Kích cầu để thúc tăng trưởng
Cùng với đầu tư công, thì tiêu dùng nội địa cũng là một động lực tăng trưởng quan trọng. Tuy vậy, kể từ sau đại dịch, động lực này có dấu hiệu suy giảm, cần “kích” mạnh để nền kinh tế có thể đạt tốc độ tăng trưởng trên 8% trong năm nay.

Trông vào thị trường nội địa
Ngoài đầu tư công, còn có 2 động lực tăng trưởng truyền thống quan trọng của nền kinh tế, đó là xuất khẩu và tiêu dùng nội địa. Tuy vậy, trong bối cảnh thị trường xuất khẩu được dự báo có nhiều rủi ro, do sức mua thị trường toàn cầu chưa phục hồi và do những ảnh hưởng của chính sách thuế quan của chính quyền Tổng thống Donald Trump, các chuyên gia kinh tế cho rằng, để thúc đẩy tăng trưởng năm 2025 đạt trên 8%, phải trông vào thị trường nội địa.
Câu chuyện nằm ở chỗ, kể từ đại dịch Covid-19, sức mua của thị trường nội địa đã chịu ảnh hưởng không nhỏ. Tháng đầu năm 2025 - tháng có hai kỳ nghỉ Tết, nhẽ ra sức mua sẽ tăng mạnh, nhưng thực tế, lại tăng chậm. Số liệu thống kê cho thấy, tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 1/2025 chỉ tăng 9,5% so với cùng kỳ năm trước. Mức tăng này thấp hơn so với cùng kỳ tháng Tết các năm trước dịch (các năm 2018, 2019, tổng mức bán lẻ tăng lần lượt 13,2% và 11,5%).
Sức mua tăng chậm sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới động lực cho sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp, vốn đang bị ảnh hưởng do kinh tế khó khăn và cầu thị trường toàn cầu tăng chậm.
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ chín của Quốc hội, một số đại biểu Quốc hội đã bày tỏ sự lo ngại về việc động lực tăng trưởng kinh tế truyền thống đến từ tổng cầu chưa được cải thiện mạnh mẽ, đồng thời chỉ ra nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng nội địa trong năm nay. Chẳng hạn, để đạt được tăng trưởng trên 8%, Chính phủ sẽ đẩy mạnh đầu tư công, chấp nhận bội chi và Chỉ số Giá tiêu dùng tăng 4-5%. Điều này có thể khiến giá hàng hóa tăng cao, trong khi thu nhập và việc làm không tăng kịp, khiến người dân càng thắt chặt chi tiêu.
“Khi chúng ta đưa tiền ra nền kinh tế nhiều hơn, giá cả hàng hóa tăng lên, nhưng thu nhập không tăng, thì sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu dùng”, ông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách Trung ương của Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội bày tỏ.
Bên cạnh đó, việc một số luật thuế dự kiến được thông qua tới đây, với đề xuất mức thuế mới tăng khá mạnh với nhiều nhóm mặt hàng, ngành hàng - cũng được cho là yếu tố sẽ làm tăng giá thành sản phẩm và qua đó, tác động tiêu cực đến tiêu dùng.
Trong một chia sẻ gần đây, ông Suan Teck Kin, Giám đốc Khối Nghiên cứu thị trường và kinh tế toàn cầu, Ngân hàng UOB (Singapore) cho rằng, năm 2025, Việt Nam sẽ phải đối mặt với các rủi ro từ các chính sách thuế quan của Tổng thống Donald Trump.
“Về trực tiếp, nếu Tổng thống Trump áp thuế lên hàng hóa Việt Nam do thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam, tác động sẽ lan rộng đến cả ngành sản xuất và dịch vụ, làm giảm chi tiêu trong nước. Về gián tiếp, nếu nhu cầu xuất khẩu giảm do hoạt động kinh tế chậm lại, sẽ ảnh hưởng đến xuất khẩu và tăng trưởng GDP của Việt Nam”, ông Suan Teck Kin bày tỏ.
Có nghĩa rằng, xuất khẩu đang đối mặt với những rủi ro. Và thậm chí, các chính sách thuế của chính quyền Tổng thống Donald Trump còn có thể ảnh hưởng đến cả tiêu dùng trong nước. Trong bối cảnh này, để thúc đẩy tăng trưởng, bên cạnh đầu tư công, phát triển thị trường nội địa là quan trọng.
Kích cầu để thúc tăng trưởng
Khi xây dựng kịch bản kinh tế năm 2025, với mục tiêu tăng trưởng GDP trên 8%, Chính phủ cũng nhấn mạnh vai trò của động lực tiêu dùng. Theo đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (giá hiện hành) phải tăng 12% trở lên. Con số này cao hơn khoảng 2 điểm phần trăm so với mức 10% được Chính phủ đưa ra trong trường hợp kịch bản kinh tế được chọn ở mức 6,5-7%, phấn đấu đạt 7-7,5%.
Tăng thêm 2 điểm phần trăm là con số không hề nhỏ. Năm ngoái, tổng mức bán lẻ hàng hóa đạt 6.391.000 tỷ đồng. Tăng thêm 12% tức là tổng mức bán lẻ phải tăng thêm 766.920 tỷ đồng. Làm thế nào để có thể đạt được con số này? Câu trả lời là cần kích cầu tiêu dùng.
Trong báo cáo gửi tới Quốc hội, Chính phủ cho rằng, phải xây dựng các cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu và xúc tiến thương mại thị trường trong nước; thúc đẩy phân phối hàng hóa qua nền tảng số; phát triển thương mại điện tử: có giải pháp đồng bộ để thúc đẩy, khai thác hiệu quả xu hướng tiêu dùng, du lịch trong nước trong các dịp lễ, tết…
“Phải phát triển mạnh thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng. Phấn đấu tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành năm 2025 tăng khoảng 12% trở lên”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.
Trong cuộc làm việc mới đây với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về tăng trưởng kinh tế, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng nhấn mạnh việc phải thúc đẩy tiêu dùng nội địa. “Chỉ khi thúc đẩy được tiêu dùng nội địa, mới giúp tăng trưởng GDP bền vững”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh.
Hiện nay, để kích cầu tiêu dùng, nhiều giải pháp đã được đề xuất. Trong đó, Bộ Tài chính nghiên cứu, xây dựng cơ chế, chính sách về thuế, tín dụng để hỗ trợ tăng sức mua, kích cầu tiêu dùng, du lịch nội địa; triển khai giải pháp đồng bộ khai thác xu hướng tiêu dùng, du lịch trong nước dịp lễ, tết…
Trong khi đó, Bộ Công thương chịu trách nhiệm đẩy mạnh kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại thị trường trong nước; thúc đẩy kết nối giữa nhà sản xuất trong nước và các kênh phân phối hiện đại để mở rộng tiêu thụ sản phẩm nội địa trên cả nước…
Việc thực hiện chính sách tiền tệ linh hoạt thông qua giảm lãi suất, mở rộng tín dụng tiêu dùng, tăng cơ hội vay tiêu dùng, linh hoạt trong quản lý nợ, giảm chi phí vay cũng được cho là sẽ góp phần hiệu quả kích cầu tiêu dùng nội địa.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (nay đã được hợp nhất với Bộ tài chính) cho thấy, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước tăng khoảng 9%. Tức là, cầu tiêu dùng trong nước đã tăng trưởng tích cực, chi tiêu của người dân đã phục hồi so với năm 2023. Tuy vậy, mức tăng này vẫn chưa đạt kỳ vọng, chỉ cao hơn các năm 2020 và 2021 (những năm có dịch Covid-19) trong giai đoạn 2012-2024.
(Theo Báo Đầu tư)
- Cùng chuyên mục
Quảng Nam mạnh tay xoá bỏ 'giấy phép con'
Bí thư Tỉnh uỷ và Chủ tịch tỉnh Quảng Nam yêu cầu các đơn vị rà soát, xoá bỏ những giấy phép con đang cản trở giải ngân vốn đầu tư công.
Đầu tư - 13/03/2025 16:04
Thương mại điện tử tạo 'sức ép' tới mặt bằng bán lẻ?
So với các nước trong khu vực như Thái Lan, Singapore hay Malaysia, mặt bằng bán lẻ của Việt Nam còn khiêm tốn về quy mô, chất lượng và trải nghiệm. Trong khi đó, thương mại điện tử đang tạo sức ép lớn đối với mặt bằng bán lẻ truyền thống.
Đầu tư - 13/03/2025 16:00
Phát triển AI và bán dẫn: Cơ hội 4.000 năm của Việt Nam
Việt Nam có những bước tiến lớn trong việc đầu tư vào hạ tầng AI và bán dẫn và đây là cơ hội "4.000 năm có 1" để Việt Nam vươn mình cùng ngành công nghệ cao này.
Đầu tư - 13/03/2025 15:59
Chính phủ yêu cầu khẩn trương nghiên cứu mở rộng đoạn cao tốc Yên Bái - Lào Cai
Qua 10 năm khai thác, mặt đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đã xuống cấp, lưu lượng trên tuyến tăng cao, tốc độ khai thác chậm không đáp ứng tốc độ thiết kế.
Đầu tư - 13/03/2025 14:57
Yêu cầu Quảng Trị bàn giao mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh cuối tháng 3/2025
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu Quảng Trị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng cao tốc Cam Lộ - Vạn Ninh, bàn giao mặt bằng sạch cuối tháng 3/2025.
Đầu tư - 13/03/2025 09:35
'Sóng' bất động sản đã bắt đầu?
Thị trường bất động sản có nhiều động lực để bứt phá trở thành kênh đầu tư hấp dẫn. Trong đó, thúc đẩy đầu tư hạ tầng, giảm lãi suất là yếu tố quan trọng.
Đầu tư thông minh - 13/03/2025 07:00
Quảng Ninh: Hỗ trợ tối đa cho doanh nghiệp tư nhân phát triển
Tỉnh Quảng Ninh đang tiếp tục thể hiện cam kết mạnh mẽ trong việc hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đầu tư - 13/03/2025 06:50
Tập đoàn Mỹ có kế hoạch đầu tư nhiều tỷ USD vào điện gió ngoài khơi ở Việt Nam
Chính phủ Việt Nam hoan nghênh kế hoạch của Tập đoàn Pacifico Energy đầu tư vào ngành năng lượng của Việt Nam, trong đó có việc khảo sát để triển khai dự án đầu tư điện gió ngoài khơi tại Bình Thuận.
Đầu tư - 13/03/2025 06:45
Bình Định sẽ xây resort cao cấp, khu ngắm cảnh ở Cù Lao Xanh
Bình Định sẽ xây dựng khu resort nghỉ dưỡng cao cấp, khu tham quan ngắm cảnh và dịch vụ giải khát ẩm thực… ở xã Nhơn Châu (hay Cù Lao Xanh, tại TP. Quy Nhơn).
Đầu tư - 12/03/2025 18:41
Số lượng doanh nghiệp ngưng hoạt động ở Huế tăng cao
Đến cuối tháng 2/2025, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngưng hoạt động ở Huế tăng cao so với số doanh nghiệp thành lập mới.
Đầu tư - 12/03/2025 18:38
WB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,8% năm 2025
Báo cáo "Điểm lại" do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày hôm nay (12/3) đưa ra dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam đạt 6,8% trong năm 2025 và 6,5% vào năm 2026.
Đầu tư - 12/03/2025 18:37
Tập đoàn Huali rót 100 triệu USD vào dự án mới ở Thái Nguyên
Tập đoàn Huali chuyên sản xuất và kinh doanh các loại tấm lát sàn và tấm ốp tường vật liệu mới thân thiện với môi trường, có trụ sở chính tại Trung Quốc.
Đầu tư - 12/03/2025 15:24
Nghệ An có thêm khu công nghiệp hơn 1.300 tỷ
Khu Công nghiệp VSIP Nghệ An 3 có quy mô diện tích hơn 181,1 ha ở xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên với tổng mức đầu tư 1.325 tỷ đồng.
Đầu tư - 12/03/2025 13:47
Quảng Trị kiến nghị Chính phủ hỗ trợ 9.479 tỷ làm cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo
Theo UBND tỉnh Quảng Trị việc đầu tư cao tốc Cam Lộ - Lao Bảo sẽ góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng 8%, kích hoạt và thu hút đầu tư.
Đầu tư - 12/03/2025 13:47
VSIP khởi công khu công nghiệp gần 3.800 tỷ đồng ở Quảng Ngãi
Dự án Khu công nghiệp (KCN) VSIP II Quảng Ngãi có tổng vốn đầu tư gần 3.800 tỷ đồng, khi hoàn thành sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 50.000 lao động.
Đầu tư - 12/03/2025 13:31
Thanh khoản thị trường địa ốc phía Nam gặp khó
2 tháng đầu năm, lượng tiêu thụ các phân khúc bất động sản tại thị trường TP.HCM và vùng phụ cận đều gặp khó khăn. Nguyên nhân là do các sản phẩm chủ yếu có mặt bằng giá cao và ảnh hưởng của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán kéo dài.
Đầu tư - 12/03/2025 08:40
- Đọc nhiều
-
1
Dự báo thị trường Bất động sản Nghệ An 2025
-
2
Người trẻ mất khả năng tích lũy vì giá thuê nhà chiếm một nửa thu nhập
-
3
Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức hội thảo 'Cơ hội đầu tư trong bối cảnh mới'
-
4
Những thương hiệu OCOP Việt gặt hái thành công bền vững trên TikTok
-
5
CEO Chứng khoán IVS: Việt Nam đã có những bước tiến quan trọng trong lộ trình nâng hạng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Khi nào cổ phiếu VNM đảo chiều?
Tài chính - Update 3 week ago
'Chương mới' của NCB
Tài chính - Update 2 week ago
Tâm thế mới đón kỷ nguyên mới
Bình luận - 1 month