Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Có nên thay đổi phương pháp tính thuế với mặt hàng rượu, bia?
Bộ Tài chính đang xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có đưa ra nghiên cứu phương án thay đổi phương pháp tính thuế với mặt hàng rượu, bia. Góp ý vấn đề, nhiều chuyên gia khuyến nghị nên giữ cách tính thuế như hiện hành do đặc thù riêng có của thị trường trong nước.

Có nên thay đổi phương pháp tính thuế với mặt hàng rượu, bia? Ảnh: Internet.
Đề xuất sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt
Mới đây, Bộ Tài chính đã có tờ trình báo cáo Chính phủ về đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
Tờ trình nêu rõ, các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) trong thời gian qua đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội như góp phần định hướng sản xuất, tiêu dùng của xã hội, điều tiết thu nhập của người tiêu dùng có thu nhập cao, góp phần tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội; góp phần bảo vệ môi trường; góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WT0), bảo đảm phù hợp với thông lệ quốc tế và góp phần ổn định nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và thời gian tới, chính sách thuế TTĐB còn hẹp so với thông lệ quốc tế; vệc điều tiết đối với một số hàng hoá xa xỉ còn thấp chưa đạt được mục tiêu hạn chế tiêu dùng và điều tiết thu nhập của người sử dụng có thu nhập cao trong xã hội. Yêu cầu của thực tiễn cần phải sửa đổi, bổ sung Luật Thuế TTĐB để giải quyết những bất cập phát sinh, khuyến khích chuyển đổi nhập khẩu, sản xuất, sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường, hạn chế tiêu dùng hàng hoá có hại cho sức khoẻ cộng đồng, trẻ em.
Riêng với mặt hàng rượu, bia, Luật Thuế TTĐB sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định: Đối với rượu từ 20 độ trở lên: Áp dụng thuế suất 55% từ ngày 1/1/2016, 60% từ ngày 1/1/2017 và 65% từ ngày 1/1/2018; Đối với rượu dưới 20 độ: Áp dụng thuế suất 30% từ ngày 1/1/2016 và 35% từ ngày 1/1/2018; Đối với mặt hàng bia: Từ ngày 1/1/2016 tăng từ 50% lên 55%; từ ngày 1/1/2017 tăng lên 60%; từ ngày 1/1/2018 tăng lên 65%.
Có 3 giái pháp chính sách thuế với mặt hàng rượu bia được Bộ Tài chính nghiên cứu trong lần điều chỉnh này.
Giải pháp 1 là giữ như quy định hiện hành;
Giải pháp 2 là tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát;
Giải pháp 3 là áp dụng thuế TTĐB hỗn hợp đối với bia (thuế tỷ lệ và thuế tuyệt đối) tăng mức thuế suất thuế tỷ lệ đối với bia để tăng giá bán ít nhất 10% theo khuyến nghị của WHO và bổ sung áp thuế tuyệt đối đối với bia. Có lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát; Tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu để tăng giá bán rượu ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát.
Đánh giá về tác động của các phương án. Bộ Tài chính nhấn mạnh:
Giải pháp 1 có tác động tích cực là không phát sinh chi phí sửa đổi chính sách; tiêu cực là không đạt các mục tiêu bảo vệ sức khoẻ nhân dân, nâng cao sức khoẻ cộng đồng.
Giải pháp 2 giúp tăng thuế suất TTĐB đối với rượu, bia, làm tăng thu ngân sách nhà nước với giả định giá bán, doanh thu không đổi. Ước tính số thu thuế TTĐB từ rượu, bia sẻ tăng thêm khoảng trên 5.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, tác động tiêu cực là việc điều chỉnh tăng mức thuế TTĐB đối với rượu, bia sẽ ảnh hưởng tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực này do tác động giảm tiêu thụ.
Giải pháp 3, Bộ Tài chính nhấn mạnh, nếu áp dụng phương pháp thuế hỗn hợp (kết hợp tỷ lệ và tuyệt đối) đối với sản phẩm có giá trị thuế TTĐB càng cao thì tỷ lệ thuế/giá bán tính thuế càng thấp và ngược lại. Do vậy, hàng có giá tính thuế thấp (hàng hoá sản xuất trong nước) sẽ bị điều tiết thuế cao hơn so với hàng có giá tính thuế cao (hàng hoá nhập khẩu); hàng hoá sản xuất trong nước có giá thành thấp/thấp hơn nhiều rượu, bia nhập khẩu giá cao sẽ giảm sức cạnh tranh so với hàng hoá nhập khẩu.
"Việt Nam đang trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế, nhiều Hiệp định thương mại tự do đã được ký kết, việc sử dụng công cụ thuế nhập khẩu để bảo hộ sản xuất trong nước sẽ dần bị dỡ bỏ. Bên cạnh đó, giá bia sản xuất trong nước thường thấp hơn/thấp hơn nhiều so với giá bia nhập khẩu. Do vậy, nếu bổ sung thêm mức thuế tuyệt đối thì mặt hàng bia sản xuất trong nước sẽ kém cạnh tranh hơn so với hàng nhập khẩu và chưa phù hợp với thông lệ quốc tế. Các nước phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB tuyệt đối hoặc thuế hỗn hợp với sản phẩm có giá và chất lượng tương đồng, ít sự khác biệt, trong khi các nước đang phát triển thường áp dụng thu thuế TTĐB theo tỷ lệ phần trăm trên giá bán vì các sản phẩm có sự chênh lệch lớn về giá bán và chất lượng không tương đồng", tờ trình nêu.
Theo đó, Bộ Tài chính nhận định, trong bối cảnh chất lượng và giá bản các loại đồ uống có cồn của Việt Nam có sự khác biệt lớn, phương thức đánh thuế tuyệt đối, hỗn hợp với đồ uống có cồn là chưa phù hợp trong điều kiện hiện nay của Việt Nam và kiến nghị lựa chọn phương án 2 là "Tăng mức thuế suất thuế TTĐB đối với rượu, bia để tăng giá bán rượu, bia ít nhất 10% theo khuyến nghị tăng thuế của WHO và lộ trình tăng theo mức tăng thu nhập và lạm phát" trong dự luật.
Xây dựng dự án luật phù hợp bối cảnh Việt Nam
Góp ý xây dựng dự Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi nhiều chuyên gia kinh tế, tài chính, thuế đều có chung quan điểm, xây dựng luật cần phù hợp với thông lệ quốc tế và xét tới bối cảnh Việt Nam.
Theo đó, từ khi đất nước hội nhập và đổi mới, đời sống nhân dân được cải thiện, du lịch phát triển, ngành sản xuất bia rượu (đồ uống có cồn) đã có những bước phát triển mạnh, các nhà máy bia trong nước sản xuất các sản phẩm bia thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phải chăng đã giúp bia thương hiệu Việt trở thành nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam đối với du khách nước ngoài, từng bước vươn ra thị trường quốc tế. Theo thống kê hiện nay, ước tính 80% thị phần tiêu thụ là các loại bia phổ thông và bia địa phương.
Ngành đồ uống có cồn theo đó cũng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội, tạo công văn việc làm người lao động. Trung bình mỗi năm các nhà máy sản xuất bia được đóng góp ngân sách cho địa phương từ 50 - 56 nghìn tỷ đồng, và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 79.000 lao động giai đoạn 2010-2020. Đi cùng với sự phát triển của ngành đồ uống có cồn là hệ sinh thái trong lĩnh vực nông nghiệp, kho vận, cơ khí, sinh hoá, bao bì, dịch vụ,…
Tuy nhiên, sau thời gian bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, các tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới (xung đột Nga - Ukraine), tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan đến ngành (Luật Phòng chống tác hại rượu bia, Nghị định 100/2019/NĐ-CP), hiện nay ngành đồ uống đang phải chống chịu với nhiều khó khăn trong bối cảnh mới.
Theo đó, sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành này có xu hướng giảm về lượng tiêu thụ lần lượt -6% và -8% so với năm trước đó giai đoạn 2020-2021. Doanh thu giảm mạnh, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, việc làm.
Trước bối cảnh trên, các chuyên gia khuyến nghị, cần có sự cân nhắc, đánh giá kỹ lưỡng trước khi có bất cứ thay đổi nào về thuế với các sản phẩm này, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên giá thành, từ đó tác động tới hoạt động tiêu dùng, sản xuất, thậm chí có thể "bóp chết" những doanh nghiệp vốn đã chịu nhiều tổn thương từ dịch bệnh, đang cố gắng để duy trì sản xuất, chờ cơ hội phục hồi.
Riêng về phương pháp tính thuế, các chuyên gia cho rằng, lực chọn phương pháp tính thuế thế nào là lựa chọn mỗi quốc gia, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia đó để vừa đảm bảo xu thế hội nhập vừa phải dựa trên lợi thế và lợi ích của quốc gia. Mặc dù phương pháp thuế hỗn hợp và thuế tuyệt đối đã được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng nhưng một quốc gia đang phát triển như Việt Nam việc duy trì áp dụng phương pháp thuế tương đối như hiện nay là cần thiết, liên quan tới quyền lợi của người tiêu dùng Việt Nam.
Một số chuyên gia lo ngại rằng, việc thay đổi phương pháp tính thuế thời điểm hiện tại có thể làm triệt tiêu số đông, vô tình hỗ trợ nhóm nhỏ, có tiềm lực lớn. Vì vậy, thiết kế chính sách cần xem xét tới những giải pháp hài hoà vừa giúp tăng thu ngân sách những vẫn hỗ trợ được doanh nghiệp phục hồi, phát triển, tìm ra điểm "cân bằng" để nuôi dưỡng nguồn thu trong tương lai.
- Cùng chuyên mục
Nhiều công ty, ngân hàng được dự báo có lãi quý I/2025 tăng mạnh
Theo thống kê từ SSI Research, nhiều ngân hàng và doanh nghiệp sẽ có lợi nhuận quý I/2025 tăng trưởng ở mức 2 chữ số.
Tài chính - 27/03/2025 07:59
Standard Chartered điều chỉnh dự báo tỷ giá USD và lãi suất VND
Trong báo cáo kinh tế vĩ mô về Việt Nam, Standard Chartered nâng mức dự báo tỷ giá VND/USD giữa năm lên 26.000 và NHNN sẽ tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II nhằm ứng phó với lạm phát gia tăng.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Hòa Phát kỳ vọng doanh thu kỷ lục năm 2025
Tập đoàn Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu 170.000 tỷ năm nay, là mức kỷ lục mới, vượt qua năm 2021 khi tổ hợp Dung Quất 1 đi vào hoạt động.
Tài chính - 27/03/2025 07:00
Có nên ‘lăn chốt’ nhận quyền mua trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu?
Không chỉ CII mà có thêm TTC AgriS muốn chào bán trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu cho cổ đông. Mức lợi suất lý thuyết TTC AgriS đưa ra đến gần 30% sau 1 năm.
Tài chính - 26/03/2025 13:20
SHS muốn nâng vốn điều lệ vượt 17.000 tỷ đồng
SHS cho biết đây là bước đi chiến lược giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động và củng cố vị thế trên thị trường chứng khoán.
Tài chính - 26/03/2025 10:53
Sếp VCBF: Dòng tiền vào quỹ giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn
Ông Nguyễn Duy Anh, Giám đốc Quản lý Danh mục đầu tư, Công ty Quản lý Quỹ Vietcombank (VCBF) cho biết dòng tiền đi vào các quỹ thường là đầu tư dài hạn nên sẽ góp phần giúp thị trường chứng khoán ổn định hơn và không có những pha biến động quá mạnh.
Tài chính - 26/03/2025 08:13
Áp lực thu xếp vốn đè nặng lên CII
Chủ trương phát triển hạ tầng mang đến cơ hội đầu tư rất lớn cho CII. Song, áp lực thu xếp vốn không nhỏ khi quy mô dự án lên đến hàng tỷ USD.
Tài chính - 25/03/2025 14:42
Gelex Electric báo lãi quý I gấp 3 cùng kỳ, muốn phát triển mạnh thị trường quốc tế
Ban lãnh đạo Gelex Electric hé lộ kế hoạch phát triển thị trường quốc tế đầy tham vọng.
Tài chính - 25/03/2025 12:58
Dòng tiền đang 'chảy' vào nhóm ngành nào?
Ông Trần Thăng Long, Giám đốc Phân tích, CTCP Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết trong 3 tháng qua, dòng tiền trên thị trường chứng khoán đã có xu hướng vào mạnh một số nhóm ngành như nhóm khoáng sản, vật liệu xây dựng, ngân hàng, tài chính.
Tài chính - 25/03/2025 10:11
HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc 40 triệu USD cho Hạ tầng GELEX
Đây là lần thứ hai HSBC thu xếp giao dịch bảo lãnh khoản vay không ràng buộc của SACE cho một doanh nghiệp Việt Nam.
Tài chính - 25/03/2025 09:58
Quý I/2025, GELEX Electric lãi khủng, tăng 215% so với cùng kỳ
CTCP Điện lực GELEX - GELEX Electric (Mã: GEE) tiếp tục duy trì đà tăng trưởng mạnh trong quý 1/2025 với động lực chính đến từ hoạt động kinh doanh lõi, trong đó, CTCP Dây cáp điện Việt Nam CADIVI có vai trò chủ lực.
Tài chính - 25/03/2025 09:55
Thấy gì từ kế hoạch lợi nhuận của các công ty chứng khoán?
Đánh giá thị trường chứng khoán có diễn biến tích cực trong năm 2025, nhiều công ty chứng khoán đã đặt kế hoạch lợi nhuận hàng ngàn tỷ đồng. Nếu thực hiện thành công, nhiều đơn vị sẽ có mức lãi cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Tài chính - 25/03/2025 06:52
Tín dụng tăng 1,24% sau 2,5 tháng đầu năm
Phó Thống đốc NHNN Phạm Thanh Hà cho biết, đến 12/3, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống đạt 1,24%. Mức tăng trưởng này còn cách khá xa so với mục tiêu 16%, thậm chí 20% của năm 2025.
Tài chính - 24/03/2025 17:14
Phát Đạt lên tiếng về cổ phiếu bị thao túng giá
Phát Đạt cho biết ban lãnh đạo công ty không có liên quan gì tới các hoạt động thao túng giá cổ phiếu PDR. Hoạt động kinh doanh vẫn diễn ra theo kế hoạch.
Tài chính - 24/03/2025 13:38
Giá vàng trụ vững mức 3.000 USD/ounce
Giá vàng thế giới trụ vững ở mức 3.000 USD/ounce. Giá vàng trong nước đứng ở mức 94,4 - 97,4 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Tài chính - 24/03/2025 10:17
'Quan sát vùng hỗ trợ VN-Index tại 1.300-1.320 điểm'
Nhịp điều chỉnh ngắn hạn của VN-Index được xem là cơ hội tích lũy cổ phiếu với giá vốn tốt, đặc biệt ở các nhóm ngành nhiều triển vọng như ngân hàng, chứng khoán, bất động sản nhà ở, điện và đầu tư công.
Tài chính - 24/03/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
'Bơm' tiền vào nền kinh tế, bất động sản liệu có 'nhảy múa'?
-
2
Thủ tướng dự khánh thành đập dâng 'hình chiếc lá' 738 tỷ ở Bình Định
-
3
Sáp nhập tỉnh thành: Nhà đầu tư muốn đặt cược vào bất động sản?
-
4
FPT lãi gần 1.900 tỷ đồng sau 2 tháng
-
5
Bình Định sẽ khởi công 7 dự án giao thông hơn 57.800 tỷ trong năm 2025
Đáng đọc
- Đáng đọc
'Bối cảnh mới mở ra những cơ hội đầu tư chưa từng có'
Tài chính - Update 5 day ago
Phát triển kinh tế tư nhân - đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng
Sự kiện - Update 1 week ago
Điểm tên nhóm ngành hưởng lợi từ thương chiến
Đầu tư thông minh - Update 1 week ago
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 1 month ago