Kinh nghiệm quốc tế khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt đồ uống có đường

KHÁNH AN
07:00 21/09/2024

Kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát có đường không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ thừa cân béo phì.

Toàn cảnh Hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi" diễn ra sáng 20/9. Ảnh Phạm Thắng.

Tại Hội thảo "Góp ý dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi" diễn ra sáng 20/9 có nhiều ý kiến xung quanh việc đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

Chia sẻ về kinh nghiệm áp dụng chính sách thuế đối với nước giải khát có đường trên thế giới, TS. Nguyễn Ngọc Yến - Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội cho biết, hiện nay, chưa có số liệu thực tế từ các nước đã áp dụng biện pháp thuế cho thấy việc đánh thuế giúp làm giảm tỉ lệ thừa cân béo phì (TCBP). Ngược lại, một số nước đã đánh thuế lên nước giải khát có đường (NGKCĐ) sau một thời gian áp dụng công cụ này có tỷ lệ thừa cân béo phì không giảm mà tăng qua các năm (Ấn Độ, Thái Lan, Chi-lê, Mexico, Bỉ, Phần Lan, Philipines, v.v.)

Đáng chú ý, nhiều quốc gia đã bãi bỏ chính sách thuế NGKCĐ sau một khoảng thời gian áp dụng do tính thiếu hiệu quả của biện pháp thuế này đối với TCBP và tác động tiêu cực đối với kinh tế xã hội. Ví dụ: Đan Mạch, California, Illinois (Hoa Kỳ), Na Uy...

TS. Nguyễn Ngọc Yến - Khoa Pháp luật kinh tế, Trường Đại học Luật Hà Nội

Trong khi đó, nhiều quốc gia không áp dụng biện pháp đánh thuế NGKCĐ nhưng thành công trong việc kiểm soát TCBP nhờ thực hiện các biện pháp tuyên truyền, giáo dục lối sống, chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tăng cường hoạt động thể chất. Ví dụ như Singapore, Nhật Bản, Đức...

"Từ đó, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc kiểm soát và giảm tỷ lệ thừa cân béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm", TS. Nguyễn Ngọc Yến nói.

Do vậy, theo TS. Nguyễn Ngọc Yến, cần xem xét lại việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB. Cách tiếp cận bền vững để giải quyết vấn đề thừa cân, béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm khác bao gồm tăng cường giáo dục, tuyên truyền, áp dụng các chính sách và khuyến khích người dân duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, cũng như tăng cường các hoạt động thể chất.

TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV

Liên quan đến kinh nghiệm quốc tế, TS. Cấn Văn Lực cho biết theo World Bank (11/2023), hiện có 108/192 quốc gia, vùng lãnh thổ (chiếm 56%) áp dụng Thuế TTĐB đối với đồ uống có đường (gọi tắt là thuế đường), trong đó, Brazil là nước đầu tiên ban hành chính sách thuế này vào năm 1965 và tại Nga, thuế đường vừa có hiệu lực từ ngày 1/7/2023.

Trong giai đoạn 2016-2024, có 47 nước đã ban hành thuế TTĐB đối với đồ uống có đường như một chính sách tài khóa cho sức khỏe. Riêng trong khu vực ASEAN, hiện có 6 nước đã áp dụng thuế đường: Campuchia (từ 2003), Lào (từ 2005), Brunei và Thái Lan (từ 2017), Philippines (2018) và Malaysia (2019). Tuy nhiên, việc đánh thuế đường có thực sự hiệu quả, giúp hạn chế tình trạng TCBP ở các nước hay không vẫn chưa có luận chứng khoa học rõ ràng.

"Căn cứ vào số liệu trên quy mô toàn cầu về tỷ lệ người TCBP tại thời điểm năm 2016 và 2024 (của Liên đoàn Béo phì thế giới - World Obesity Federation - WOF), có thể thấy việc đánh thuế đường chưa chắc giúp tỷ lệ người mắc bệnh TCBP giảm xuống. Nói cách khác, tác dụng của thuế đường trong việc hạn chế bệnh TCBP là chưa rõ ràng", TS. Cấn Văn Lực lưu ý.

Cụ thể, theo WOF (2024), vẫn có 21 quốc gia với tỷ lệ người TCBP tăng trong giai đoạn 2016-2024 dù đã đánh thuế đường nhiều năm (Mỹ đánh thuế đường từ năm 2016, tỷ lệ TCBP tăng từ 42,1% lên 42,7%, cao thứ 5 thế giới; Brunei đánh thuế đường từ năm 2017, tỷ lệ TCBP tăng từ 14,1% lên 23,2%, đứng thứ 24 thế giới, hay Malaysia từ năm 2019, tỷ lệ TCBP tăng từ 15,6% lên 17,1%...v.v.); có 65 quốc gia dù chưa bao giờ đánh thuế đường, nhưng tỷ lệ người TCBP lại giảm trong giai đoạn 2016-2024 (như Trung Quốc giảm từ 6,2% còn 6,1%, Indonesia giảm từ 6,9% còn 6,1%, Yemen từ 17,1% còn 4,1%, Đan Mạch từ 19,7% còn 11,1%, Italia từ 19,9% còn 9,9%, Nauy từ 23,1% còn 8,3%, Thụy Sỹ từ 19,5% còn 8,3%, Myanmar giảm từ 5,8% còn 3,3%...v.v.).

Đáng chú ý, Nhật Bản là nước không đánh thuế đường, nhưng tỷ lệ người TCBP luôn giữ ổn định trong 9 năm qua, ở mức 4,3%, là một trong những nước có tỷ lệ TCBP thấp nhất thế giới, nhờ văn hóa ẩm thực đặc trưng (sử dụng thực phẩm tươi, chế biến đơn giản, không tẩm ướp thêm gia vị, tiêu thụ ít đồ ăn nhanh, thực phẩm sản xuất công nghiệp…).

TS. Cấn Văn Lực cho biết nguyên nhân khiến thuế đường chưa chứng tỏ phát huy tác dụng và hiệu quả trong việc hạn chế tình trạng TCBP ở các nước, là vì: nước giải khát có đường (NGKCĐ) không phải là tác nhân duy nhất của căn bệnh TCBP. Theo WOF (2024), có 9 yếu tố nguy cơ gây ra bệnh béo phì, trong đó, thực phẩm sản xuất công nghiệp (bao gồm cả đồ uống) là một trong số đó. Bên cạnh đó, theo Tax Foundation (2023), do thuế đường có cơ sở rất hẹp, dẫn đến nguồn thu ngân sách không ổn định, không đủ lớn để trang trải cho những chương trình dài hạn vì mục tiêu sức khỏe của Chính phủ, khiến giảm hiệu quả chính sách thuế.

Cũng theo Tax Foundation (2023), thuế đường không trung lập, khách quan, dễ dàng dẫn đến thay thế NGKCĐ bằng các sản phẩm khác, nhằm mục đích tránh thuế. Mặt khác, loại thuế này còn có tính thoái trào cao, người tiêu dùng thu nhập thấp phải trả một phần không cân xứng trong thu nhập khả dụng của họ cho NGKCĐ so với người có thu nhập cao hơn (thường ở thành thị, nơi có mức độ tiêu dùng nước giải khát nhiều hơn).

Để nâng cao tính hiệu quả của chính sách thuế trong việc hạn chế tình trạng TCBP, theo Tax Foundation (2023), thuế TTĐB đối với đồ uống có đường phải được thiết kế phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của mỗi quốc gia, về đối tượng chịu thuế, thuế suất và cách thức sử dụng nguồn thu cho các chương trình nâng cao sức khỏe cộng đồng.

Tại Việt Nam, trong giai đoạn 2016-2024, dù tỷ lệ mắc bệnh TCBP tăng từ 2,1% lên 3,6% và nằm trong số 14 nước có tỷ lệ TCBP thấp nhất thế giới (xếp thứ 179/192), nhưng tốc độ tăng TCBP ở nhóm dân số < 19 tuổi ở mức cao (tăng bình quân 5,7%/năm với nhóm < 5 tuổi, và 8,4%/năm với nhóm 5-19 tuổi), tỷ lệ mắc bệnh TCBP của trẻ em Việt Nam ở mức 19%, xếp thứ 108/192 quốc gia. Điều này cho thấy, bệnh TCBP tại Việt Nam tăng nhanh chủ yếu thuộc nhóm 5-19 tuổi, liệu việc áp thuế cao hơn có điều tiết được hành vi tiêu dùng của nhóm này vẫn là 1 dấu hỏi lớn?

Trong bối cảnh trên, TS. Cấn Văn Lực kiến nghị cần có sự hợp tác liên ngành, thay vì chỉ sử dụng đơn lẻ chính sách về thuế, bao gồm: nâng cao nhận thức về tình trạng TCBP ở trẻ em trong cộng đồng và đối với các nhà hoạch định chính sách; tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về tác động kinh tế và sức khỏe của bệnh TCBP, các biện pháp can thiệp giải quyết tình trạng TCBP ở trẻ em để cung cấp đủ bằng chứng cho nhà làm chính sách. Ngoài ra, cần đẩy nhanh các chương trình hiện có và xây dựng các chính sách và chương trình cụ thể khác để giải quyết tình trạng TCBP ở trẻ em tại Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Khoảng 100.000 tỷ đồng tín dụng bị ảnh hưởng do bão số 3

Doanh nghiệp, người dân là khách hàng của các tổ chức tín dụng chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão dẫn đến khó khăn trong việc trả nợ, không đáp ứng các điều kiện vay…. Thống kê cho thấy, dư nợ của TCTD bị ảnh hưởng do bão lũ, sạt lở là khoảng 100.000 tỷ đồng.

Ngân hàng - 21/09/2024 07:00

Dòng tiền ngoại quay trở lại?

Dòng tiền ngoại quay trở lại?

Khối ngoại giao dịch tích cực trong tuần 16/9 – 20/9 khi mua ròng hơn 1.200 tỷ đồng. Nhiều động lực để dòng vốn ngoại trở lại như Fed hạ lãi suất, xóa rào cản pre-funding tiến tới nâng hạng thị trường.

Tài chính - 21/09/2024 06:30

Rủi ro từ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Rủi ro từ việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Các chuyên gia cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) đối với nước ngọt cần phải được nghiên cứu một cách nghiêm túc, cụ thể, kỹ lưỡng, có đánh giá tác động đối với kinh tế xã hội.

Tài chính - 20/09/2024 15:35

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt: Cân đong lợi ích kinh tế

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt: Cân đong lợi ích kinh tế

Các chuyên gia cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với nước giải khát không đảm bảo giải quyết được bệnh thừa cân béo phì. Do vậy, việc tăng thuế cần được đánh giá kỹ lưỡng và có lộ trình phù hợp để đảm bảo doanh nghiệp hòa nhập.

Tài chính - 20/09/2024 14:48

Nỗi thất vọng mang tên cổ phiếu EVF

Nỗi thất vọng mang tên cổ phiếu EVF

Cổ phiếu EVF của EVN Finance mất giá 38% sau 6 tháng. Kiểm toán lưu ý về các khoản cho vay và đầu tư dài hạn của công ty.

Tài chính - 20/09/2024 13:56

Chủ đầu tư Landmark 60 Bason liên tục báo lỗ

Chủ đầu tư Landmark 60 Bason liên tục báo lỗ

Nửa đầu năm 2024, Công ty TNHH Capitaland Tower báo lỗ ròng 38,2 tỷ đồng. Trước đó trong năm 2022 và 2023, công ty lỗ lần lượt 755 triệu đồng và 2.682,6 tỷ đồng.

Tài chính - 20/09/2024 08:43

Ngân hàng hỗ trợ khách hàng bão lũ nhưng không để lợi dụng

Ngân hàng hỗ trợ khách hàng bão lũ nhưng không để lợi dụng

Để hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn sau bão lũ, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đề nghị ngành ngân hàng nhanh chóng vào cuộc nhưng phải minh bạch, không để lợi dụng chính sách…

Tài chính - 20/09/2024 07:00

Vì sao LPBank muốn chi chục nghìn tỷ mua cổ phần FPT?

Vì sao LPBank muốn chi chục nghìn tỷ mua cổ phần FPT?

Giá cổ phiếu tăng mạnh kéo vốn hoá của LPBank tăng gấp đôi từ đầu năm lên hơn 3 tỷ USD. Tuy nhiên tham vọng vươn tầm của ban lãnh đạo nhà băng này dường như chưa dừng lại ở đây.

Tài chính - 20/09/2024 06:30

Động lực từ Fed là chưa đủ?

Động lực từ Fed là chưa đủ?

Dù đón nhận thông tin tích cực từ Fed, song tâm lý giao dịch của nhà đầu tư vẫn rất thận trọng trong bối cảnh phiên 19/9 và 20/9 liên tục có những sự kiện lớn là ngày đáo hạn phái sinh, và 2 quỹ đầu tư tái cơ cấu danh mục.

Tài chính - 20/09/2024 06:30

Cổ phiếu Kosy bất ngờ giảm hết biên độ

Cổ phiếu Kosy bất ngờ giảm hết biên độ

Cổ phiếu KOS của CTCP Kosy giảm sàn xuống 37.300 đồng/CP trong phiên sáng 19/9 với thanh khoản tăng mạnh.

Tài chính - 19/09/2024 13:19

Chuyển động TTC AgriS hậu đổi Chủ tịch HĐQT

Chuyển động TTC AgriS hậu đổi Chủ tịch HĐQT

TTC AgriS đã có những thay đổi ở nhân sự Ban Tổng Giám đốc sau khi bà Đặng Huỳnh Ức My lên làm Chủ tịch HĐQT. Lãnh đạo mới cam kết đạt mốc 60.000 tỷ đồng doanh thu vào 2030.

Tài chính - 19/09/2024 10:30

Fed giảm lãi suất 0,5%

Fed giảm lãi suất 0,5%

Kết thúc cuộc họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) quyết định hạ lãi suất 0,5 điểm % xuống còn 4,75-5%/năm.

Tài chính - 19/09/2024 06:58

Lợi nhuận chững lại, PNJ tăng tốc mở cửa hàng

Lợi nhuận chững lại, PNJ tăng tốc mở cửa hàng

Lợi nhuận PNJ trong 2 tháng gần đây ghi nhận giảm so với các tháng trước và so với cùng kỳ năm trước. Công ty tăng tốc mở cửa hàng nâng số lượng lên 414 tính đến cuối tháng 8.

Tài chính - 19/09/2024 06:30

Nút thắt ký quỹ cho khối ngoại được gỡ, chứng khoán tiến gần đến mục tiêu nâng hạng

Nút thắt ký quỹ cho khối ngoại được gỡ, chứng khoán tiến gần đến mục tiêu nâng hạng

Công ty chứng khoán là đơn vị thực hiện đánh giá rủi ro thanh toán của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và phải có đủ tiền để thực hiện giao dịch.

Tài chính - 18/09/2024 18:23

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn với lãi suất chỉ 1,2%/năm

Doanh nghiệp nhỏ và vừa có thể vay vốn với lãi suất chỉ 1,2%/năm

Các doanh nghiệp có thể vay vốn từ Quỹ Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEDF) với mức lãi suất ngắn hạn là 1,2%/năm. Nếu vay trung hạn và dài hạn, mức lãi suất sẽ là 4,4%/năm.

Tài chính - 18/09/2024 17:55

Kiểm toán nhà nước điều chỉnh kế hoạch, phương án kiểm toán tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Kiểm toán nhà nước điều chỉnh kế hoạch, phương án kiểm toán tại các địa phương bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Kiểm toán nhà nước đang nghiên cứu điều chỉnh kế hoạch và phương án tổ chức kiểm toán theo hướng rút ngắn thời gian, cắt giảm phạm vi, đơn vị được kiểm toán

Tài chính - 18/09/2024 17:01