Vì sao không nên thay đổi phương pháp tính thuế TTĐB với rượu, bia?

Nhàđầutư
Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco đã chỉ ra 5 nguyên nhân để không nên thay đổi phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia. Ông Tuất cũng đề xuất, thời điểm hiện tại không nên bàn tới tăng thuế TTĐB với mặt hàng này.
ĐÌNH VŨ
08, Tháng 07, 2023 | 07:00

Nhàđầutư
Ông Phan Đăng Tuất, nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco đã chỉ ra 5 nguyên nhân để không nên thay đổi phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng rượu, bia. Ông Tuất cũng đề xuất, thời điểm hiện tại không nên bàn tới tăng thuế TTĐB với mặt hàng này.

Bộ Tài chính mới đây đã có đề nghị xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), trong đó có những đề xuất rất quan trọng, được đánh giá sẽ có sức ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của một số nhóm hàng chịu sự điều chỉnh.

Nhằm góp ý xây dựng dự án Luật rất quan trọng này, ngày 4/7, Tạp chí Nhà đầu tư đã tổ chức Hội thảo khoa học "Góp ý xây dựng Dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)". Hội thảo đã nhận được sự hưởng ứng, góp ý của nhiều các nhà khoa học, chuyên gia, hiệp hội và các doanh nghiệp - là đối tượng chịu sự điều chỉnh của dự án Luật.

Để có thêm một góc nhìn, đóng góp ý kiến xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), Tạp chí Nhà đầu tư đã có cuộc phỏng vấn riêng với ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), nguyên Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Bia - rượu - nước giải khát Sài Gòn (Sabeco).

phan-dang-tuat-sabeco

Ông Phan Đăng Tuất, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI), nguyên Chủ tịch HĐQT Sabeco. Ảnh: Internet.

Trong xây dựng dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) lần này, Bộ Tài chính có đề xuất tăng thuế với mặt hàng rượu, bia và nghiên cứu đề xuất thay đổi phương pháp tính thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng này. Từ góc độ một người có nhiều năm gắn bó với thị trường bia, rượu, xin ông đưa quan điểm về vấn đề này?

Ông Phan Đăng Tuất: Bia rượu là hàng hoá tiêu dùng, nó cũng có vai trò giống một số loại thực phẩm như ớt, đường... Và tác hại của bia, rượu cũng chỉ xảy ra khi sử dụng không đúng mực nên vấn đề là ở hướng dẫn sử dụng, cách sử dụng của người tiêu dùng.

Thực tế, từ khi đất nước hội nhập và đổi mới, du lịch phát triển, ngành sản xuất bia rượu (đồ uống có cồn) đã có những bước phát triển mạnh, các nhà máy bia trong nước sản xuất các sản phẩm bia thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phải chăng đã giúp bia thương hiệu Việt trở thành nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam đối với du khách nước ngoài, từng bước vươn ra thị trường quốc tế. 

Ngành đồ uống có cồn theo đó cũng chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, tạo công văn việc làm người lao động. Trung bình mỗi năm các nhà máy sản xuất bia đóng góp ngân sách cho địa phương từ 50 - 56.000 tỷ đồng, và giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 79.000 lao động giai đoạn 2010-2020. Đi cùng với sự phát triển của ngành đồ uống có cồn là hệ sinh thái trong lĩnh vực nông nghiệp, kho vận, cơ khí, sinh hoá, bao bì, dịch vụ.... và số lượng lao động làm trong các lĩnh vực này liên quan tới ngành rượu, bia lên tới hàng triệu.

Tuy nhiên, sau thời gian bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề từ dịch bệnh COVID-19, các tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên thế giới (xung đột Nga - Ukraine), tác động bất lợi từ một số cơ chế chính sách liên quan đến ngành, hiện nay ngành đồ uống đang phải chống chịu với nhiều khó khăn trong bối cảnh mới. Theo số liệu công bố, sản lượng sản xuất và tiêu thụ ngành này có xu hướng giảm về lượng tiêu thụ lần lượt -6% và -8% so với năm trước đó giai đoạn 2020-2021. Năm 2022 và dự kiến nửa đầu năm 2023 tiếp tục suy giảm, có DN lớn sản lượng đã giảm tới -20%. Doanh thu giảm mạnh, doanh nghiệp buộc phải cắt giảm lao động, việc làm.

Trong lúc kinh tế khó khăn, doanh nghiệp lao đao mà tăng thuế sẽ càng đẩy doanh nghiệp và ngành hàng này vào tình thế khó khăn. Khối doanh nghiệp rượu bia cũng là một thành tố trong cấu trúc của nền kinh tế. DN khó khăn thì kinh tế cũng khó khăn. Vì vậy, thời điểm hiện tại vấn đề "tăng thuế tiêu thụ đặc biệt" cũng cần được cân nhắc kỹ lưỡng, nên đặt vấn đề "nên hay không tăng thuế thời điểm hiện tại?" hay nên để một thời gian nữa, khi DN đã qua giai đoạn khó khăn rồi hãy tính?

Tôi không phản đối việc phải tăng thuế để hạn chế tiêu thụ, sử dụng các sản phẩm có hại. Nhưng riêng với mặt hàng bia thì cũng cần xem xét lại "thế nào là sản phẩm có hại?".

Riêng với thuế tiêu thụ đặc biệt, tôi cho rằng không nên tăng tại thời điểm hiện tại mà ít nhất để vài ba năm nữa, khi giai đoạn khó khăn nền kinh tế Việt Nam qua đáy (dự báo của một số tổ chức Quốc tế là vào khoảng cuối năm 2024 - đầu 2025 và đến 2026 mới bớt khó, tăng trưởng trở lại).

Với vai trò là một người có kinh nghiệm nhiều năm công tác trong ngành rượu, bia, ông đánh giá thế nào về đề xuất nghiên cứu thay đổi cách tính thuế với mặt hàng này từ tương đối sang hỗn hợp (cả tương đối và tuyệt đối)?

Ông Phan Đăng Tuất: Đúng là hiện nay có một số nước trên thế giới áp dụng phương pháp tính thuế tuyệt đối và hỗn hợp với mặt hàng rượu, bia. Tuy nhiên, đó là khi thị trường bia ở những nước này đã có lịch sử phát triển lâu đời, mặt bằng giá các sản phẩm bia gần như tương đương nhau. Ví dụ, khi tôi đi châu Âu, vào hầu hết cửa hàng giá bia là như nhau chỉ khoảng 5 EURO/lon/cốc, không có khác biệt nhiều giữa các hãng. Lúc đó, đánh thuế tuyệt đối trên sản lượng (tuyệt đối) thì không khác gì đánh trên doanh thu (tương đối). Còn ở Việt Nam thì bối cảnh hoàn toàn khác và phương pháp tính thuế tuyệt đối là hoàn toàn không hợp lý.

Sau đây là 5 bất cập để tôi đưa lý do vì sao không nên áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt theo phương pháp tuyệt đối hay hỗn hợp lên mặt hàng bia tại Việt Nam.

Thứ nhất là về mặt học thuật, thuế là chỉ tiêu giá trị thì phải dùng giá trị để đánh, không thể dùng sản lượng. Chúng ta không thể đánh thuế nhập khẩu vàng và thép như nhau vì giá trị của chúng rất khác nhau. Ở nước ta, giữa 1 cốc bia giá cao nhất và thấp nhất có thể chênh nhau lên tới 30-40 lần, nếu áp dụng thuế theo sản lượng sẽ dẫn tới hậu quả là các DN sản xuất bia giá thấp bị thua thiệt so với các DN sản xuất bia giá cao. Điều này tạo ra sự cạnh tranh không công bằng giữa các DN.

Tiếp theo là vấn đề lợi ích người tiêu dùng. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam hiện nay đang thấp, trong khi 80% thị phần tiêu thụ là các loại bia phổ thông và bia địa phương (giá rẻ). Nếu nhóm sản xuất này bị triệu tiêu thì người tiêu dùng Việt Nam cũng không còn cơ hội sử dụng sản phẩm bia.

Kéo theo đó là nguy cơ xảy ra độc quyền trong cạnh tranh. Khi áp dụng thuế tuyệt đối, bia giá cao xét trong tương quan với bia giá rẻ sẽ giảm giá, còn bia giá thấp lại tăng giá và bị thu hẹp sản xuất. Thị phần bia giá cao cũng vì thế sẽ tăng lên và có thể chiếm lĩnh vượt trội, vượt các chỉ tiêu trong quy định trong Luật Cạnh tranh và sẽ ảnh hưởng tới vấn đề chống độc quyền của Việt Nam. Do vậy, với nền kinh tế đang phát triển và việc có sự chênh lệch giá bia quá lớn như Việt Nam hiện nay thì đánh thuế theo sản lượng là bất cập.

Đa số các doanh nghiệp "chết" sau khi thuế tăng cũng sẽ kéo theo ngân sách Nhà nước thất thu. Với những nghiên cứu và hiểu biết về ngành này, tôi khẳng định rằng, nếu áp dụng phương pháp tính thuế theo sản lượng thì NSNN sẽ thất thu thuế thay vì tăng thu.

Cuối cùng, tôi khuyến nghị, chúng ta có thể nghiên cứu ở bất cứ thời điểm nào nhưng đây chưa phải là thời điểm thích hợp để thay đổi chính sách cơ bản thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu bia, xét cả trên phương diện kinh tế và xã hội. Có lẽ nên để khi DN và nền kinh tế qua đáy, qua giai đoạn trầm lắng, đến khoảng 2026 hãy bàn tới tăng thuế hay không.

Xin cảm ơn Ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ