Cần cân nhắc kỹ đề xuất áp thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường
Đề xuất bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB 10% của Bộ Tài chính nhận được nhiều góp ý từ phía các chuyên gia y tế, chuyên gia thuế. Kinh nghiệm quốc tế cho thấy, thuế không phải là công cụ hiệu quả để thay đổi hành vi và điều tiết tiêu dùng đồ uống có đường.

Toàn cảnh hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Ảnh: VCCI
Ngày 11/7, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tổ chức hội thảo Góp ý hoàn thiện Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Theo đó, kỳ họp thứ 7 vừa qua, dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) đã được Quốc hội xem xét, cho ý kiến. Theo lộ trình, Chính phủ sẽ trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 đối với dự án Luật tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) và thông qua dự án Luật tại Kỳ họp thứ 9 tháng 5/2025.
Đáng chú ý, tại dự thảo, Bộ Tài chính đề xuất bổ sung nước giải khát theo TCVN (Tiêu chuẩn Việt Nam), có hàm lượng đường trên 5g/100ml vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt với mức thuế suất là 10%. Mục tiêu là để hạn chế tiêu thụ nước giải khát có đường, kịp thời ngăn ngừa và giải thiểu tình trạng thừa cân, béo phì do Bộ Y tế, Tổ chức Y tế thế giới, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc UNICEP khuyến cáo.
Nhiều ý kiến góp ý hội thảo cho rằng chưa có đủ căn cứ khoa học để khẳng định, nước giải khát có đường là nguyên nhân chính dẫn tới thừa cân, béo phì. Nghiên cứu tại nhiều quốc gia trên thế giới cho thấy, thuế không phải là công cụ hiệu quả để thay đổi hành vi người tiêu dùng với nước giải khát có đường.
Chia sẻ thông tin tại hội thảo, bà Chu Thị Vân Anh, Phỏ Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam cho biết, Việt Nam là nước có mức tiêu thụ thụ nước giải khát của Việt Nam không cao so với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Trong khi đó, nhiều nước có mức tiêu thụ nước giải khát cao hơn Việt Nam nhưng cũng không áp thuế TTĐB lên sản phẩm này.

Bà Chu Thị Vân Anh, Phỏ Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát Việt Nam
Theo số liệu của Bộ Y tế, mức tiêu thụ đồ uống có đường ở Việt Nam năm 2020 là khoảng 34 lít/người/năm. Trong khi, theo báo cáo của Hiệp hội ngành giải khát châu Âu (UNESDA) năm 2019, mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người ở châu Âu là 243,9 lít/ người, tức là gấp gần 4,8 lần so với Việt Nam.
Các quốc gia có mức tiêu thụ nước giải khát bình quân đầu người cao nhất ở châu Âu là Đức (336,3 lít/người), Hungary (310,3 lít/ người) và Bỉ (272,4 lít/người). Trong số 26 quốc gia châu Âu có lượng tiêu thụ nước giải khát trên 100 lít/người/năm chỉ có 11 quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát. Đức mặc dù là nước có tỷ lệ tiêu thụ nước giải khát cao nhất châu Âu cũng không áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát.
Tại châu Á, nhiều nước cũng có mức tiêu thụ bình quân đồ uống có đường trên 100 lít/người/năm như Nhật Bản và Hàn Quốc lần lượt là 169,28 lít/người/năm và 96,51 lít/người/năm nhưng đều không áp thuế TTĐB đối với đồ uống có đường. Nhật Bản còn là quốc gia có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp nhất trong khu vực và trên thế giới.
Đại diện Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát đề xuất, cân nhắc chưa bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB do mục tiêu bảo vệ sức khoẻ là chưa rõ ràng. Nước giải khát có đường không phải là sản phẩm cung cấp đường duy nhất và đường cũng không phải là nguyên nhân chính dẫn tới thừa cân, béo phì. Vì vậy, áp thuế với sản phẩm nước giải khát có đường không phải là giải pháp khả thi để bảo vệ sức khoẻ người dân.
Theo khuyến cáo của WHO, sử dụng chế độ dinh dưỡng đồng bộ mới ngăn được thừa cân, béo phì. Các nguyên nhân dẫn tới thừa cân, béo phì có đường, muối, thực phẩm giàu carlo... Vì vậy, việc chỉ lựa chọn nước giải khát có đường để đánh thuế dẫn tới phân biệt đối xử, chưa đảm bảo tính công bằng trong 1 sắc thuế.
Ngoài ra, bà Vân Anh cho biết, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với đồ uống có đường có thể sẽ khiến người tiêu dùng dịch chuyển sang sử dụng các loại đồ uống có đường khác được sản xuất thủ công, nhập lậu vốn rất phổ biến trên thị trường lại không phải chịu thuế TTĐB. Điều này dẫn tới mục tiêu chính sách không những không đạt được còn gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của ngành công nghiệp đồ uống, tạo điều kiện cho các mặt hàng đồ uống không chính thức, sản xuất thủ công hoặc nhập lậu phát triển.
Đồng quan điểm với đại diện Hiệp hội Bia - rượu - nước giải khát, bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi) cho biết, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế của AmCham cho thấy, áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường có thể làm giảm tiêu thụ sản phẩm này nhưng không dẫn đến giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì, tiểu đường và các bệnh lây nhiễm.

Bà Nguyễn Việt Hà, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (AmCham Hanoi)
Báo cáo của Bộ Tài chính đặt mục tiêu giảm 20% tiêu thụ đồ uống có đường khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10%. Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Y tế thì giảm tiêu thụ đồ uống có đường cũng không đồng nghĩa với giảm thừa cân, béo phì hay các bệnh lây nhiễm, vì các bệnh này đến từ nhiều nguyên nhân.
Lấy ví dụ một số quốc gia áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường, bà Hà chia sẻ, Ấn Độ bắt đầu áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường từ năm 2017 nhưng tỷ thệ thừa cân béo phì (TCBP) tiếp tục tăng. Cụ thể, tỷ lệ TCBP ở nữ giới là 20,6% vào năm 2015-2016 đã tăng lên 24% vào năm 2019-2021; tỷ lệ TCBP nam giới là 18,9% vào 2015-2016 tăng lên 22,9% trong giai đoạn 2019-2021; Tỷ lệ trẻ em thừa cân là 2,1% vào năm 2015-2016 tăng lên 3,4% vào năm 2019 – 2021.
Thái Lan áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường từ năm 2017. Hai năm sau áp thuế (2018-2019) mức tiêu thụ đồ uống có đường trung bình hàng ngày đã giảm từ 474,0 triệu lít trong năm 2018 xuống còn 453,8 triệu lít vào năm 2019, tương đương mức giảm 2,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ TCBP ở Thái Lan vẫn tăng từ 28,7% năm 2014 lên 33,2% vào năm 2019.
Một số quốc gia đã phỉa bỏ áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường do không hiệu quả như Đan Mạch, Na Uy và một số bang của Mỹ.
Theo đó, đại diện AmCham cho rằng, kinh nghiệm quốc tế cho thấy việc áp dụng thuế TTĐB đối với đồ uống có đường không phải là một biện pháp hiệu quả trong việc giảm tỷ lệ thừa cân, béo phì cũng như các bệnh không lây nhiễm. Khuyến nghị "cần xem xét lại việc bổ sung nước giải khát có đường vào đối tượng chịu thuế TTĐB".
Là một người có nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực quản lý thuế, ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế nhấn mạnh, vai trò của thuế TTĐB là công cụ giúp nhà nước điều tiết sản xuất và tiêu dùng; góp phần ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định người tiêu dùng; hạn chế sản xuất và tiêu dùng những hàng hoá, dịch vụ không có lợi cho nền kinh tế và xã hội; tăng thu ngân sách.
Tuy nhiên, với đề xuất áp dụng thuế TTĐB đối với nước giải khát có đường, ông Phụng đặt vấn đề, "liệu có đạt được mục tiêu chính sách nhằm thay đổi hành vi và điều tiết tiêu dùng?".

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế Doanh nghiệp lớn, Tổng cục Thuế.
Trích dẫn nghiên cứu thị trường (2018) của Decision Lab về hành vi tiêu thụ nước giải khát của người tiêu dùng tại Việt Nam nếu áp dụng thuế TTBĐ ở mức 10% đối với nước ngọt, ông Phụng nhấn mạnh, có 38% số người tiêu dùng thu nhập cao (trên 14 triệu đồng/tháng) sẽ vẫn sử dụng nước ngọt như bình thường; 49% người tiêu dùng sẽ chuyển sang uống nước chế biến tại chỗ (bán ở chợ, vỉa hè, quán trên đường phố, …) có đường.
"Như vậy, áp thuế 10% với nước giải khát có đường dẫn tới nguy cơ không thay đổi hành vi tiêu dùng, khiến họ chuyển từ sản phẩm phải nộp thuế sang sản phẩm đường phố không bị ảnh hưởng bởi thuế TTĐB, nhưng lại tiềm ẩn các nguy cơ về vệ sinh an toàn thực phẩm", ông Phụng cho ý kiến.
Ngoài ra, băn khoăn về một số con số Bộ Tài chính đưa ra, ông Phụng đề xuất, cần tính toán lại về con số giả định tăng thu ngân sách nhà nước thêm 2.400 tỷ đồng khi đưa nước giải khát có đường vào diện chịu thuế 10%. Con số này có thể chưa tính tới việc doanh thu của các doanh nghiệp đồ uống giảm xuống khi tiêu thụ dự kiển giảm 20%. Theo đó, cơ quan soạn thảo cần đánh giá kỹ tác động, tính toán trên bài toán tổng thể, có tính logic, hợp lý về tăng thu ngân sách và ảnh hưởng tới đời sống doanh nghiệp.
Bà Lê Thùy Linh, Phó trưởng phòng giám sát thuế, phí và hải quan, Cục Quản lý, giám sát chính sách thuế, phí và lệ phí (Bộ Tài chính) khẳng định, Bộ Tài chính luôn tuân thủ luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cầu thị lắng nghe.
Theo kế hoạch Luật thuế TTĐB sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 vào tháng 10/2024 và thông qua 5/2025. Ngay sau khi Quốc hội thông qua chương trình, Bộ Tài chính đã lấy ý kiến công khai về hồ sơ Thuế TTĐB sửa đổi. Hiện, Bộ Tài chính vẫn tiếp tục nhận các ý kiến đóng góp để tổng hợp.
- Cùng chuyên mục
Triệt phá đường dây liên quan đến rửa tiền lên đến 1.200 tỷ đồng
Nhóm đối tượng là nhà phát hành game sử dụng rất nhiều tài khoản ngân hàng thương mại trong nước khác nhau để nhận tiền từ nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép. Đồng thời, nhóm vận hành cổng trung gian thanh toán trái phép sử dụng tiền phạm tội mà có mua tiền điện tử USDT (sử dụng ví lạnh) để tích trữ hoặc "chuyển giá trị" bằng việc mua nhà, xe ô tô hạng sang…
Pháp luật - 08/06/2025 16:49
Cảnh giác với bill chuyển khoản thành công
Đi liền với việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt là việc gia tăng các vụ lừa đảo chuyển tiền qua ngân hàng, trong đó có hành vi giả mạo chuyển khoản thành công nhằm chiếm đoạt tiền của người khác.
Pháp luật - 08/06/2025 13:59
Đồng Nai khởi tố vụ lừa đảo hơn 10.000 tỷ đồng từ tiền ảo 'Matrix Chaine'
5 đối tượng trong đường dây lừa đảo tiền ảo "Matrix Chaine" vừa bị khởi tố, bắt tạm giam sau khi chiếm đoạt hơn 10.000 tỷ đồng của hàng chục nghìn người tham gia.
Pháp luật - 08/06/2025 08:58
Bắt Giám đốc công ty bất động sản ở Lâm Đồng do biến đất công thành đất tư
Hô biến đất công thành đất tư, ông Lê Văn Thanh, Giám đốc Công ty Bất động sản Thanh Bình (Lâm Đồng) bị bắt.
Pháp luật - 07/06/2025 09:14
Cục Thuế: Hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt
Phó Cục trưởng Cục Thuế Mai Sơn khẳng định, hộ kinh doanh né thuế chỉ là một vài trường hợp cá biệt, phần lớn các hộ kinh doanh vẫn chấp hành tốt quy định.
Pháp luật - 06/06/2025 10:49
Xử phạt gần 360 triệu đồng đối với hành vi bán Rolex, Hermes nhái tại Saigon Square
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) TP.HCM cho biết, từ năm 2024 đến nay, đã xử lý 38 vụ vi phạm buôn bán hàng giả hàng nhái các nhãn hiệu lớn tại Saigon Square, tịch thu 1.291 đơn vị sản phẩm với tổng trị giá hàng hóa hơn 250 triệu đồng, xử phạt 359 triệu đồng.
Pháp luật - 05/06/2025 16:42
Huế dừng đấu giá 2 mỏ khoáng sản
Do có thông tin một số tổ chức đăng ký tham gia đấu giá có dấu hiệu vi phạm, Huế đã dừng tổ chức đấu giá 2 mỏ khoáng sản trước 1 ngày diễn ra phiên đấu giá.
Pháp luật - 05/06/2025 15:24
Hộ kinh doanh không nhận tiền mặt để “né” thuế: Coi chừng bị truy cứu hình sự!
Việc từ chối nhận tiền mặt khi thanh toán nhằm “né” thuế không làm giảm nghĩa vụ thuế, mà có thể trở thành dấu hiệu nghi ngờ cho hành vi che giấu doanh thu, có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Pháp luật - 05/06/2025 07:42
Bộ Công an: Có cán bộ bao che, tiếp tay cho hàng giả, hàng nhái
"Bộ Công an sẽ làm rõ, xử lý hành vi tiếp tay cho tội phạm sản xuất hàng giả, hàng nhái... của một số cán bộ trong cơ quan quản lý Nhà nước", Thiếu tướng Nguyễn Quốc Toản nhấn mạnh.
Pháp luật - 04/06/2025 17:53
'Ưu tiên bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng hơn kinh tế'
"Quy định ở Nghị quyết 173 đã xác định ưu tiên bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng nhiều hơn các yếu tố về mặt kinh tế", bà Nguyễn Quỳnh Liên, Trưởng ban Dân chủ, Giám sát và Phản biện xã hội, Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam cho hay.
Pháp luật - 04/06/2025 10:57
Tổng Giám đốc Công ty Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố
Ông Bùi Thanh Bình, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Khoáng sản và Luyện kim Việt Trung bị khởi tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" và "Nhận hối lộ".
Pháp luật - 04/06/2025 06:45
Tuấn 'thần đèn' khai gì tại cơ quan công an?
Tại Cơ quan Công an, Nguyễn Anh Tuấn có biệt danh là Tuấn 'thần đèn' khai nhận chưa hiểu biết về pháp luật nên khai thác cát vượt công suất cho phép.
Pháp luật - 03/06/2025 11:12
Thủ đoạn của tập đoàn đa cấp xuyên quốc gia
Từ giữa năm 2024, tin vào lời hứa đổi đời từ việc tham gia sở hữu và kinh doanh một loại nấm "Quốc bảo Đài Loan" với thu nhập "khủng", hàng nghìn người dân ở khắp các tỉnh thành lao vào cuộc chơi của tập đoàn Ame Global, để rồi tiền mất, tật mang.
Pháp luật - 02/06/2025 09:12
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 6
Từ đầu tháng 6/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Hộ kinh doanh có doanh thu từ 1 tỷ đồng/năm bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp nhà nước áp dụng cơ chế tiền lương mới; chế độ, chính sách đối với chuyên gia cao cấp...
Pháp luật - 01/06/2025 08:40
Bộ Tài chính cảnh báo bị mạo danh lừa đảo trực tuyến
Đối tượng giả mạo văn bản, con dấu, chữ ký của lãnh đạo Bộ Tài chính để nhắm tới những nạn nhân sau khi mất tiền vì lừa đảo trực tuyến, biến họ tiếp tục trở thành "con mồi" lần thứ 2.
Pháp luật - 31/05/2025 12:48
Chính phủ yêu cầu lập tổ kiểm tra gói thầu cao tốc qua Bình Phước
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng lập tổ công tác kiểm tra tổ chức lựa chọn nhà thầu gói thầu xây dựng cao tốc qua Bình Phước.
Pháp luật - 29/05/2025 21:46
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 3 week ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 3 week ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago