Tiếp tục dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê?

BẢO ANH
07:30 27/07/2017

Theo thông tin Nhadautu.vn có được, Thủ tướng Chính phủ đang xem xét quyết định dừng dự án khai thác sắt Thạch Khê. Làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh mới đây, Thủ tướng đã giao các bộ, ngành liên quan nghiên cứu kỹ, đề xuất báo cáo Thủ tướng trên quan điểm là “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”.

Mo-sat-thach-khe

Dự án mỏ sắt Thạch Khê hiệu quả kinh tế chưa rõ trong khi hậu quả môi trường rất lớn, thấy rõ

Hiệu quả kinh tế chưa rõ, hậu quả môi trường lớn

Ông Đặng Quốc Khánh - Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh khẳng định với PV Nhadautu.vn: “Có thể, Thủ tướng Chính phủ sẽ đồng ý cho dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê”.

Thực tế, mỏ sắt Thạch Khê - với trữ lượng xấp xỉ nửa tỉ tấn, lớn nhất Đông Nam Á, chiếm đến phân nửa trữ lượng quặng sắt Việt Nam - được kỳ vọng sẽ là "quả đấm thép", đưa nền kinh tế nước nhà nói chung và Hà Tĩnh nói riêng đi lên hiện đang có nhiều vấn đề lớn cần phải nghiên cứu nghiêm túc, kỹ lưỡng.

Theo thông tin PV Nhadautu.vn có được, dự án “Đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ Thạch Khê, Hà Tĩnh” trên diện tích đất sử dụng là 3.877 ha, được Chính phủ quyết định cho triển khai vào năm 2007 trên cơ sở thành lập Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (Cty TIC) vào ngày 17/5/2007 với 9 cổ đông, vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng; trong đó, Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam là cổ đông chủ lực.

le-dinh-son-bi-thu-ha-tinh-nha-dau-tu

“Với quy mô, phạm vi ảnh hưởng rất lớn của mỏ sắt Thạch khê, tính chất phức tạp khi khai thác, chủ đầu tư cần trả lời thỏa đáng tính khả thi của dự án từ thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác, khả năng thu xếp vốn đến hiệu quả kinh tế dự án”

Ông Lê Đình Sơn - Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh

Đầu năm 2009, Cty TIC bắt đầu bóc đất tầng phủ bằng thiết bị cơ giới. Tháng 7/2011, sau hai năm liên tục triển khai, đã bóc đất tầng phủ đạt 12,7 triệu m3, đạt độ sâu âm trên 40m. Do nhiều khó khăn mà chủ yếu là do kinh phí, công nghệ, tác động môi trường lớn, Chính phủ đã quyết định buộc phải cho Cty TIC tạm ngừng triển khai dự án.

Từ khi dừng dự án đến nay, số phận dự án khai thác mỏ quặng sắt lớn nhất Đông Nam Á có được tiếp tục hay không luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận.

Ngày 25/7 vừa qua, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức Hội thảo góp ý Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê. Tại hội thảo, nhiều chuyên gia khẳng định, hiệu quả kinh tế của dự án chưa thật rõ. Cùng đó, điều kiện tự nhiên vùng mỏ để khai thác khoáng sản có rất nhiều rủi ro; hậu quả về môi trường, xã hội rất lớn, thấy rõ, không dễ giải quyết; năng lực tài chính của chủ đầu tư yếu, khả năng huy động vốn vay cho dự án còn chưa xác định… "Việc tiếp tục thực hiện dự án vì thế là rất mạo hiểm, cần được cân nhắc thận trọng", nhiều chuyên gia khẳng định.

Được biết, hội thảo do GS.TSKH. Đặng Vũ Minh - Chủ tịch Vusta, TS Phan Tùng Mậu - Phó Chủ tịch Vusta đồng chủ trì, được tiến hành sau khi các chuyên gia, nhà nghiên cứu của VUSTA thuộc các lĩnh vực mỏ, địa chất, thủy lợi, môi trường… vừa hoàn thành khảo sát, nghiên cứu sâu rộng tổng thể dự án khai thác sắt Thạch Khê theo lời mời của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Theo ông Dương Tất Thắng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Hà tĩnh, vấn đề được các đại biểu, chuyên gia tham gia hội thảo cân nhắc, mổ xẻ nhiều nhất là giữa “cái được và cái mất”, giữa “kinh tế và môi trường” khi dự án khai thác sắt Thạch Khê tiếp tục được triển khai.

Tại hội thảo, các chuyên gia cũng đã tập trung phân tích kỹ 5 cụm nội dung: công nghệ khai thác; công nghệ chế biến; tác động môi trường; hiệu quả kinh tế; tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân địa phương.

Theo GS.TS Đặng Trung Thuận - Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam, dự án chưa chứng minh rõ được hiệu quả kinh tế, trong khi hậu quả về môi trường, xã hội thì rất lớn, thấy rõ và không dễ giải quyết.

GS.TS Vũ Trọng Hồng, Nguyên Thứ trưởng Bộ NN&PTNT thì cho rằng, địa bàn khai thác quặng dễ tổn thương do đây là vùng đồi cát, giao nhau giữa bờ biển với dãy núi cao đang tiến dần về hướng biển. Mặt khác, đây là địa bàn thường xuyên chịu tác động của biển như hải lưu, sóng, bão, áp thấp nhiệt đới. Trong lịch sử, khu vực này đã từng xảy ra động đất 6,1 độ richter, dấu vết của sóng thần còn lưu tại những cồn cát tự nhiên từ xa xưa…

Tại hội thảo, các chuyên gia của VUSTA cũng đồng quan điểm với UBND tỉnh Hà Tĩnh: Năng lực của Cty TIC - chủ đầu tư dự án chưa đáp ứng được điều kiện để khai thác, kể cả với giai đoạn I là bốc đất tầng phủ, bồi thường giải phóng mặt bằng. Không những yếu, thiếu năng lực tài chính, mà khả năng huy động vốn vay đáp ứng khả năng triển khai dự án TIC cũng chưa xác định được.

Ngoài những lo ngại về suy giảm nước ngầm khu vực, xả thải nguồn nước thải khoảng 200.000 m2/ngày đêm, ảnh hưởng của bãi thải lấn biển đến môi trường biển ven bờ, nguy cơ nhiễm mặn và sa mạc hóa vùng đất ven biển Hà Tĩnh, ảnh hưởng của vận chuyển quặng và đất đá thải tới hạ tầng giao thông của địa phương…; các đại biểu còn trăn trở và lo lắng về sinh kế, di dân, tái định cư, nguy cơ tranh chấp và xung đột môi trường, giải quyết việc làm và ổn định cuộc sống cho hàng ngàn người dân xung quanh khu vực khai thác mỏ.

Mo-sat-thach-khe-sa-mac-hoa

Dự án mỏ sắt Thạch Khê gây lo ngại về suy giảm nước ngầm khu vực, xả thải nguồn nước thải khoảng 200.000 m2/ngày đêm, ảnh hưởng của bãi thải lấn biển đến môi trường biển ven bờ, nguy cơ nhiễm mặn và sa mạc hóa vùng đất ven biển Hà Tĩnh, ảnh hưởng của vận chuyển quặng và đất đá thải tới hạ tầng giao thông của địa phương…

Có 3 phương án để lựa chọn

Theo lãnh đạo VUSTA, vùng mỏ để khai thác khoáng sản có rất nhiều rủi ro, việc tiếp tục thực hiện dự án là rất mạo hiểm, cần được cân nhắc thận trọng. Tại hội thảo, GS.TS Đặng Trung Thuận nêu 3 phương án để lựa chọn cho mỏ sắt Thạch Khê trong thời gian tới.

Phương án một, là nối lại hoạt động khai thác, chấp nhận các rủi ro. Theo phương án này, cái được chính là tiếp nối những công việc đã làm, như đã bóc đất tầng phủ 12,7 triệu m3 đến cốt -34m; đã giải ngân đến tháng 11/2016 là 1.589,59 tỷ đồng; đã đúc rút được kinh nghiệm của giai đoạn khai thác thử nghiệm.

Cái mất là phải chấp nhận tất cả các rủi ro, tổng hòa các rủi ro đó là nguy cơ tác động mạnh đến môi trường đất, nước, biển và an sinh xã hội. Nếu chấp nhận phương án này thì việc khắc phục các rủi ro sẽ đẩy giá thành sản xuất quặng lên cao, kém sức cạnh tranh trên thị trường.

Phương án hai, là chấm dứt hoạt động, chấp nhận mất phần vốn đầu tư bỏ ra. Theo phương án này, cái được là tránh tất cả các rủi ro không mong muốn có thể xảy ra trong suốt đời dự án 52 năm. Cái mất là cả chủ đầu tư và địa phương phải chấp nhận mất khoản vốn, công sức đầu tư rất lớn đã bỏ ra.

Phương án ba, là tạm dừng hoạt động của dự án. Nếu phương án này được chấp thuận, việc dừng lại dự án cho phép chủ đầu tư có thời gian lựa chọn phương thức xử lý tốt về môi trường, lựa chọn kỹ thuật và công nghệ khai thác. Cái mất của phương án này là phải chấp nhận tạm dừng các hoạt động khai thác quặng sắt Thạch Khê, điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến công ăn, việc làm của TIC và kế hoạch phát triển sản xuất của chủ đầu tư.

Hà Tĩnh đề xuất dừng dự án

Trước đó, tại cuộc làm việc với đoàn công tác với thành phần gồm nhiều bộ ngành Trung ương do Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Văn Hiếu dẫn đầu, lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Trung ương xem xét dừng dự án mỏ sắt Thạch Khê, khi nào có đủ điều kiện mới thực hiện.

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Hà Tĩnh nêu một thực trạng khi hàng nghìn người dân của 6 xã vùng biển ngang Hà Tĩnh bị ảnh hưởng bởi dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê khi phải gánh chịu những hệ lụy khó khăn trong gần 9 năm qua. Do nằm trong quy hoạch nên cơ sở hạ tầng thiết yếu, nhà ở của dân xuống cấp nhưng không được tu sửa; nhiều vùng nằm trong kế hoạch GPMB nhưng chưa được bồi thường và di dời; nhu cầu cấp đất tách hộ (xã Thạch Hải 200 hộ; xã Thạch Bàn 50 hộ) chưa có phương án tái định cư hoặc đang dang dở; hệ thống thủy lợi và nước sạch sinh hoạt thiếu trầm trọng; đất sản xuất bị thu hẹp trong khi chưa chuyển đổi được nghề…

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Dương Tất Thắng cho rằng, nếu Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê được tái khởi động (sau khi bị Chính phủ cho tạm dừng từ tháng 7/2011 - PV), lợi ích trước mắt là tăng thu ngân sách từ các nguồn thu thuế, phí; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tái định cư; tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động địa phương… Tuy nhiên, về lâu dài, theo ông Thắng, do quy mô, phạm vi dự án rất lớn, nên vấn đề ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, bão cát, sụt giảm nguồn nước ngầm, moong mỏ tạo thành hồ lớn sâu -550m nằm ngay bờ biển và TP. Hà Tĩnh… có thể gây ra những hậu quả khó lường.

Tại buổi làm việc này, ông Thắng nêu một số nội dung mà tỉnh Hà Tĩnh rất băn khoăn, cần các bộ ngành, các chuyên gia, chủ đầu tư làm rõ như: kỹ thuật, công nghệ, thiết bị khai thác; phương án vận tải, tiêu thụ quặng sắt; năng lực tài chính của các nhà đầu tư; hiệu quả kinh tế của dự án. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường như tụt nước ngầm, xâm nhập mặn, xử lý chất thải, đổ thải lấn biển và các tác động về mặt xã hội khi dự án triển khai… Ngoài ra, nếu dự án đi vào khai thác, dải du lịch ven biển Hà Tĩnh sẽ tiềm ẩn quá nhiều rủi ro lớn mà hậu quả trước mắt là cả khu du lịch Thạch Hải (huyện Thạch Hà) với bờ biển đẹp sẽ biến mất.

Về mặt xã hội, dự án sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ổn định đời sống nhân dân, phát triển đô thị của khu vực các huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh.

Một vấn đề mà nhiều lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh tại cuộc họp rất quan ngại đó là năng lực tài chính của nhà đầu tư. Thực tế, đã gần 10 năm trôi qua, dù đã nhiều lần cải tổ cổ đông, nhưng đến nay Cty TIC vẫn chưa lo đủ dù chỉ là phần vốn đối ứng như cam kết.

Tại buổi làm việc, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam Nguyễn Anh Tuấn cho biết, các cổ đông Cty TIC mới đóng góp hơn 1.800/hơn 2.000 tỷ đồng vốn đối ứng, tức còn thiếu 224 tỷ đồng (30% vốn đối ứng). Để đáp ứng “nguồn vốn tự có” như cam kết, mới đây không còn cách nào khác, Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương đề nghị được góp vốn thay số vốn trên cho 3 cổ đông không đóng đủ vốn theo quy định.

"Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc, cân nhắc về nhiều mặt, xét thấy lợi ích lâu dài là cơ bản, xuyên suốt, còn lợi ích trước mắt chỉ là tạm thời, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đề nghị Trung ương xem xét dừng dự án, khi nào có đủ điều kiện mới thực hiện", ông Dương Tất Thắng khẳng định.

  • Cùng chuyên mục
Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Diễn biến mới tại dự án gần 13.000 tỷ ở Thanh Hóa

Nhà đầu tư dự án Khu đô thị mới tại xã Hoằng Quang và xã Hoằng Long, TP. Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh Thanh Hóa giải quyết dứt điểm việc giao đất để triển khai dự án theo đúng tiến độ phê duyệt.

Đầu tư - 19/11/2024 11:21

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?

Tỷ phú người Malaysia Vincent Tan được cho là muốn đầu tư vào dự án 6A tại huyện Bình Chánh, TP.HCM của bà Trương Mỹ Lan. Trước đó, Tập đoàn Berjaya của vị tỷ phú này đã định đầu tư Khu đô thị đại học quốc tế Việt Nam tại huyện Hóc Môn nhưng đến nay vẫn chỉ là bãi đất trống.

Đầu tư - 19/11/2024 06:30

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Động thái mới tại dự án khu công nghiệp 1.800 tỷ của Viglacera Yên Mỹ

Mức giá đền bù để thực hiện dự án Khu công nghiệp Dốc Đá Trắng vừa được phê duyệt. Bên cạnh đó, HĐND tỉnh Khánh Hòa cũng đã thông qua Đồ án quy hoạch phân khu xây dựng (tỷ lệ 1/2.000) của khu công nghiệp này.

Đầu tư - 19/11/2024 06:00

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

4 dự án PPP cao tốc lựa chọn nhà đầu tư

Sau một thời gian chuẩn bị, 4 dự án PPP đầu tư 4 tuyến đường cao tốc đã đồng loạt thông báo mời thầu trong nửa đầu tháng 11. Với hình thức lựa chọn nhà đầu tư là đấu thầu rộng rãi, cuộc chơi đang mở cho nhiều doanh nghiệp tham gia vào các dự án PPP mới.

Đầu tư - 18/11/2024 18:22

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

VinFuture công bố Tuần lễ Khoa học công nghệ 2024

Quỹ VinFuture chính thức công bố lịch trình Tuần lễ Khoa học công nghệ và lễ trao giải VinFuture 2024 diễn ra từ ngày 4-7/12/2024 tại Hà Nội.

Đầu tư - 18/11/2024 18:21

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Đầu tư hơn 38.600 tỷ đồng mở rộng cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận

Dự án đầu tư xây dựng mở rộng đường bộ cao tốc TP.HCM - Trung Lương - Mỹ Thuận có tổng mức đầu tư sơ bộ là 38.693 tỷ đồng. Dự kiến, 100% vốn thực hiện dự án sẽ do nhà đầu tư thu xếp, trong đó, vốn chủ sở hữu là 5.804 tỷ đồng (chiếm 15%), vốn vay và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác 32.889 tỷ đồng (chiếm 85%).

Đầu tư - 18/11/2024 15:43

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Doanh nghiệp địa ốc toan tính gì dịp cuối năm?

Dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, kích cầu mùa bán hàng dịp cuối năm, nhưng, dường như trên thị trường sức mua vẫn không nhiều cải thiện, trái ngược với kỳ vọng của nhiều doanh nghiệp địa ốc. Trên thị trường, cá biệt một vài dự án ra mắt nhận được lượng đặt cọc, giữ chỗ ấn tượng.

Đầu tư - 18/11/2024 14:49

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Hà Nội sắp có thêm gần 6.000 căn nhà ở xã hội đưa vào sử dụng

Sở Xây dựng Hà Nội cho biết, dự kiến, trong giai đoạn 2024 - 2025, sẽ hoàn thành khoảng 5.923 căn hộ tại 11 dự án nhà ở xã hội.

Bất động sản - 18/11/2024 14:26

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt (Quỹ VTVV - tên viết tắt tiếng Anh là VSF) đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Đầu tư - 17/11/2024 13:22

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.

Đầu tư - 17/11/2024 13:20

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 17/11/2024 08:52