Gần 50 ha đất rừng bị ảnh hưởng nếu làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc

Nhàđầutư
Trong phương án tối ưu mà chủ đầu tư - Tập đoàn Đèo Cả đề xuất làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thì có gần 50 ha bị ảnh hưởng và cần chuyển đổi hơn 41 ha đất rừng. Với phương án này điểm lợi ích giảm chi phí đầu tư, công tác GPMB thuận lợi, mất ít thời gian...
ĐÌNH NGUYÊN
24, Tháng 01, 2022 | 06:53

Nhàđầutư
Trong phương án tối ưu mà chủ đầu tư - Tập đoàn Đèo Cả đề xuất làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thì có gần 50 ha bị ảnh hưởng và cần chuyển đổi hơn 41 ha đất rừng. Với phương án này điểm lợi ích giảm chi phí đầu tư, công tác GPMB thuận lợi, mất ít thời gian...

cao-toc

Trong phương án tối ưu mà chủ đầu tư đề xuất làm cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc thì có gần 50 ha bị ảnh hưởng và cần chuyển đổi hơn 41 ha đất rừng. Ảnh minh họa/ĐT

Là một trong 3 đoạn thuộc cao tốc Dầu Giây - Liên Khương (200 km), cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc có chiều dài 66 km, trong đó có 55 km qua địa phận Lâm Đồng, còn 11 km qua địa phận Đồng Nai.

Trong cuộc họp hồi cuối tháng 12/2021, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đối tác liên quan triển khai nhanh nhất các thủ tục pháp lý sớm khởi công 2 dự án qua tỉnh Lâm Đồng trong năm 2022. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng phấn đấu khởi công vào tháng 10/2022.

Đối với tuyến Tân Phú - Bảo Lộc, tính toán ban đầu, kinh phí thực hiện dự án là hơn 16.200 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước chiếm 6.500 tỷ đồng, hoàn vốn trong hơn 20 năm. Giai đoạn hoàn chỉnh được bổ sung thêm 7.300 tỷ đồng để nâng cấp lên 4 làn xe ô tô và 2 làn dừng khẩn cấp.

Mới đây, phía Đồng Nai cùng chủ đầu tư - Tập đoàn Đèo cả đã có buổi họp nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất cho 11 km đi qua huyện Tân Phú.  Theo phương án hướng tuyến do chủ đầu tư đang đề xuất, hiện có 49,8 ha rừng bị ảnh hưởng, trong đó cần chuyển đổi hơn 41,4 ha đất rừng sang mục đích sử dụng khác.

Phương án đầu tư được lựa chọn có đi cắt ngang phần diện tích đất rừng phòng hộ cũng như đất rừng sản xuất. Phương án này theo chủ đầu tư là sẽ tối ưu vì giảm được chi phí đầu tư, giải phóng mặt bằng.

Sau khi nắm bắt thông tin, phía Đồng Nai đề nghị phía chủ đầu tư nghiên cứu rõ hơn phương án tối ưu về hướng tuyến của đường. Rà soát các phương án để tìm giải pháp tối ưu nhất giữa việc giảm diện đất rừng làm đường và chi phí giải phóng mặt bằng. Đồng thời, làm rõ phần diện tích và phương án trồng rừng thay thế cho diện tích đất rừng hiện hữu khi làm đường.

Dự án cao tốc Dầu Giây - Liên Khương tổng chiều dài hơn 200 km, được chia thành 3 đoạn để đầu tư. Tỉnh Lâm Đồng thực hiện 2 đoạn huyện Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Còn đoạn Dầu Giây - Tân Phú do Bộ GTVT phụ trách.

Khi hoàn thành, cao tốc Dầu Giây - Liên Khương sẽ tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, thu hút đầu tư, kết nối hệ thống giao thông giữa miền Đông Nam Bộ và các tỉnh Tây Nguyên. Riêng đoạn Tân Phú - Bảo Lộc sẽ giảm áp lực cho QL20, đèo Bảo Lộc thường xuyên quá tải.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ