Hiện thực hóa giấc mơ đường sắt tốc độ cao

NGÔ ĐỨC HÀNH
07:05 02/02/2025

Chiều 30/11/2024, với 443/454 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) trên trục Bắc - Nam (sau đây gọi tắt là dự án). Đây có thể coi là một trong những quyết định chuẩn bị cho Việt Nam bước vào "kỷ nguyên vươn mình".

Hành trình 15 năm

Những người quan tâm đến dự án chắc chắn còn nhớ câu nói "nổi tiếng" vì có yếu tố "khôi hài" của một vị đại biểu Quốc hội trên diễn đàn Quốc hội (Khóa XII): "Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc, Việt Nam ta cũng có chỉ số IQ cao". Quả thật, dự án là kết quả của một quá trình nhận thức. Các nhà khoa học chuyên ngành giao thông vận tải cũng đã từng tranh luận nhau khái niệm "đường sắt cao tốc" hay "đường sắt tốc độ cao" và chưa ngã ngũ.

Năm 2010, chiều ngày 19/6, Quốc hội đã bỏ phiếu về chủ trương xây dựng dự án trị giá 56 tỷ USD do Chính phủ trình. Kết quả 37% số đại biểu tán thành, 41% không tán thành. Thời điểm đó, tổng mức đầu tư dự án khoảng 56 tỷ USD, trong khi đó GDP của nước ta mới chỉ vào khoảng 105 tỷ USD. Đó là lần bỏ phiếu "vô tiền khoáng hậu" ở Quốc hội nước ta, sau khi có rất nhiều tranh luận.

Đa số đại biểu Quốc hội biểu quyết không tán thành chủ trương đầu tư dự án này vào thời gian trên và yêu cầu Chính phủ tiếp tục nghiên cứu và có đầy đủ luận chứng thuyết phục. Dư luận chung lúc đó đồng tình với quyết định của Quốc hội và đánh giá cao sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành dân chủ, cẩn trọng của Đảng đoàn Quốc hội, Thường vụ Quốc hội và Chủ tịch Quốc hội (lúc đó là ông Nguyễn Phú Trọng).

Phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam vào năm 2035. Ảnh: Báo Chính phủ

Gần đây, những người có trách nhiệm tỏ ra tiếc nuối. Theo họ, lẽ ra Chính phủ nhiệm kỳ khóa XII đó nên trình ra Quốc hội các dự án nhỏ, chẳng hạn Hà Nội - Nghệ An, hay TP.HCM - Nha Trang để dễ thông qua, thay vì dự án toàn tuyến Bắc Nam. Nếu bắt tay làm các tuyến từ hồi đó, thì hiện nay Việt Nam đã có thể xây xong toàn tuyến.

Sau khi dự án không được thông qua, cả nước đã phát triển mới hoặc hoàn thiện tới 4 tuyến đường bộ Bắc Nam để tháo gỡ. Đó là, hệ thống đường ven biển dài khoảng hơn 3.000 km từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến thị xã Hà Tiên, Kiên Giang; nâng cấp quốc lộ 1A với chiều dài 2.482 km; hệ thống đường bộ cao tốc phía Đông Bắc Nam dài hơn 2.000 km dọc đất nước; đường Hồ Chí Minh dài hơn 3.000 km. Biết bao nguồn lực đã được dành để xây dựng các tuyến đường này.

Như vậy, dự án đã "hành trình" 15 năm (2010- 2024) để có một nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư.

Giấc mơ có thật?

Không thể nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nếu hệ thống hạ tầng giao thông, trong đó có đường sắt không hiện đại, đồng bộ, không kéo giảm chi phí logistics, mở rộng không gian liên kết vùng. Hệ thống đường sắt các nước khổ 1.435mm, nếu Việt Nam còn duy trì khổ 1.000mm (chiếm 83%) sao mang đến hiệu quả chạy tàu và hội nhập quốc tế?

Dự án ĐSTĐC có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km; điểm đầu tại ga Ngọc Hồi (Hà Nội), điểm cuối tại ga Thủ Thiêm (TP.HCM); đi qua địa phận 20 tỉnh, thành: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP.HCM.

Quốc hội quyết nghị đầu tư mới toàn tuyến đường đôi khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục; 23 ga hành khách, 5 ga hàng hóa; phương tiện, thiết bị.

Dự án vận chuyển hành khách, đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh, có thể vận tải hàng hóa khi cần thiết. Theo đó, tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án khoảng 10.827ha. Khi thực hiện dự án, dự kiến có khoảng 120.836 người tái định cư. Dự án được đầu tư theo hình thức đầu tư công, với tổng mức đầu tư hơn 1,713 triệu tỷ đồng (tương đương hơn 67 tỷ USD). Dự án được được Quốc hội quyết lần này đã khác xa so với lần trước ở quyết tâm, đồng thuận chính trị. Quốc hội quyết nghị, lập báo cáo nghiên cứu khả thi từ năm 2025, phấn đấu cơ bản hoàn thành dự án năm 2035.

Dự án quy mô chưa từng có ở nước ta, chưa có tiền lệ thực hiện, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội, đến tài chính, ngân sách, nợ công... Việt Nam lại chưa có công nghệ, chưa có nguồn nhân lực, chưa chủ động được về nguồn vốn, trong khi với thực trạng ngân sách hiện nay, thì vốn đầu tư dự án chủ yếu sẽ từ nguồn vốn vay.

Thứ trưởng Bộ GTVT, ông Trần Danh Huy cho biết, "Đây là tâm nguyện của các thế hệ cán bộ ngành Đường sắt" đánh dấu một kỷ nguyên mới của đất nước.

Câu hỏi cần có lời giải

Tính đến năm 2035, Việt Nam đang đặt mục tiêu để không chỉ đầu tư xây dựng tuyến ĐSTĐC Bắc - Nam, mà còn 6 tuyến đường sắt khác. Trong đó, có 3 tuyến kết nối Hà Nội sang biên giới Trung Quốc, tuyến đường sắt TP.HCM - Cần Thơ. Ngoài ra, hai hệ thống đường sắt đô thị tại Hà Nội và TP.HCM dự kiến sẽ được đầu tư với tổng chi phí hơn 70 tỷ USD từ nay đến 2035. Chi phí mở rộng mạng lưới đường bộ cao tốc trong cùng thời điểm cũng đang được Bộ GTVT ước tính là sẽ hơn 40 tỷ USD....

Quốc hội đã thông qua nghị quyết về dự án, tuy nhiên, nhiều ý kiến bảo lưu cần đánh giá đầy đủ hơn về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, bố trí vốn cho từng giai đoạn của dự án để bảo đảm tính khả thi, hiệu quả. Có ý kiến cho rằng dự án trải qua 3 kỳ trung hạn, vì vậy tổng mức đầu tư được duyệt giai đoạn nào thì chỉ tính trong giai đoạn đó, phần vốn được thực hiện giai đoạn nào thì tính vốn vào kỳ trung hạn đó và không nên chuyển từ kỳ trung hạn trước qua kỳ trung hạn sau.

Theo Luật Đầu tư công năm 2019, hiện nay đánh giá khả năng cân đối nguồn vốn chỉ có thể thực hiện theo kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm, phần chuyển tiếp sang giai đoạn sau không quá 20% kế hoạch đầu tư công giai đoạn trước. Dự án kéo dài qua 3 kỳ trung hạn nên việc xác định khả năng cân đối vốn là chưa có quy định. Điều đó đòi hỏi, không chỉ vốn, hành lang pháp lý cần tiếp tục hoàn thiện.

Ngoài ra, cũng phải tính đến nguy cơ đội vốn và chậm tiến độ - xảy ra rất phổ biến trong các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông tại Việt Nam và trên khắp thế giới. Chi phí xây dựng hầu hết các tuyến ĐSTĐC trên thế giới đều vượt mức đề xuất ban đầu do nhiều yếu tố khác nhau, nên nguồn vốn cần phải tính toán kỹ lưỡng để phòng ngừa nguy cơ này. Có nhiều câu hỏi khác về công nghệ, nhân lực cũng cần được giải đáp.

Tinh thần với dự án là "Bàn làm chứ không bàn lùi". Tuy nhiên "Làm như thế nào?" là trách nhiệm lịch sử và hệ trọng, vì dự án cũng là tương lai của đất nước trước kỷ nguyên vươn mình.

  • Cùng chuyên mục
Bất động sản Đà Nẵng bước vào giai đoạn mới

Bất động sản Đà Nẵng bước vào giai đoạn mới

Năm 2025, thị trường bất động sản (BĐS) Đà Nẵng được dự báo sẽ tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực nhờ vào các yếu tố chính sách, kinh tế, du lịch và hạ tầng.

Đầu tư - 02/02/2025 06:05

Công nghiệp bán dẫn: Chuyện bây giờ mới kể…

Công nghiệp bán dẫn: Chuyện bây giờ mới kể…

Công nghiệp bán dẫn được mới đề cập trong thời gian dần đây song ít ai biết có một doanh nghiệp Việt Nam đã âm thầm đầu tư, nghiên cứu cách đây hàng chục năm…

Đầu tư - 02/02/2025 06:00

Kết nối hạ tầng để Đông Nam bộ 'cất cánh'

Kết nối hạ tầng để Đông Nam bộ 'cất cánh'

Để vùng Đông Nam bộ với hạt nhân là TP.HCM "cất cánh" trong kỷ nguyên mới, cần đẩy mạnh kết nối vùng, thành lập Quỹ đầu tư hạ tầng vùng.

Đầu tư - 01/02/2025 12:05

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điểm tựa để tăng tốc phát triển

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đầy biến động, Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong năm 2024. Năm 2025, Chính phủ không chỉ tập trung vào cải cách môi trường kinh doanh mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế số và công nghiệp chế biến chế tạo, đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững với mục tiêu tăng trưởng GDP 8%.

Đầu tư - 01/02/2025 12:04

Thị trường BĐS 2025: Phân khúc nào sẽ lên ngôi?

Thị trường BĐS 2025: Phân khúc nào sẽ lên ngôi?

Năm 2025, thanh khoản thị trường bất động sản (BĐS) sẽ có những chuyển biến tích cực khi lãi suất mua nhà vẫn duy trì ở mức thấp, niềm tin của nhà đầu tư được cải thiện nhờ vào sự phục hồi của thị trường trong thời gian qua và đặc biệt là dòng tiền bắt đầu có dấu hiệu chuyển dịch từ Bắc vào Nam.

Đầu tư - 01/02/2025 06:13

Chủ tịch Hoiana: Đẩy mạnh khoản đầu tư 1 tỷ USD vào Quảng Nam

Chủ tịch Hoiana: Đẩy mạnh khoản đầu tư 1 tỷ USD vào Quảng Nam

Ông Steve Wolstenholme, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Hoiana Resort & Golf thông tin, trong năm 2025, giai đoạn 2 của khu nghỉ dưỡng sẽ được đẩy mạnh với mức đầu tư khoảng 1 tỷ USD trên diện tích gần 209ha.

Đầu tư - 31/01/2025 13:54

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ 5 động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng chia sẻ 5 động lực để đạt mục tiêu tăng trưởng 8% năm 2025

Khẳng định mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2025 là rất thách thức, song Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho rằng có thể đạt được và cần quyết tâm đạt được…

Đầu tư - 31/01/2025 11:15

Việt Nam duy trì vị thế nổi bật trong thu hút FDI

Việt Nam duy trì vị thế nổi bật trong thu hút FDI

Ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc điều hành Savills Việt Nam đánh giá, dòng vốn FDI gần đây của Việt Nam đang dần ổn định, phản ánh sự trưởng thành của thị trường. So với các quốc gia trong khu vực, Việt Nam duy trì vị thế nổi bật nhờ chính sách thu hút đầu tư hiệu quả và sự ưu tiên rõ rệt của Chính phủ đối với các ngành công nghiệp chiến lược.

Đầu tư - 31/01/2025 10:25

Phó TGĐ NamABank: Phổ cập tài chính nên xuất phát ngay từ học đường

Phó TGĐ NamABank: Phổ cập tài chính nên xuất phát ngay từ học đường

Xử lý, phanh phui vụ việc lừa đảo tài chính khi đã diễn ra chỉ là phần ngọn, phần gốc chính là nâng cao nhận thức về tài chính của toàn dân.

Đầu tư thông minh - 31/01/2025 07:00

 Tháo gỡ nghẽn thể chế để thu hút đầu tư

Tháo gỡ nghẽn thể chế để thu hút đầu tư

Nghẽn thể chế làm giảm sức hấp dẫn đối với các nhà dầu tư trong và ngoài nước, đồng thời khiến nền kinh tế mất đi những cơ hội phát triển quan trọng. Để tháo gỡ nghẽn thể chế và khơi thông nguồn vốn đầu tư, Việt Nam cần thực hiện đòng bộ nhiều giải pháp với quyết tâm cải cách mạnh mẽ.

Đầu tư - 31/01/2025 06:30

Tập đoàn MiTAC đã 'rót' 38 triệu USD vào nhà máy ở Việt Nam

Tập đoàn MiTAC đã 'rót' 38 triệu USD vào nhà máy ở Việt Nam

Tập đoàn MiTAC Holdings, một hãng điện tử có tiếng của Đài Loan, cho biết đã giải ngân 38 triệu USD để xây dựng nhà máy tại Việt Nam.

Đầu tư - 31/01/2025 06:00

Kỳ vọng thị trường bất động sản 2025 sẽ khởi sắc

Kỳ vọng thị trường bất động sản 2025 sẽ khởi sắc

Lãnh đạo các doanh nghiệp bất động sản (BĐS) kỳ vọng thị trường BĐS năm 2025 sẽ khởi sắc khi các điểm nghẽn, thủ tục hành chính được tháo gỡ.

Đầu tư - 30/01/2025 10:19

Chuyến tàu Xuân xuyên giao thừa và bài toán đầu tư của ngành đường sắt

Chuyến tàu Xuân xuyên giao thừa và bài toán đầu tư của ngành đường sắt

Ông Đặng Sỹ Mạnh, Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, những chuyến tàu xuyên Giao thừa ngành Đường sắt không đặt mục tiêu lợi nhuận…

Đầu tư - 29/01/2025 11:39

Doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam là điểm đến chủ yếu cho dịch chuyển sản xuất

Doanh nghiệp Nhật chọn Việt Nam là điểm đến chủ yếu cho dịch chuyển sản xuất

Kể từ năm 2019, việc dịch chuyển sản xuất từ Nhật Bản và Trung Quốc sang ASEAN đã gia tăng rõ rệt, đặc biệt Việt Nam là điểm đến chủ yếu.

Đầu tư - 29/01/2025 09:00

Tín hiệu mới thu hút FDI năm 2025

Tín hiệu mới thu hút FDI năm 2025

Làm gì và bằng cách nào để biến thời cơ mới thành hiện thực là vấn đề cần được Chính phủ, các Bộ có các giải pháp thích hợp với đòi hỏi của các Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới để tiếp tục thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2025.

Đầu tư - 29/01/2025 06:00