khăn. Hơn nữa, những người ở độ tuổi này thường đã kết hôn, có con nên trách nhiệm với gia đình, định vị trong xã hội cũng là áp lực khá lớn ở ngã rẽ sự nghiệp, bên cạnh tài chính", nữ giám đốc nói.

Chị Kim Cúc cho biết người lao động cần sự chuẩn bị nhất định khi chuyển đổi sự nghiệp. Ảnh: NVCC.
Chị Cúc nhận định người lao động cần chuẩn bị khi quyết định chuyển đổi sự nghiệp tùy vào hướng đi họ lựa chọn.
"Ví như khi khởi nghiệp, bên cạnh đam mê và vốn, cần có chuyên môn về lĩnh vực mình chọn cũng như kế hoạch, định hướng rõ ràng. Ở mảng nhượng quyền dịch vụ các ngành nghề xu thế hiện nay có thể không cần vốn nhưng nên đề ra chiến lược phát triển.
Trường hợp quyết định dừng hẳn công việc cũ rồi mới loay hoay tìm hướng đi mới hoàn toàn vừa mạo hiểm, vừa lãng phí thời gian", chị Cúc cho biết.
Trước khi chuyển hướng sự nghiệp, Hoàng Trang chuẩn bị tâm lý và tài chính cách thời điểm nghỉ việc khoảng 2 tháng để đảm bảo không gặp khó khăn về tiền bạc nếu không tìm được việc ngay.
Chị cũng dành thời gian nghỉ xả hơi, du lịch cùng gia đình, "refresh" bản thân trước khi bước vào môi trường mới.
"Tôi tìm hiểu về công việc dự định làm và đăng ký khóa học thêm về ngành đó để củng cố thêm kiến thức, tự tin hơn khi đi phỏng vấn. Tuy vậy, khi nhận việc mới, tôi mất khoảng thời gian đầu để làm quen lại mặc dù trước đó từng làm qua nhưng không sâu. Tôi may mắn có gia đình hỗ trợ và trên hết là không muốn dễ dàng từ bỏ công việc mình chọn lựa", chị Hoàng Trang nói.
(Theo Zing)
- Cùng chuyên mục
Các tỷ phú đang mất dần tài sản, nhưng Warren Buffett lại giàu hơn, vì sao vậy?
Các tỷ phú nắm giữ lượng lớn cổ phiếu trên thị trường chứng khoán đang bị thua lỗ lớn do tình trạng bán tháo trên diện rộng vì sự bất định của thuế quan Trump.
Phong cách - 29/04/2025 12:11
10.500 drone vẽ hành trình phát triển thành phố trên bầu trời sông Sài Gòn
Đông đảo người dân TP.HCM đổ về khu vực trung tâm để theo dõi màn tổng duyệt đầu tiên của màn trình diễn 10.500 drone chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Phong cách - 29/04/2025 07:30
Một người 'giàu nhưng không bền' thường biểu hiện ở 10 dấu hiệu sau
Một người 'giàu nhưng không bền' có thể kiếm được một khoản tiền kha khá và sống xa hoa, nhưng thường thì họ vẫn rất dễ rơi vào trường hợp khẩn cấp về tài chính, thậm chí phá sản.
Phong cách - 28/04/2025 07:41
Các nữ chiến sĩ xinh đẹp, rạng rỡ tại tổng duyệt diễu binh ở TP.HCM
Để có đội hình chỉn chu và những bước chân đều tăm tắp, các nữ chiến sĩ đã dành nhiều tháng tập luyện với cường độ cao. Mệt mỏi, da sạm đi nhưng ai cũng ngập tràn niềm tự hào.
Phong cách - 27/04/2025 16:32
Người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng Thụy Sĩ vì lo sợ rủi ro từ Hoa Kỳ
Ngày càng có nhiều người Mỹ giàu có mở tài khoản ngân hàng tại Thụy Sĩ như một phần của quá trình "phi Mỹ hóa" danh mục đầu tư của họ, theo NBC News.
Phong cách - 26/04/2025 06:23
14 thói quen thú vị của các gia đình trung lưu ở Mỹ
14 thói quen thú vị dưới đây sẽ được giữ mãi trong tâm trí của những người được sinh ra và nuôi dạy trong những gia đình trung lưu ở Mỹ, theo Finance Key.
Phong cách - 25/04/2025 12:48
Một vòng TP.HCM ngắm 'bức tranh' cờ đỏ sao vàng tuyệt đẹp đón đại lễ 30/4
Những ngày gần đây, trên các tuyến đường ở TP.HCM đã trang hoàng cờ hoa, tranh cổ động mừng ngày kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025).
Phong cách - 25/04/2025 07:23
Hình ảnh đẹp của TP.HCM thịnh vượng
50 năm đất nước thống nhất, TP.HCM đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Từ một nơi với nhiều vết tích chiến tranh, TP.HCM ngày nay khoác lên mình diện mạo năng động, hiện đại và sánh vai với các thành phố lớn trong khu vực.
Phong cách - 24/04/2025 14:44
Cựu sao bóng rổ Mỹ: 'Tôi quá ngốc khi mua cùng lúc 3-4 ô tô'
Cựu sao bóng rổ Mỹ, Charles Barkley cho biết ông là một 'kẻ ngốc' khi lúc mới giàu đã sở hữu 3 hoặc 4 chiếc xe hơi sang trọng. Đây cũng chính là cách mà nỗi ám ảnh về xe hơi của người Mỹ khiến 'họ phá sản', ông nói.
Phong cách - 24/04/2025 06:08
Những loại tiền bị làm giả nhiều nhất trên thế giới
Hàng năm, các quốc gia trên thế giới đều in tiền và nhiều kẻ gian lận cũng làm như vậy. Nhìn chung, tiền giả đang giảm trên toàn cầu, nhưng chúng vẫn tồn tại và gây ra nhiều vấn đề.
Phong cách - 23/04/2025 10:16
Warren Buffett từng hối tiếc về 10 phi vụ đầu tư, đó là gì?
Warren Buffett, người được đặt biệt danh là 'Nhà tiên tri xứ Omaha', có lẽ là nhà đầu tư vĩ đại nhất mọi thời đại. Ông có giá trị tài sản ròng khoảng 141 tỷ USD, khiến ông trở thành một trong những người giàu nhất thế giới.
Phong cách - 23/04/2025 08:38
Cuộc đời của Đức Giáo hoàng Francis qua hình ảnh
Sinh năm 1936, Hồng y Jorge Mario Bergoglio được bầu làm Giáo hoàng vào ngày 13/3/2013, trở thành Giáo hoàng đầu tiên đến từ châu Mỹ.
Phong cách - 22/04/2025 14:43
Nếu đầu tư 1.000 USD vào vàng 10 năm trước, giờ bạn có bao nhiêu?
Cho dù bạn đang tìm cách mua hay bán các sản phẩm vàng, thì đây có thể là khoản đầu tư khá sinh lời trong dài hạn.
Phong cách - 22/04/2025 08:03
Thịt bò Mỹ 'biến mất' khỏi thực đơn ở các nhà hàng kiểu Mỹ tại Bắc Kinh
Tại Home Plate BBQ, một nhà hàng theo phong cách Mỹ tại Bắc Kinh, các nhân viên đang in lại thực đơn. Thương chiến Mỹ-Trung đồng nghĩa với việc thịt bò Mỹ sẽ sớm bị loại khỏi thực đơn.
Phong cách - 21/04/2025 13:34
Xung đột với chính quyền Trump khiến Harvard gặp khó?
Xung đột đang âm ỉ giữa Harvard và chính quyền Trump có thể khiến trường đại học giàu nhất nước Mỹ này phải trả giá đắt.
Phong cách - 21/04/2025 07:04
Độc lạ Quốc đảo Tuvalu: Năm 2025 mới có 'cây ATM' đầu tiên
Ngày 15/4 vừa qua đánh dấu một cột mốc lịch sử đối với quốc đảo Tuvalu - một trong những quốc gia biệt lập nhất thế giới, khi nước này chính thức đưa vào vận hành những cây ATM đầu tiên. Sự kiện không chỉ mang ý nghĩa về công nghệ tài chính mà còn mở ra cơ hội phát triển kinh tế cho hơn 11.000 người dân địa phương.
Phong cách - 20/04/2025 08:34
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 3 week ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago
Tổng Giám đốc ACB hiến kế giải bài toán khó ‘an cư lạc nghiệp’ cho người trẻ
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'