Ký ức về ‘Điện Biên Phủ trên không’ tháng 12/1972: Khoảng cách giữa hai đêm giáng sinh
Mùa đông năm 1972 lạnh lẽo mà đỏ lửa.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe báo cáo các phương án của Bộ tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân đánh B-52, năm 1972 (Ảnh tư liệu)
Mùa vọng lại về, là những ngày chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ với đạn bom tràn ngập Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số nơi khác. Người ta gọi những ngày không quên đó là “Mười hai ngày đêm Điện Biên Phủ trên không”.
Mùa vọng lại về, ngày lễ trọng Giáng sinh lại đến. Xa quê tắm mình trong Mùa vọng tháng mười hai rét mướt, dĩ vãng tuổi thơ, ký ức thời đi học qua xóm đạo Quảng Phúc bên kia sông, cứ tràn về cồn cào nỗi nhớ trong tôi. Tôi không phải là người Ki tô giáo, làng tôi toàn người đi lương, nhưng quê tôi có rất nhiều nhà thờ. Những chóp nhà thờ lô nhô, thấp thoáng trong xóm mạc bạt ngàn màu xanh trù phú. Càng đi về phía biển càng nhiều mái nhà thờ hình chóp vút lên và cây thánh giá im lặng, trầm buồn in hình lên nền trời xanh cao vời vợi.
Trong cái đêm Giáng sinh lạnh lẽo ấy, tôi theo bạn bè là người công giáo đến dự lễ ở nhà thờ. Kết thúc buổi lễ Thánh, chưa kịp về đến nhà, thì bom đạn Mỹ bùng chụp nhoáng nhoàng kinh hoàng trên khắp làng quê. Nhà thờ Quảng Phúc bị đánh bay tháp chuông và sụp đổ tam tòa. Chúng tôi vĩnh viễn không còn đêm Giáng sinh thứ hai ở xóm đạo quê nhà…
Có một điều kỳ lạ, ngay từ mùa xuân năm 1968, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với tướng Phùng Thế Tài, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, như là lời dự báo thần thánh: “Sớm muộn gì, Mỹ cũng sẽ đưa B.52 ra ném bom Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua. Chú nên nhớ trước khi đến Bàn Môn Điếm ký hiệp định đình chiến ở Triều Tiên, Mỹ đã cho không quân hủy diệt Bình Nhưỡng. Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội”.
Quả thật, nhằm giữ thể diện của một siêu cường quân sự sau những thất bại liên miên của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, lại muốn rút quân trong danh dự, đồng thời ngăn chặn miền Bắc chi viện cho chiến trường miền Nam, đạt được cả mục tiêu “Đưa miền Bắc về thời kỳ đồ đá” bằng Chiến dịch Linebacker II, người Mỹ gây sức ép ở Hội nghị Paris, thì chiến trường trên bầu trời Hà Nội là điều không thể không diễn ra với họ. Miền Bắc lúc nào cũng cảnh giác, đã kịp tập trung 6 trung đoàn tên lửa SAM-2 và 3 trung đoàn không quân tiêm kích, 4 trung đoàn và 8 tiểu đoàn pháo cao xạ, 356 đơn vị pháo, súng cao xạ, với toàn mạng ra đa trước khi Tổng thống Richard Nixon gửi tối hậu thư cho Hà Nội: “Trong 72 giờ đồng hồ phải quay lại ký Hiệp định Paris theo phương án Hoa Kỳ đề nghị, nếu không Mỹ sẽ ném bom lại Bắc Việt Nam”.
Từ tháng 5/1972, trong một lần làm việc với Quân chủng Phòng không, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đặt vấn đề với các sĩ quan tham mưu tác chiến: “Tỷ lệ B.52 bị bắn rơi ở mức độ nào thì Nhà Trắng rung chuyển, mức độ nào thì Mỹ không chịu nổi, phải thua?”. Người ta đã tốn nhiều giấy bút và thời gian để nói về cuộc đối đầu lịch sử này. Chỉ biết rằng, sau ba ngày mở cuộc tập kích đường không chiến lược, đã có 12 máy bay B.52 của Mỹ bị bắn rơi. Có nhà bình luận quốc tế thốt lên rằng: “Nếu B.52 cứ rơi với tốc độ này, thì sau hai tuần lễ, người Mỹ sẽ không còn máy bay ở Đông Nam Á để chiến đấu nữa”.
Chỉ riêng cái đêm Giáng sinh năm 1972 rực lửa ấy, Mỹ dùng 33 lượt B52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, sân bay Yên Bái, Hà Nội, ấy là chưa kể đến các loại máy bay cường kích, máy bay tiêm kích khác trên bầu trời miền Bắc. Chỉ đến 0h ngày 25/12 thì tiếng máy bay mới tạm yên. Người Mỹ ngừng bay không phải xót thương cảnh người dân Việt Nam bị chết chóc, mà họ cho phi công nghỉ Lễ Giáng sinh. Chỉ được vài chục tiếng đồng hồ yên ắng, đến đêm 26/12 thì Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên lại chìm trong khói lửa. Lúc 22 giờ 47 phút, khu phố Khâm Thiên bị trúng 3 vệt bom B.52 kéo dài từ Ô Chợ Dừa đến sát Công viên Thống Nhất, các loạt bom trùm lên cả hai bên dãy phố dài tới 1,2 km. Những mất mát và đau thương ấy giờ còn đọng lại ở Đài tưởng niệm Khâm Thiên với bức tượng người mẹ bồng đứa con nhỏ đã chết bên đường phố đông người qua.
Người Mỹ đã phải trả giá: 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52 bị bắn rơi trên bầu trời miền Bắc. Chiến dịch Linebacker II thất bại, Hoa Kỳ phải ký vào văn bản Hiệp định Paris mà họ không muốn ký
Có thể nói chiến thắng 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không góp phần quyết định trực tiếp buộc Mỹ phải ký kết Hiệp định Paris (27/1/1973), chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Quân đội viễn chinh Mỹ và quân đồng minh phải rút về nước. Cục diện chiến tranh sang bước ngoặt mới, đi đến Ngày thống nhất đất nước 30 tháng Tư năm 1975 mà đồng bào ta bao nhiêu năm mong mỏi, ngóng chờ.
Bây giờ, chiến tranh đã lùi xa. Tôi rời khỏi quê hương đã nhiều năm. Lang thang khắp xứ người, tôi vẫn ám ảnh đêm Giáng sinh rét mướt và tháng cuối năm 1972 đầy trời máy bay Mỹ.
Tuổi thơ của con tôi bây giờ là thế giới Truyện cổ Grim, Truyện Adecxen, phim “Ở nhà một mình”… Có nghĩa là chân trời ước mơ và tưởng tượng của con tôi kéo dài, êm đềm và bay bổng, xa vút tận phía trời Tây. Đêm Giáng sinh, trước lúc đi ngủ, con tôi đặt cái tất đỏ trên bậu cửa sổ và hé cánh chờ ông già Tuyết đến. Tôi bỏ vào đấy, khi quả bóng bằng cao su xanh đỏ, khi thì con gà mào đỏ chót chạy cót, gật gù mổ... Sáng, con trai tôi thức dậy, chưa kịp rửa mặt đã vồ lấy quà của ông già Tuyết và sung sướng, hớn hở hồn nhiên khoe. Rồi bất chợt, con trai tôi buồn lặng: “Sao ông già Tuyết không đánh thức con dậy?”. Tôi bảo nó rằng: “Còn bao nhiêu em bé nghèo đang run rẩy trong rét mướt ngóng chờ quà của ông già Tuyết. Ông chỉ kịp thả quà vào cho con rồi còn đi nhà khác cho kịp, con ạ”. Thằng bé ngẩn người tiếc rẻ…
Tôi phải chờ đến lúc tuổi thiếu thời êm đềm của con trai qua đi, thì mới đủ can đảm kể về tiếng nhạc Jingle Bell ở Nhà thờ Thái Hà, Nhà thờ Lớn Hà Nội, Nhà thờ Quảng Phúc quê tôi, đã bỗng dưng vụt tắt giữa chừng bởi tiếng máy bay Mỹ gầm rú, tiếng pháo cao xạ bắn trả. Tôi cũng đã kịp kể về ông già Tuyết với món quà cho trẻ nhỏ bị vùi lấp trong đống đổ nát phố Khâm Thiên, bệnh viện Bạch Mai sau trận oanh tạc của máy bay B.52 mùa Giáng sinh năm 1972 đỏ lửa.
Bây giờ con tôi đã là sinh viên đại học năm thứ ba… Đêm Giáng sinh của nó náo nức tiếng nhạc Jingle Bell rộn rã trong không gian nhà thờ êm đềm, ấm áp bên người bạn gái, chứ không phải là không khí lạnh lẽo và hoảng sợ trong tiếng máy bay gầm rú rợn người, tiếng pháo cao xạ và tiếng bom nổ ù tai nhức óc như tôi ngày xưa nữa.
Khoảng cách giữa hai đêm Giáng sinh ấy, của tôi và của con trai tôi, là một nửa thế kỷ rồi. Đã có biết bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu biến thiên, bao nhiêu những hy sinh, mất mát và nhọc nhằn, bền bỉ để nối giữa hai đêm Giáng sinh này chứ?
- Cùng chuyên mục
Bill Gates: Trong vòng 10 năm tới, AI sẽ thay thế nhiều bác sĩ và giáo viên
Trong thập kỷ tới, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) đồng nghĩa với việc con người sẽ không còn cần thiết 'cho hầu hết mọi thứ' trên thế giới nữa, tỷ phú Bill Gates nói.
Phong cách - 27/03/2025 08:03
Trung Quốc bước vào kỷ nguyên 'nhà máy tối' không đèn, không công nhân
Trung Quốc đang tiến đến cuộc cách mạng sản xuất với sự xuất hiện của 'nhà máy tối', các cơ sở hoàn toàn tự động hoạt động mà không cần công nhân hoặc ánh sáng.
Phong cách - 26/03/2025 13:30
Bao nhiêu người Mỹ về hưu có trong tay 1,5 triệu USD?
Một triệu USD không còn nhiều giá trị như trước nữa, nhưng vẫn là mức độ giàu có mà tương đối ít người đạt được, kể cả ở Mỹ, nơi có tỷ lệ các triệu phú mới cao nhất thế giới.
Phong cách - 26/03/2025 06:24
CEO Han Jong-hee qua đời giữa cơn khủng hoảng 'sống còn' của Samsung
CEO Han Jong-hee đột ngột qua đời, chưa đầy 1 tuần sau khi thừa nhận Samsung đang bước vào giai đoạn khó khăn chưa từng có, khi năng lực cạnh tranh công nghệ của hãng đang suy yếu.
Phong cách - 25/03/2025 10:18
Tỷ phú Warren Buffet tiết lộ bí quyết đầu tư đâu thắng đó
Là một nhà đầu tư thông minh, tỷ phú Warren Buffet cho rằng để trở thành người giàu có không quá khó, chỉ cần tuân theo đúng một số quy tắc.
Phong cách - 25/03/2025 07:33
Cần có tiêu chuẩn gì để được tuyển vào và nhận học bổng tại Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam?
Trong năm nay, Trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (BUV) có 2 phương án tuyển sinh chính và dự kiến có 7 chương trình đào tạo mới ở bậc Cử nhân và Thạc sĩ.
Phong cách - 24/03/2025 15:32
Gen Z, thế hệ bất hạnh nhất
Gen Z lớn lên giữa những biến động chưa từng có, từ đại dịch, biến đổi khí hậu đến AI. Không chỉ đối mặt với áp lực thành công, họ còn chịu tần suất bị từ chối cao hơn bao giờ hết.
Phong cách - 24/03/2025 09:43
Điểm danh các hoa hậu làm sếp doanh nghiệp
Nhiều hoa hậu của showbiz Việt làm sếp các doanh nghiệp. Có người đã thành công với sự nghiệp kinh doanh, có người quyết định tạm dừng.
Phong cách - 23/03/2025 14:17
5 cách dễ dàng để gia tăng tiền tiết kiệm
Mùa xuân là thời điểm để làm mới và đổi mới. Nhưng khi bạn đang dọn dẹp nhà cửa và tủ quần áo đón xuân, đừng bỏ bê ví tiền của mình.
Phong cách - 22/03/2025 06:22
Thực hư thông tin công ty phần mềm của Việt Nam tài trợ áo đấu CLB Chelsea
Mạng xã hội quốc tế xôn xao thông tin một công ty phần mềm của Việt Nam đang đàm phán để trở thành nhà tài trợ áo đấu cho CLB Chelsea từ mùa giải 2025 - 2026. Tuy nhiên, thông tin này đã bị gỡ bỏ sáng 21/3.
Phong cách - 21/03/2025 13:31
15 thứ mà các triệu phú tự thân không bao giờ mua
Bạn có bao giờ tự hỏi làm thế nào mà người giàu vẫn giàu không? Bạn có tự hỏi làm thế nào họ quản lý tài chính của mình hiệu quả như vậy không?
Phong cách - 21/03/2025 08:19
20 quốc gia giàu nhất thế giới (phần cuối)
20 quốc gia giàu nhất thế giới được tính dựa theo GDP bình quân đầu người, chất lượng cuộc sống, dịch vụ chăm sóc sức khỏe và khả năng phục hồi kinh tế.
Phong cách - 20/03/2025 14:01
Sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100%
Sân bay Quốc tế Đà Nẵng trở thành sân bay đầu tiên ở Việt Nam hoàn thiện quy trình tự động hóa 100% từ khâu làm thủ tục hàng không đến gửi hành lý, thủ tục xuất nhập cảnh và cửa khởi hành lên tàu bay.
Phong cách - 20/03/2025 13:33
20 quốc gia giàu nhất thế giới
Trái ngược với suy nghĩ của một số người, sự giàu có không chỉ là những tòa nhà chọc trời hay mức lương cao. Nó được xây dựng dựa trên nền kinh tế vững mạnh và sự ổn định tài chính.
Phong cách - 19/03/2025 06:49
Cuộc đời của Lý Triệu Cơ, tỷ phú từng giàu nhất châu Á
Làm việc chăm chỉ, dám tiên phong và dám nghĩ dám làm, tỷ phú Lý Triệu Cơ không bao giờ quên cống hiến cho xã hội và mang lại những điều tốt đẹp cho con người.
Phong cách - 18/03/2025 12:32
Các tỷ phú công nghệ đang có một năm 2025 thực sự khó khăn
Theo Bloomberg Billionaires Index, Elon Musk, CEO của Tesla và SpaceX, dẫn đầu danh sách những người mất mát tài sản đầu năm nay. Người giàu nhất thế giới đã mất 132 tỷ USD, tương đương 30% tài sản, trong 10 tuần qua sau khi cổ phiếu Tesla giảm 45% trong giai đoạn đó.
Phong cách - 18/03/2025 11:37
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago
- Ý kiến
-
[Gặp gỡ thứ Tư] Đại sứ Hoa Kỳ Daniel Kritenbrink: 'Chúng tôi muốn một Việt Nam mạnh mẽ và thịnh vượng'
-
Từ Brexit nghĩ về Cộng đồng kinh tế ASEAN
-
Mã Pí Lèng: Hãy bình tĩnh - tỉnh táo trong xử lý
-
[CAFÉ cuối tuần] Phải xây sân bóng đá mới, Mỹ Đình chật quá rồi!
-
Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết tiết lộ ‘văn hoá 5 không’ trong đầu tư
-
'Doanh nghiệp càng lớn, thanh, kiểm tra càng nhiều'