Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện chính sách thuế TTĐB 'bảo đảm cân bằng, hài hòa'
Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt theo hướng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội; đồng thời bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân với mục tiêu thu-chi ngân sách.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật. Ảnh: VGP
Ngày 26/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 7/2023.
Tại phiên họp, Chính phủ nghe các cơ quan chủ trì báo cáo tóm tắt nội dung cơ bản của các đề nghị xây dựng pháp luật, dự án luật, dự thảo nghị quyết; ý kiến của cơ quan thẩm định, thẩm tra; quá trình tiếp thu ý kiến hoàn thiện các dự thảo; đồng thời thảo luận về trình tự, thủ tục, sự cần thiết ban hành luật, nguyên tắc, yêu cầu xây dựng các dự thảo luật, nghị quyết, đặc biệt thảo luận kỹ các nội dung của chính sách được đề xuất.
Kết luận về đề nghị xây dựng Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) (do Bộ Tài chính chủ trì), Thủ tướng yêu cầu cần bám sát, thể chế hóa văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết số 07-NQ/TW ngày 18/11/2016 của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Trung ương… về hoàn thiện chính sách thu gắn với cơ cấu lại thu ngân sách nhà nước, trong đó có chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt nhằm điều tiết tiêu dùng phù hợp với sự dịch chuyển về xu hướng tiêu dùng trong xã hội theo hướng bảo vệ sức khỏe nhân dân và bảo vệ môi trường; bảo đảm huy động hợp lý nguồn lực cho ngân sách nhà nước.
Thủ tướng lưu ý, cần phát huy vai trò của công cụ thuế để điều tiết các hoạt động kinh tế, khuyến khích hoặc hạn chế sản xuất, nhập khẩu các mặt hàng, đồng thời bảo đảm cân bằng, hài hòa giữa mục tiêu thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân với mục tiêu thu-chi ngân sách, chống thất thu thuế; chú ý có chính sách phù hợp với các mặt hàng liên quan tới phát triển xanh, giảm phát thải, ứng phó biến đổi khí hậu… và định hướng sản xuất, hạn chế sử dụng các sản phẩm không có lợi cho sức khỏe…
Nhấn mạnh xây dựng và hoàn thiện thể chế là vấn đề quan trọng, cấp bách nhưng cũng rất khó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên Chính phủ, Bộ trưởng, trưởng ngành hết sức quan tâm, trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế thuộc phạm vi quản lý, dành thời gian, công sức, bố trí nguồn lực, nhất là nhân lực có đủ năng lực, trình độ, kinh nghiệm, cơ sở vật chất, tài chính, chế độ, chính sách… cho công tác này, nâng cao chất lượng, bảo đảm tiến độ theo quy định.
Trước đó, ngày 18/7, Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) đã có công văn Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) gửi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư dựa trên tổng hợp ý kiến của các chuyên gia, hiệp hội, doanh nghiệp tại Hội thảo khoa học Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) trước đó. Cụ thể:
Đề nghị cân nhắc thời điểm điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt
Ngày 04/07/2023, VAFIE đã tổ chức Hội thảo khoa học Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Tại Hội thảo, các doanh nghiệp, chuyên gia đồng thuận rằng rằng, nền kinh tế nước ta đang tăng trưởng chậm lại, hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp đang rất khó khăn do hậu quả của đại dịch COVID-19 và tác động bất lợi từ bên ngoài. Chính phủ đã ban hành nhiều giải pháp, chính sách để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp như miễn, giảm một số loại thuế, phí; giãn hoãn các khoản nợ đến hạn; khơi thông nguồn vốn trái phiếu doanh nghiệp và giảm lãi suất ngân hàng. Trong bối cảnh đó, chưa nên có bất kỳ sự điều chỉnh nào về tăng thuế, kể cả tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với doanh nghiệp ít nhất trong 2-3 năm tới.
Việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt thời điểm hiện tại sẽ tăng thêm gánh nặng cho doanh nghiệp, buộc doanh nghiệp phải thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh,gián tiếp ảnh hưởng đến thu ngân sách nhà nước cũng như cân đối ngân sách của các địa phương.
Về đề xuất sửa đổi thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu bia
Tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Bộ Tài chính đưa ra định hướng bên cạnh phương pháp tính thuế theo tỷ lệ % như hiện hành (hay còn gọi là phương pháp tương đối), bổ sung thêm căn cứ tính thuế theo phương pháp tuyệt đối (áp mức thu tuyệt đối theo đơn vị sản phẩm hàng hoá), phương pháp hỗn hợp (kết hợp giữa thuế tương đối và thuế tuyệt đối). Trên cơ sở đó, Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế hỗn hợp, thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá; duy trì phương pháp tính thuế tương đối, điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát.
Nhiều ý kiến đóng góp tại Hội thảo bày tỏ sự đồng tình với phương án Bộ Tài chính đưa ra tại Hồ sơ đề nghị xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Theo đó, tiếp tục duy trì phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán như hiện nay. Điều này phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam và đặc thù thị trường bia rượu trong nước với 80% thị phần tiêu thụ là bia phổ thông và bia địa phương giá thấp mang thương hiệu Việt Nam và có chênh lệch lớn về giá bán so với các sản phẩm cao cấp, cận cao cấp (sản phẩm bia rượu nhập khẩu, bia rượu sản xuất trong nước nhưng mang thương hiệu quốc tế). Đây cũng là giải pháp được cho là có hiệu quả hơn cả trong việc phân bổ nguồn lực, một mặt vẫn có thể đảm bảo ổn định nguồn thu ngân sách, mặt khác tiếp tục điều tiết, định hướng tiêu dùng, góp phần duy trì sức cạnh trạnh của các thương hiệu rượu bia Việt đang chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu tiêu dùng của người dân Việt Nam cũng như cơ cấu của ngành đồ uống có cồn Việt Nam.
Việc điều chỉnh tăng thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia theo khuyến cáo của Tổ chức y tế thế giới là cần thiết. Tuy nhiên, cần cân nhắc thời điểm điều chỉnh tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu bia vì các lý do: Ngành rượu bia đang gặp khó khăn lớn do đại dịch và tác động của việcáp dụng Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Sản xuất và tiêu dùng bia sụt giảm mạnh so với giai đoạn trước dịch bệnh, khiến doanh thu toàn ngành đồ uống giảm 16%, lợi nhuận giảm từ 18-20%; Khi mặt bằng giá rượu bia tăng lên, người tiêu dùng sẽ dịch chuyển hành vi tiêu dùng sang các sản phẩm rượu bia không chính thức như rượu tự nấu thủ công, rượu giả/nhái, rượu không nhãn mác, rượu bia nhập lậu, bia sản xuất không nhãn mác, nguồn gốc xuất xứ… với chất lượng không được kiểm chứng, gây các tác hại tới sức khoẻ, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và làm gia tăng hàng nhập lậu, hàng giả.
Do vậy, để hướng tới việc tăng giá rượu bia, cần có thời gian chuẩn bị các giải pháp đồng bộ để ngăn ngừa các hành vi tiêu cực nói trên. Nhiều ý kiến kiến nghị việc tăng thuế suất thuế TTĐB đối với rượu bia chưa nên áp dụng trong vòng 2-3 năm tới.
Đối với việc bổ sung một số mặt hàng vào đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt
Dự thảo của Bộ Tài chính đề nghị bổ sung thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào đối tượng chịu thuế TTĐB với lý do là các sản phẩm này "có quy trình sản xuất và nguyên liệu giống với mặt hàng bia, hình thức bề ngoài của sản phẩm giống bia, vẫn có mùi vị đặc trưng như bia, chỉ khác tên gọi, giá bán xấp xỉ như nhau nên có thể coi là sản phẩm tương tự bia không cồn". Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, lý do nêu trên chưa thực sự thuyết phục do chưa xác định được tác hại đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, cần nghiên cứu kỹ và cân nhắc việc bổ sung thức uống đại mạch và nước giải khát không cồn vào diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Đối với việc bổ sung trò chơi điện tử trực tuyến vào diện chịu thuế TTĐB. Nhiều ý kiến cho rằng,nên cân nhắc thay vì áp dụng thuế TTĐB đối với sản phẩm này, có thể xem xét áp thuế tiêu dùng (thông qua thuế doanh thu, thuế VAT, thuế TNCN…) vì một số lý do như tạo nguồn thu ngân sách, không khuyến khích chơi trò chơi quá mức, hạn chế tác động tiêu cực, góp phần giảm rủi ro đánh bạc, nghiện…. Bên cạnh đó, cần áp dụng các biện pháp phi thuế quan khác nhằm kiểm soát, giới hạn thời gian chơi trò chơi trực tuyến đối với trẻ vị thành niên, đăng ký tên thật cho các tài khoản trò chơi trực tuyến để chống nghiện và bảo vệ sức khỏe tâm thần của những người trẻ tuổi.
Đối với mặt hàng điều hoà nhiệt độ, đây là mặt hàng chịu thuế TTĐB từ năm 1998 với mức thuế suất 20% và được giảm xuống 10% vào năm 2008. Dự thảo hiện nay đề xuất "áp dụng thuế TTĐB với mặt hàng điều hòa nhiệt độ có công suất 90.000 BTU trở xuống". Tuy nhiên, xu hướng sử dụng máy điều hòa nhiệt độ ngày càng phổ biến, đi kèm với xu hướng này là sự gia tăng ngày càng lớn của lượng khí HCFCs gây hại cho tầng ozone (sản sinh trong quá trình sử dụng các khí gas như R22, R410A, R32 để làm lạnh) và một số một số quốc gia đã cấm/hạn chế sử dụng HCFCs. Do đó, việc áp thuế TTĐB nên quy định rõ hơn về chủng loại sản phẩm sử dụng chất làm lạnh chứa HCFC thuộc diện chịu thuế để phù hợp với định hướng bảo vệ môi trường, không áp dụng với các sản phẩm điều hòa sử dụng CO2/ammoniac, Ammoniac, Hydrocarbon để làm lạnh.
- Cùng chuyên mục
Petrolimex vẫn hoạt động bình thường dù Tổng giám đốc Đào Nam Hải bị tạm đình chỉ chức vụ
Ngày 8/5, trao đổi với Nhadautu.vn, đại diện Petrolimex cho biết, Tập đoàn vẫn hoạt động bình thường dù ông Đào Nam Hải - Tổng giám đốc vừa bị Bộ Tài chính tạm đình chỉ chức vụ.
Sự kiện - 08/05/2025 12:09
'Cần kiến tạo đột phá thực chất để đạt tăng trưởng 2 con số'
Để đặt được mục tiêu tăng trưởng 2 con số là cần có những giải pháp đột phá thực chất, dựa trên nền tảng thể chế hiện đại, với động lực chủ yếu từ khu vực kinh tế tư nhân, khoa học - công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao.
Sự kiện - 08/05/2025 09:49
Doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh vì thủ tục chấp thuận đầu tư
Ông Nguyễn Hữu Thập, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang cho biết, thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư đang là rào cản lớn đối với sự phát triển của doanh nghiệp tư nhân. Thực tế, thủ tục này làm tăng thời gian khoảng từ 2-5 năm và chi phí chuẩn bị đầu tư, khiến doanh nghiệp mất cơ hội kinh doanh do chờ đợi phê duyệt.
Sự kiện - 08/05/2025 09:02
Bộ trưởng Công Thương họp với các doanh nghiệp tỷ USD trước thềm đàm phán với Mỹ
Các doanh nghiệp cho biết từ nay tới tháng 6/2025 sẽ tăng cường làm việc với các đối tác Mỹ để hiện thực hóa các thỏa thuận và biên bản ghi nhớ đã ký kết.
Sự kiện - 08/05/2025 08:14
Đại sứ Knapper: Chính sách thương mại mới của Mỹ 'không nhằm gây phương hại tới các nước đối tác'
Đại sứ Marc Knapper đánh giá cao các động thái chủ động, thiện chí, mang tính xây dựng của Việt Nam trong việc chuẩn bị đàm phán thương mại với Mỹ.
Sự kiện - 08/05/2025 06:56
Ủy ban Quốc hội Mỹ ủng hộ nỗ lực đàm phán thuế quan với Việt Nam
Ủy ban Đánh giá kinh tế và an ninh Mỹ - Trung Quốc (USCC) khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng của Mỹ trong khu vực.
Sự kiện - 07/05/2025 22:44
Tổng Bí thư Tô Lâm: Miễn viện phí toàn dân từ giai đoạn 2030-2035
Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thực hiện tiến tới miễn viện phí toàn dân vào giai đoạn từ 2030-2035.
Sự kiện - 07/05/2025 13:20
Ông Hoàng Nam làm quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị
Ông Hoàng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 5/5/2025 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021-2026.
Sự kiện - 07/05/2025 11:45
[Gặp gỡ thứ Tư] 'Nghị quyết về kinh tế tư nhân cần cách thực thi khác truyền thống'
Lần đầu tiên Nghị quyết 68-NQ/TW đã đưa ra những quan điểm đột phá về vị trí, vai trò của khu vực kinh tế tư nhân. Điều này đòi hỏi cần có cách thực thi rất khác để khu vực kinh tế được xem là "một động lực quan trọng nhất" của nền kinh tế phát huy được sứ mệnh của mình.
Sự kiện - 07/05/2025 11:14
Ấn Độ tấn công Pakistan vì vụ giết du khách Kashmir
Ấn Độ đã tấn công Pakistan và khu vực Kashmir của Pakistan vào sáng thứ Tư với ít nhất tám người chết được báo cáo cho đến nay trong khi Pakistan gọi vụ tấn công là "hành động chiến tranh trắng trợn", theo Reuters.
Sự kiện - 07/05/2025 08:23
Gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số triển khai tới đâu?
Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc NHNN cho biết, đối với gói tín dụng 500.000 tỷ đồng cho doanh nghiệp đầu tư hạ tầng và công nghệ số, hiện có 4 ngân hàng thương mại nhà nước đăng ký mỗi ngân hàng 60.000 tỷ đồng; 12 ngân hàng tư nhân quy mô lớn đăng ký mỗi ngân hàng 20.000 tỷ đồng; 5 ngân hàng tư nhân quy mô nhỏ hơn đăng ký 4.000 tỷ đồng.
Sự kiện - 07/05/2025 06:00
Điều gì khiến đăng ký doanh nghiệp mới bùng nổ đầu năm 2025?
Lãnh đạo Bộ Tài chính thông tin những tác nhân, yếu tố dẫn đến sự bùng nổ trong đăng ký doanh nghiệp mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong những tháng đầu năm 2025.
Sự kiện - 06/05/2025 19:08
Bộ Y tế nói lộ trình miễn viện phí cho người dân
Lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về tiến tới miễn phí cho người dân không chỉ là định hướng mang tính chiến lược lâu dài mà là mục tiêu toàn ngành y tế quyết tâm thực hiện.
Sự kiện - 06/05/2025 17:11
Thủ tướng: Kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP cao dù gặp thách thức từ thuế quan Mỹ
Thủ tướng yêu cầu tập trung thực hiện các giải pháp ứng phó chính sách thuế đối ứng của Mỹ, trong đó có chuẩn bị kỹ phương án, đàm phán hiệu quả với Mỹ.
Sự kiện - 06/05/2025 15:36
Nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ, EU tiếp tục đầu tư ở Việt Nam
Việc nhiều doanh nghiệp lớn của các nền kinh tế lớn tiếp tục đầu tư mới, mở rộng đầu tư cho thấy vị trí quan trọng của Việt Nam trong các chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sự kiện - 06/05/2025 13:50
'Doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo'
Ủy ban KH,CN&MT của Quốc hội thấy rằng, doanh nghiệp là động lực chính thúc đẩy đổi mới sáng tạo, cung cấp nguồn lực tài chính, nhân lực cho các hoạt động R&D.
Sự kiện - 06/05/2025 13:15
- Đọc nhiều
-
1
Petrolimex làm ăn ra sao dưới thời CEO Đào Nam Hải?
-
2
Cổ phiếu giảm mạnh, điều gì đang diễn ra ở Bảo hiểm PJICO?
-
3
Đánh thuế 20% chuyển nhượng bất động sản: Khi đề xuất xa rời thực tế?
-
4
Phu nhân Chủ tịch City Auto muốn chi trăm tỷ mua 6 triệu cổ phiếu
-
5
Hà Nội khan hiếm biệt thự, nhà liền kề giá dưới 20 tỷ đồng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 1 month ago
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 1 month ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 month ago