Gói hỗ trợ lần 2 của Chính phủ: Doanh nghiệp cần gì?

Nhàđầutư
Đây là vấn đề được đặt ra xuyên suốt tại hội thảo "Chính sách vượt qua tác động của COVID-19 để phục hồi và phát triển kinh tế" được Đại học Kinh tế Quốc (ĐH KTQD) dân tổ chức sáng 15/10/2020.
ĐÌNH VŨ
15, Tháng 10, 2020 | 11:18

Nhàđầutư
Đây là vấn đề được đặt ra xuyên suốt tại hội thảo "Chính sách vượt qua tác động của COVID-19 để phục hồi và phát triển kinh tế" được Đại học Kinh tế Quốc (ĐH KTQD) dân tổ chức sáng 15/10/2020.

Trong một khảo sát được trường Đại học KTQD tổ chức vào giữa tháng 9 đến giữa tháng 10/2020 cho thấy những con số rất đáng lưu ý về tác động của gói hỗ trợ kinh tế lần 1. 

Khảo sát trên 150 doanh nghiệp, trong 6 ngành, lĩnh vực gồm: du lịch, lưu trú, ăn uống; tài chính, ngân hàng, bảo hiểm; logistic; dệt may; công nghệ thông tin.

Kết quả khảo sát cho thấy có 61% hoạt động bình thường, 30% cắt giảm quy mô sản xuất và gần 10% phải tạm dừng hoạt động. Doanh nghiệp trong 5/6 ngành phải cắt giảm quy mô lao động. Trong đó nặng nề nhất là ngành du lịch, lưu trú, ăn uống. Và tác động đối với các doanh nghiệp quy mô nhỏ là nặng nề nhất.

Tuy, nhiều doanh nghiệp chịu tác động lớn của dịch bệnh nhưng có tới 80% doanh nghiệp được điều tra không nhận được gói hỗ trợ của Chính phủ. Hỗ trợ cũng được cho là không tương xứng với tỷ trọng doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô, tạm ngừng sản xuất kinh doanh và cắt giảm lao động.

ho-tro-dn

 

Lý do chủ yếu dẫn đến việc các doanh nghiệp không nhận được hỗ trợ được cho là do không đáp ứng điều kiện; không có thông tin về chính sách.

Tỷ lệ doanh nghiệp trong ngành du lịch và dệt may nhận được hỗ trợ nhiều nhất và ngành nhận hỗ trợ ít nhất là công nghệ thông tin. Đáng chú ý, tỷ lệ doanh nghiệp lớn nhận được gói hỗ trợ nhiều hơn so với doanh nghiệp nhỏ.

Đánh giá về gói hỗ trợ, doanh nghiệp cho rằng, tính minh bạch của một số gói hỗ trợ rất đáng quan ngại như: cải cách thủ tục hành chính, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, vay không cần tài sản thế chấp... Nhiều chính sách được đánh giá là không có tác động tích cực như kỳ vọng như: hỗ trợ chi phí logistic, cải cách thủ tục hành chính, ...

Khảo sát cho thấy doanh nghiệp và người dân cần nhiều hơn trong gói hỗ trợ lần 2.

Các doanh nghiệp kỳ vọng lớn về việc tiếp tục hỗ trợ của Chính phủ, đặc biệt là cái gói: tạm dừng đóng BHXH, giảm tiền thuê đất, hỗ trợ chi phí, ...

Doanh nghiệp kỳ vọng Chính phủ có thể hỗ trợ để doanh nghiệp giảm chi phí sản xuất, giảm các chi phí thương mại, kéo dài thời gian giảm, gia hạn tiền thuê đất, giảm chi phí thủ tục hành chính...

Từ những khảo sát, nghiên cứu từ phía doanh nghiệp, PGS.TS. Bùi Đức Thọ, Phó hiệu trưởng Trường ĐHKTQD cho rằng, cần hỗ trợ hơn nữa các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19, tập trung hơn vào các giải pháp như: tiền tệ: nới lỏng các điều kiện tín dụng, miễn và giảm giảm lãi; tài khóa: miễn giảm thuế phí, giảm phí BHXH, giảm các chi phí hạ tầng,...

Các hình thức hỗ trợ cần phù hợp với các doanh nghiệp ở từng ngành, lĩnh vực và từng giai đoạn. Tuy nhiên cần ưu tiên hơn nữa các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa bởi khả năng chống chịu kém của loại hình doanh nghiệp này.

Ông Thọ lưu ý rằng, Chính phủ cần phân loại, đánh giá, lựa chọn các doanh nghiệp để hỗ trợ. Chú trọng các doanh nghiệp thuộc các ngành bị tổn thương bởi dịch bệnh, có hệ thống quản trị tốt để có thể vượt lên sau đại dịch.

"Tác động của dịch bệnh tới các ngành kinh tế có sự khác biệt rất lớn. Một số ngành chịu ảnh hưởng nặng nề như hàng không, du lịch, thương mại, dịch vụ. Một số ngành vẫn có cơ hội phát triển tốt như công nghệ thông tin, thương mại điện tử. Trong gói hỗ trợ lần 2 cần tránh hiện tượng trục lợi chính sách hỗ trợ và rủi ro đạo đức", ông Thọ khuyến cáo.

Với gói hỗ trợ lần 2 cần kéo dài thời gian các gói hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ thời gian hoàn các khoản được giãn, hoãn trong thời gian qua để phục hồi sản xuất kinh doanh một cách bền vững.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ cần rõ ràng và minh bạch về thủ tục cũng như đối tượng được hưởng các gói chính sách. "Giảm thiểu những phiền hà về thủ tục và quy trình tiếp cận các gói hỗ trợ, đặc biệt là thủ tục chứng minh về tài chính", ông Thọ nói.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ