Nhà thầu Việt đón cơ hội xây dựng đường sắt tốc độ cao

ĐẶNG NHẬT
16:58 14/12/2024

Đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam dài 1.541km với 60% là kết cấu cầu, 30% nền đất, 10% hầm sẽ mang lại khối lượng công việc đặc biệt lớn cho các nhà thầu xây lắp hạ tầng giao thông Việt Nam. Tuy nhiên, việc đây là cơ hội hay thách thức còn phụ thuộc nhiều vào năng lực, sự chuẩn bị của mỗi đơn vị.

Sẽ đưa ra tiêu chí để lựa chọn nhà thầu tham gia

Nhìn nhận về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam khẳng định: Doanh nghiệp Việt hoàn toàn đủ năng lực, trình độ, công nghệ thi công dự án đường sắt tốc độ cao. Tuy nhiên, vị này cũng bày tỏ lo ngại: Tại dự án đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc - Nam, khối lượng xây lắp rất lớn, chiếm đến hơn 33 tỷ USD.

Việt Nam chưa từng thực hiện một dự án nào có vốn và quy mô lớn như vậy. Đây là cuộc cách mạng, thay da đổi thịt đối với các nhà thầu xây dựng. Tuy dự án không quá khó về mặt công nghệ nhưng quy mô rất lớn. "Các nhà thầu Việt Nam cần ý thức đây là một trận địa công nghệ mới, cần học hỏi, tiếp thu các kiến thức tiên tiến nhất", ông Hiệp nhấn mạnh.

Nhà thầu Việt đón cơ hội xây dựng đường sắt tốc độ cao -0
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang tăng tốc chuẩn bị công tác nhân lực để đón đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam. Ảnh: Huy Nguyễn

Về mặt chính sách, Chủ tịch Hiệp hội băn khoăn, theo Luật Đấu thầu, khi lựa chọn nhà thầu có căn cứ xác định năng lực nhà thầu phải từng thực hiện 1-2 công trình ở mức độ quy mô tương đương. Tuy nhiên, ĐSTĐC là công trình đầu tiên tại Việt Nam. Nếu xét theo tiêu chí này, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó tham gia đấu thầu. Do vậy, cơ quan quản lý cần xem xét lại cơ chế, chính sách để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt phát huy khả năng của mình. 

Là một trong những doanh nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề thi công đường bộ cao tốc Bắc-Nam, ông Nguyễn Quang Huy, Tổng Giám đốc Tập đoàn Đèo Cả cũng tin rằng, nhà thầu Việt có thể đảm nhận thi công xây lắp cũng như các hợp phần khác.

Ông phân tích, sau năm 2025 khi các dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam hoàn thành thì nhà thầu giao thông đã tích lũy được nguồn lực về thiết bị và nhân sự có kinh nghiệm. Nếu không bố trí được công việc tiếp theo thì sẽ là lãng phí lớn nguồn lực đất nước. Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam chưa từng làm đường sắt tốc độ cao nên muốn tham gia dự án cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng từ nhân lực, thiết bị, tài chính và đặc biệt là khả năng tiếp cận công nghệ mới.

Để chuẩn bị, Tập đoàn Đèo Cả đã hợp tác với các trường đại học trong nước, thành lập Viện Đào tạo nghiên cứu Đèo Cả để đào tạo lao động xây dựng đường sắt, metro. Doanh nghiệp đã tổ chức các đoàn đi nghiên cứu thực tiễn quá trình đào tạo ngành đường sắt, metro của các nước tiên tiến như Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản... Mục tiêu là tiếp nhận công nghệ quản lý vận hành và các giải pháp kỹ thuật tiên tiến, đồng thời nghiên cứu công nghệ và thiết bị sao cho phù hợp với điều kiện, nhu cầu của thị trường Việt Nam.

Tính phương án để không thua trên chính sân nhà

Hoàn toàn tin tưởng vào năng lực của các doanh nghiệp Việt, tuy nhiên, ông Nguyễn Đức Kiên, nguyên Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng lưu ý, tính liên kết và hợp tác để phát triển của các doanh nghiệp Việt rất yếu.

"Nếu doanh nghiệp Việt không liên kết và không tự đầu tư công nghệ, sẽ thua trên chính sân nhà. Về chính sách vĩ mô đã được chuẩn bị kỹ, tất nhiên chưa lường được hết những vấn đề phát sinh, nhưng tôi nghĩ sẽ ổn với đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm, năng lực, quyết tâm đóng góp cho đất nước, chúng ta có thể xử lý, trước hết về thi công cơ sở hạ tầng", ông Kiên nói.

Nhà thầu Việt đón cơ hội xây dựng đường sắt tốc độ cao -0
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cũng đang tăng tốc chuẩn bị công tác nhân lực để đón đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam.

Đại diện lãnh đạo Tổng Công ty Xây dựng Trường Sơn cũng nhìn nhận đây là một cơ hội lớn. Hiện nay, thiết bị nhà thầu Việt đáp ứng yêu cầu, nhưng khi làm đường sắt tốc độ cao đòi hỏi công nghệ mới và kỷ luật hơn, đặc biệt là tính chính xác của máy móc. Trường Sơn đã có phương án tăng vốn chủ sở hữu, tìm kiếm đối tác trong và ngoài nước để liên danh liên kết khi tham gia đấu thầu dự án. Nếu có sự hỗ trợ chính sách của Đảng, Nhà nước, vị lãnh đạo này tin nhà thầu xây lắp Việt có thể tự hoàn thành các hạng mục.

Về công tác vận hành tuyến đường sắt tốc độ cao, ông Hoàng Năng Khang, Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam, cho biết ngành đường sắt đang tập trung tái cơ cấu, xây dựng mô hình quản lý để phù hợp với việc vận hành, khai thác đường sắt tốc độ cao thời gian tới.

Tổng công ty đang làm việc với các doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài về tất cả vấn đề liên quan tới công nghệ, nội địa hóa, chuyển giao công nghệ, liên doanh liên kết. VNR cũng đã thành lập Ban chỉ đạo có 5 tổ liên quan để thực hiện như xây lắp hạ tầng, bảo trì, phát triển công nghiệp liên quan tới chuyển giao công nghệ, nội địa hóa các thành phần cấu thành nên đường sắt tốc độ cao, nhân lực.

Theo tính toán, dự án đường sắt tốc độ cao sẽ cần khoảng 13.800 nhân lực để khai thác, vận hành. Tổ nhân lực có nhiệm vụ đi làm việc với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước. Riêng lái tàu không thể đợi xây dựng xong mới đào tạo. Để làm người lái tàu đường sắt tốc độ cao phải mất 5 năm đào tạo. Nếu các lái tàu đang làm việc được đưa đi đào tạo cũng mất ít nhất 3 năm. Các chức danh nhân viên điều động chạy tàu cũng mất 3-5 năm đào tạo.

Do đó, trước mắt VNR đang giao Trường Cao đẳng Đường sắt liên kết với đối tác nước ngoài để đào tạo nhân lực. Về lý thuyết, VNR có thể mời chuyên gia nước ngoài về đào tạo, nhưng phần thực hành thì phải đưa nhân lực ra nước ngoài.

Trên thực tế, nhiều chuyên gia cho rằng lợi ích kinh tế - xã hội mà dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam mang lại rất to lớn, đó là điều không cần bàn cãi. Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là sau khi Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư, các chủ thể liên quan phải bắt tay ngay vào công việc.

Trong đó, cần nhận diện được hết khó khăn, thách thức phải đối mặt, bởi chúng ta chưa từng làm một dự án quy mô tầm cỡ, phức tạp như vậy. Việc lường trước các khó khăn, thách thức giúp tất cả các đơn vị có mong muốn tham gia sẽ chủ động hơn trong mọi tình huống. Ngoài ra, để đảm bảo tiến độ cơ bản hoàn thành toàn tuyến vào năm 2035, cần phát huy tối đa nguồn lực trong và ngoài nước để triển khai dự án.

(Theo Báo Công an nhân dân)

  • Cùng chuyên mục
Thêm nhiều dự án tại Bình Dương được ‘gỡ vướng’ tiền sử dụng đất

Thêm nhiều dự án tại Bình Dương được ‘gỡ vướng’ tiền sử dụng đất

3 dự án bất động sản tại Bình Dương đã được thông báo phê duyệt đơn giá đất để doanh nghiệp hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Đầu tư - 11/01/2025 14:14

Diễn biến mới ở Khu đô thị thương mại dịch vụ Bắc Hội An

Diễn biến mới ở Khu đô thị thương mại dịch vụ Bắc Hội An

UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở Khu đô thị thương mại dịch vụ Bắc Hội An (thị xã Điện Bàn) do Công ty TNHH Phát triển đô thị Bắc Hội An làm chủ đầu tư.

Đầu tư - 11/01/2025 13:30

Tài nguyên đất hiếm giúp Việt Nam nổi bật trong ngành bán dẫn

Tài nguyên đất hiếm giúp Việt Nam nổi bật trong ngành bán dẫn

Chuyên gia Savills cho biết, một trong những yếu tố quan trọng giúp Việt Nam nổi bật trong ngành công nghiệp bán dẫn là nguồn tài nguyên đất hiếm dồi dào, đứng thứ 2 thế giới. Đây chính là nguồn nguyên liệu cơ bản cho ngành điện tử và sản xuất chip bán dẫn, mở ra cơ hội lớn cho sự phát triển bền vững của ngành tại Việt Nam.

Đầu tư - 11/01/2025 13:29

Dự án nhiệt điện Sơn Mỹ II của Tập đoàn AES vẫn ‘tắc’ ở báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án nhiệt điện Sơn Mỹ II của Tập đoàn AES vẫn ‘tắc’ ở báo cáo nghiên cứu khả thi

Dự án nhà máy nhiệt điện Sơn Mỹ II đang được điều chỉnh bởi Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật Điện lực năm 2024 và các quy định của pháp luật liên quan.

Đầu tư - 11/01/2025 08:43

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư?

“Nóng” giá vàng trong năm 2025, có nên đầu tư?

Được hỗ trợ từ nhu cầu trú ẩn, giá vàng được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên mốc 3.000 USD/ounce vào năm 2025. Trong nước giá vàng đã “nóng” suốt 1 tháng qua khiến không ít nhà đầu tư thấp thỏm…

Đầu tư - 11/01/2025 06:30

Quảng Bình trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án hơn 2.200 tỷ

Quảng Bình trao giấy chứng nhận đầu tư cho dự án hơn 2.200 tỷ

Ngày 10/1, UBND tỉnh Quảng Bình đã tổ chức trao giấy chứng nhận đầu tư cho Công ty TNHH Đầu tư Capella Quảng Bình, chủ đầu tư dự án khu công nghiệp hơn 2.200 tỷ đồng tại huyện Lệ Thủy.

Đầu tư - 10/01/2025 15:33

Nguyên nhân khu 'đất vàng' ở Bình Định khó chọn nhà đầu tư

Nguyên nhân khu 'đất vàng' ở Bình Định khó chọn nhà đầu tư

Khu đất K200 (trên đường An Dương Vương, TP. Quy Nhơn, Bình Định) được đấu giá để xây dựng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, văn phòng cho thuê và trung tâm thương mại, dịch vụ, giá khởi điểm hơn 270 tỷ đồng.

Đầu tư - 10/01/2025 14:31

Thị trường bất động sản 2025 vẫn là một ẩn số

Thị trường bất động sản 2025 vẫn là một ẩn số

Ông Võ Hồng Thắng, Giám đốc Đầu tư DKRA Group nhận định, thị trường bất động sản 2025 vẫn là một ẩn số khó đoán định, nhưng vẫn tiếp đà hồi phục của năm 2024. Thị trường sẽ khó bức phá đáng kể trong 1-2 quý đầu năm song được kỳ vọng có những khởi sắc rõ nét hơn từ khoảng nửa cuối năm.

Đầu tư - 10/01/2025 12:28

Lọc tìm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sáng giá

Lọc tìm cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp sáng giá

Các công ty chứng khoán cho rằng những doanh nghiệp bất động sản khu công nghiệp sở hữu quỹ đất cho thuê hiện hữu lớn, nằm tại các vị trí đắc địa để đón dòng vốn FDI sẽ là lựa chọn phù hợp đầu tư trung và dài hạn.

Đầu tư thông minh - 10/01/2025 11:23

Đầu tư công tạo động lực cho nhiều nhóm cổ phiếu

Đầu tư công tạo động lực cho nhiều nhóm cổ phiếu

Năm 2025, đầu tư công được tăng tốc, với tổng vốn đầu tư lên tới 791.000 tỷ đồng, tương đương 6,4% GDP. Nhiều ngành, lĩnh vực dự báo hưởng lợi từ chính sách này.

Đầu tư - 10/01/2025 07:56

Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Hai 'nút thắt' cần được ưu tiên tháo gỡ

Đầu tư của Việt Nam tại Lào: Hai 'nút thắt' cần được ưu tiên tháo gỡ

Năm 2024, vốn đăng ký đầu tư sang Lào tăng hơn 62% so với năm 2023, tuy nhiên có hai "nút thắt" cần được ưu tiên tháo gỡ…

Đầu tư - 09/01/2025 17:42

Dự án FDI gần 2,58 tỷ USD giúp công nghiệp Khánh Hòa tăng tốc

Dự án FDI gần 2,58 tỷ USD giúp công nghiệp Khánh Hòa tăng tốc

Việc Nhà máy Nhiệt điện BOT Vân Phong 1 với tổng mức đầu tư gần 2,58 tỷ USD của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đi vào vận hành góp phần đưa tổng giá trị sản phẩm ngành công nghiệp tỉnh Khánh Hòa năm 2024 tăng 18,5% so với năm 2023.

Đầu tư - 09/01/2025 17:13

Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'

Sau khi đạt đỉnh 8 năm, giá chung cư Hà Nội không còn 'sốt nóng'

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, đà tăng giá chung cư Hà Nội chững lại, ổn định hơn, không còn tình trạng sốt nóng như thời gian qua.

Bất động sản - 09/01/2025 14:48

'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'

'Việt Nam đang quá thận trọng trong chi tiêu và vay nợ'

IMF dự báo tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam chỉ ở mức 31%, bằng chưa đến 1/3 chỉ số của các nền kinh tế mới nổi ở châu Á vào năm 2029.

Đầu tư - 09/01/2025 10:33

Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao

Kinh tế tăng tốc, Việt Nam có đà thăng hạng lên nước thu nhập trung bình cao

Kinh tế Việt Nam tăng tốc, vượt mục tiêu đặt ra cho năm 2024, giúp quy mô GDP có thể vượt Singapore sớm hơn so với các dự báo của quốc tế. Thu nhập bình quân đầu người cũng tăng nhanh và kỳ vọng sớm lọt nhóm nước thu nhập trung bình cao.

Đầu tư - 09/01/2025 09:03

Chuyên gia UOB: Nếu chỉ dựa vào thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP 2 con số

Chuyên gia UOB: Nếu chỉ dựa vào thương mại, Việt Nam khó đạt tăng trưởng GDP 2 con số

Chuyên gia UOB cảnh báo việc phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu có thể khiến Việt Nam gặp rủi ro lớn khi đối tác thương mại gặp trục trặc kinh tế như trong giai đoạn COVID-19.

Đầu tư - 09/01/2025 08:54