Dừng khai thác mỏ sắt Thạch Khê: Bộ Công Thương nói 'không đủ cơ sở'

PHONG CẦM
18:35 31/07/2017

Liên quan đến dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh), Bộ Công Thương cho rằng, việc đề xuất dừng dự án là chưa đủ cơ sở khoa học và thực tiễn.

mo-sat-thach-khe-nha-dau-tu

Bộ Công Thương cho rằng, việc dừng dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) là chưa đủ cơ sở

Dừng dự án là chưa đủ cơ sở

Liên quan đến đề xuất dừng Dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê, Bộ Công Thương cho rằng, điều này là chưa đủ cơ sở về khoa học và thực tiễn. Vấn đề này cần được xem xét thận trọng một cách toàn diện, phải tính đến những hậu quả hệ lụy liên quan đến những thiệt hại hàng ngàn tỷ mà nhà đầu tư đã bỏ ra 10 năm nay. Đồng thời, phải tính đến ảnh hưởng của việc dừng Dự án tới môi trường đầu tư và kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp theo chủ trương kiến tạo của Chính phủ và môi trường đầu tư của tỉnh Hà Tĩnh.

Theo Bộ Công Thương, phải tính đến hiệu quả kinh tế của Dự án, phát triển công nghiệp và kinh tế Việt Nam, đóng góp vào GDP, giảm nhập siêu, ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, cũng như các vấn đề liên quan như an sinh xã hội, an ninh trật tự xã hội và nhiều hệ lụy khác.

Trước đó, như Nhadautu.vn đã đưa tin, Bộ KH&ĐT đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét chủ trương cho phép TIC dừng dự án khai thác sắt Thạch Khê và dừng cả dự án sản xuất phôi thép công suất 2 triệu tấn/năm tại đây.

Nguyên nhân, do năng lực tài chính của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) không đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư Tổ hợp dự án theo tiến độ; Dự án điều chỉnh phê duyệt năm 2014 chưa tính đủ chi phí vào tổng mức đầu tư và chưa dự báo giá quặng sắt trong dài hạn nên không đủ cơ sở tính toán hiệu quả dự án.

Ngoài ra, Bộ KH&ĐT cũng nêu lên một số quan ngại về vấn đề môi trường của dự án như cạn kiệt nguồn nước ngầm; xâm nhập mặn; sa mạc hóa; sạt lở bờ moong tầng khai thác, bãi thải; ảnh hưởng xấu tới sản xuất nông nghiệp và dân sinh trong vùng…

Ngày 25/7, trao đổi với PV Nhadautu.vn, ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định: “Có thể, Thủ tướng Chính phủ sẽ đồng ý cho dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê”.

Trong khi đó, theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh - ông Dương Tất Thắng, nếu Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê được tái khởi động (sau khi bị Chính phủ cho tạm dừng từ tháng 7/2011 - PV), lợi ích trước mắt là tăng thu ngân sách từ các nguồn thu thuế, phí; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tái định cư; tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương… Tuy nhiên, về lâu dài, theo ông Thắng, do quy mô, phạm vi dự án rất lớn, nên vấn đề ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, bão cát, sụt giảm nguồn nước ngầm, moong mỏ tạo thành hồ lớn sâu -550m nằm ngay bờ biển và TP. Hà Tĩnh… có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Liên quan đến dự án này, vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo góp ý Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia khẳng định, hiệu quả kinh tế của dự án chưa thật rõ. Cùng đó, điều kiện tự nhiên vùng mỏ để khai thác khoáng sản có rất nhiều rủi ro; hậu quả về môi trường, xã hội rất lớn, thấy rõ, không dễ giải quyết; năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu, khả năng huy động vốn vay cho dự án còn chưa xác định… "Việc tiếp tục thực hiện dự án vì thế là rất mạo hiểm, cần được cân nhắc thận trọng", nhiều chuyên gia khẳng định.

Khai thác mỏ sắt Thạch Khê là khả thi?

Mặc dù rất nhiều chuyên gia cảnh báo về hiệu quả kinh tế của dự án, nhưng theo Bộ Công Thương, hiệu quả kinh tế của Dự án được Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) cập nhật tháng 3/2017 cao hơn so với Dự án phê duyệt năm 2014.

Cụ thể, tổng mức đầu tư giảm còn 12.192 tỷ đồng/14.517 tỷ đồng; NPV: 2.632 tỷ đồng/2.865 tỷ đồng, IRR = 32%/15,4%; thời gian hoàn vốn là 7,5 năm/9,5 năm; độ nhạy với mức độ giảm giá bán quặng 10 - 15%/6% và tổng vốn đầu tư tăng 40 - 50%/30%.

Ngoài ra, Dự án còn chưa tính đến một số nguồn thu lớn khác từ khoáng sản đi kèm (sét làm gạch ngói khoảng 80 triệu m3; đá hoa đôlômit và đôlômit khoảng 145 triệu tấn), đá, cát sỏi (khoảng 280 triệu m3) và hàng trăm triệu đá thải mỏ có thể dùng làm vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng cung cấp cho nhu cầu trong nước, góp phần hạn chế việc khai thác cát sỏi lòng sông đang gây nhiều hệ lụy xấu hiện nay.

“Nguồn nước ngọt thu từ quá trình tháo khô mỏ với khối lượng lớn, qua xử lý sẽ là nguồn cung cấp nước sạch cho sinh hoạt, phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp trong khu vực, thành phố Hà Tĩnh và vùng phụ cận sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của Dự án. Vì vậy, Dự án có hiệu quả là khả thi”, Bộ Công Thương khẳng định.

Bộ Công Thương cũng cho rằng, xét về năng lực tài chính của TIC và tính khả thi trong việc tiêu thụ quặng sắt tại mỏ sắt Thạch Khê, khi dự án được khởi động lại, hoàn toàn có thể đáp ứng. Vấn đề này, Bộ Công Thương đã nêu rõ trong báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ tháng 2/2017.

Trái ngược quan điểm với Bộ Công Thương, theo GS.TS Đặng Trung Thuận - Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam, dự án chưa chứng minh rõ được hiệu quả kinh tế, trong khi hậu quả về môi trường, xã hội thì rất lớn, thấy rõ và không dễ giải quyết.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT khẳng định, địa bàn khai thác quặng dễ tổn thương do đây là vùng đồi cát, giao nhau giữa bờ biển với dãy núi cao đang tiến dần về hướng biển. Mặt khác, đây là địa bàn thường xuyên chịu tác động của biển như hải lưu, sóng, bão, áp thấp nhiệt đới. Trong lịch sử, khu vực này đã từng xảy ra động đất 6,1 độ richter, dấu vết của sóng thần còn lưu tại những cồn cát tự nhiên từ xa xưa…

Các chuyên gia của VUSTA cũng đồng quan điểm với UBND tỉnh Hà Tĩnh rằng, năng lực của TIC - chủ đầu tư dự án chưa đáp ứng được điều kiện để khai thác, kể cả với giai đoạn I là bốc đất tầng phủ, bồi thường giải phóng mặt bằng. Không những yếu, thiếu năng lực tài chính, mà khả năng huy động vốn vay đáp ứng khả năng triển khai dự án TIC cũng chưa xác định được.

Thực tế, theo Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn, các cổ đông của TIC mới đóng góp hơn 1.800/hơn 2.000 tỷ đồng vốn đối ứng, tức còn thiếu 224 tỷ đồng (30% vốn đối ứng). Để đáp ứng “nguồn vốn tự có” như cam kết, mới đây không còn cách nào khác, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị được góp vốn thay số vốn trên cho 3 cổ đông không đóng đủ vốn theo quy định.

Ngoài những lo ngại về suy giảm nước ngầm khu vực, xả thải nguồn nước thải khoảng 200.000 m2/ngày đêm, ảnh hưởng của bãi thải lấn biển đến môi trường biển ven bờ, nguy cơ nhiễm mặn và sa mạc hóa vùng đất ven biển Hà Tĩnh, ảnh hưởng của vận chuyển quặng và đất đá thải tới hạ tầng giao thông của địa phương…; các đại biểu còn trăn trở và lo lắng về sinh kế, di dân, tái định cư, nguy cơ tranh chấp và xung đột môi trường, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho hàng ngàn người dân xung quanh khu vực khai thác mỏ.

Thực tế, theo quan sát của PV Nhadautu.vn, trong suốt gần 10 năm qua, đời sống người dân vùng dự án vô cùng khó khăn do nằm trong quy hoạch. Trao đổi với PV Nhadautu.vn, một chuyên gia (xin giấu tên) cho rằng, việc Bộ Công Thương phản bác với những lập luận như trên là "thiếu cơ sở khoa học và thực tiễn". "Nếu dự án hoạt động trở lại nếu thành công thì TIC sẽ vớ bẫm; nhưng kể cả thành công hay thất bại thì người dân Hà Tĩnh cũng sẽ ghánh mọi hậu họa khôn lường không phải bây giờ mà mãi mãi về sau", vị chuyên gia khẳng định.

  • Cùng chuyên mục
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20

Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.

Sự kiện - 19/11/2024 11:58

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục

Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.

Sự kiện - 19/11/2024 11:12

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?

Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.

Sự kiện - 19/11/2024 11:09

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư

UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố

Sự kiện - 19/11/2024 10:49

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô

HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.

Sự kiện - 19/11/2024 10:06

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.

Sự kiện - 19/11/2024 06:43

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'

Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".

Sự kiện - 19/11/2024 06:40

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Hôm nay (19/11), HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề

Ngày 19/11, HĐND TP. Hà Nội tổ chức kỳ họp chuyên đề xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024.

Sự kiện - 19/11/2024 06:23

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy vừa được bầu giữ chức Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026.

Sự kiện - 18/11/2024 17:03

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Hà Nội rà soát việc thu dọn cây nghiêng, gãy đổ

Theo Sở Xây dựng Hà Nội, vẫn còn một số cây bị gãy, đổ trên các tuyến đường, khu đô thị, khu dân cư chưa được kiểm tra, xử lý, thu dọn; một số cây bị nghiêng, đổ chưa được chống dựng lại.

Sự kiện - 18/11/2024 16:36

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

Tổng bí thư: Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đổi mới giáo dục của toàn cầu

"Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sự hình thành nền kinh tế tri thức, xã hội tri thức; yêu cầu chuyển đổi mô hình kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu, tái cấu trúc nền kinh tế theo hướng chất lượng, hiệu quả, có sức cạnh tranh cao… đã thúc đẩy đổi mới giáo dục trở thành xu thế toàn cầu và Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế đó", Tổng Bí thư Tô Lâm đánh giá.

Sự kiện - 18/11/2024 12:57

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

MTTQ Thủ đô ngày càng có nhiều đổi mới, cán bộ được trẻ hóa

Theo Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ-Pháp luật (Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Hà Nội) Phạm Ngọc Thảo nhận định, cán bộ MTTQ Thủ đô được trẻ hóa, cơ sở vật chất cho hoạt động được quan tâm đầu tư hơn hẳn trước đây.

Sự kiện - 18/11/2024 11:26

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Nguyên Trợ lý Chủ tịch nước làm Tổng Giám đốc HFIC

Ông Trương Tuấn Anh, chuyên viên cao cấp Văn phòng Chủ tịch nước, nguyên Trợ lý Chủ tịch nước được Chủ tịch UBND TP.HCM tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc HFIC.

Sự kiện - 18/11/2024 10:48

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Tổng thống Brazil, nhất trí nâng cấp quan hệ song phương

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.

Sự kiện - 18/11/2024 07:37

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Hãng máy bay lớn thứ 3 thế giới muốn khai thác đường bay Hà Nội - TP.HCM

Từng cung cấp 5 máy bay cho Bamboo Airways, tập đoàn đa ngành Embraer của Brazil đang tiếp tục trao đổi với các đối tác của Việt Nam để mở rộng hợp tác.

Sự kiện - 18/11/2024 06:30

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Thủ tướng làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy Chính phủ tinh gọn

Ban chỉ đạo có nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp mô hình tổ chức bộ máy của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Sự kiện - 17/11/2024 11:18