Chủ tịch Hà Tĩnh: 'Từ bài học Formosa, điều chỉnh để phát triển bền vững'

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh đã dành cho Tạp chí Nhà Đầu tư cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn, không ngại đề cập đến những vấn đề đang rất “nóng” của tỉnh, từ Formosa đến mỏ sắt Thạch Khê.
PV
11, Tháng 02, 2017 | 11:18

Nhàđầutư
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh, ông Đặng Quốc Khánh đã dành cho Tạp chí Nhà Đầu tư cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn, không ngại đề cập đến những vấn đề đang rất “nóng” của tỉnh, từ Formosa đến mỏ sắt Thạch Khê.

Được biết Thủ tướng đã đồng ý cho Hà Tĩnh điều chỉnh Quy hoạch phát triển KT-XH. Xin Chủ tịch cho biết quan điểm định hướng của tỉnh đối với lần quy hoạch này như thế nào?

Quan điểm cốt lõi là phát triển bền vững, tập trung phát triển kinh tế hướng biển, trong đó khai thác triệt để các thế mạnh riêng có, bản sắc riêng của địa phương. Hà Tĩnh sẽ tập trung đầu tư hạ tầng để thực hiện định hướng này. Hiện tuyến đường ven biển, nối liền từ Nghi Xuân đến Kỳ Anh đã ghi vốn trong trung hạn rồi, 850 tỷ đồng. Sẽ ưu tiên trước đoạn từ Nghi Xuân đến TP. Hà Tĩnh. 

a k

Ông Đặng Quốc Khánh Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh

Về du lịch, chúng tôi sẽ mở rộng các khu du lịch biển Hà Tĩnh, nhưng mà các khu du lịch sẽ có sự khác biệt, có bản sắc riêng để tạo dấu ấn thu hút du khách. Trong đó, lấy khu du lịch Thiên Cầm làm khu du lịch trung tâm, đang kêu gọi nhà đầu tư, có 266 ha Bắc Thiên Cầm rất đẹp. Lộc Hà đã có Thạch Bằng với công viên nước gắn với resort 5 sao. Nghi Xuân thì có trường đua chó. Vào Kỳ Anh thì cũng hướng là làm du lịch ven biển, nhưng là du lịch sinh thái, sẽ hỗ trợ, gắn với công nghiệp Vũng Áng. 

Ngoài du lịch, sẽ phát triển về đánh bắt xa bờ. Đội tàu Hà Tĩnh đang cố gắng để thực hiện Nghị định 67, đóng tàu sắt để đánh bắt xa bờ. Rồi nuôi trồng thuỷ hải sản và chế biến, tập trung để đầu tư các cảng cá. Và từ cảng để làm dịch vụ nghề cá. Cảng cá bây giờ có Thạch Kim, Cửa Nhượng và đang làm cảng cá Xuân Hội. 

Gắn vào đó là Khu kinh tế Vũng Áng để phát huy được tối đa đầu tư. Cảng Sơn Dương thì đã giao cho Formosa, còn cảng Vũng Áng rất thuận lợi. Hiện nay Lào cũng đang rất quan tâm để làm, mở cửa ngõ cho Lào vì cảng này tàu container trên 5 vạn tấn có thể vào tốt. Vấn đề chúng ta khai thác là phải có lượng hàng và đưa cảng Vũng Áng thành một cảng logistics, dịch vụ về vận chuyển, mở toang cánh cửa Lào và Đông Bắc Thái Lan.

Tôi vừa làm việc với tỉnh Nakhon Phanom (Thái Lan), ông tỉnh trưởng cũng nói thẳng, “tôi đi ra biển Thái Lan mất 700km, mà về Vũng Áng chỉ 230 km, chạy trong vòng một buổi là về đến Hà Tĩnh”. Rất thuận lợi. Mình có thể thu hút du dịch, dịch vụ vận tải cho Thái Lan, chứ không chỉ Lào. 

Về công nghiệp, điểm nhấn còn có thể kể đến nhiệt điện Vũng Áng 2. Hai Thủ tướng Nhật Bản và Việt Nam đã chứng kiến lễ ký. Tổng đầu tư khoảng 2,2 tỷ USD, tới đây cũng sẽ đẩy nhanh tiến độ. Đó là chiến lược hướng biển, trong Quy hoạch KT-XH lần này sẽ tập trung. Quan điểm của tỉnh là phát triển bền vững. Không chỉ du lịch, các dự án công nghiệp, thương mại, dịch vụ… cũng phải khống chế, đảm bảo quản lý môi trường tốt. 

Mảng du lịch có được đề cập trong chiến lược phát triển lần này của tỉnh?

Hà Tĩnh là quê hương các Tổng bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, có Ngã ba Đồng Lộc, chùa Hương Tích, đền thờ ông Hoàng Mười… du khách đến rất đông. Nhưng vấn đề là khách đến thì phải giữ được khách ở lại Hà Tĩnh, chứ bây giờ họ đi xong thì họ về Vinh ngủ mất. Thế thì giữ lại như thế nào, đó là tỉnh phải đảm bảo được hạ tầng về dịch vụ. Đang nghiên cứu để kêu gọi vốn từ xã hội để tạo ra hạ tầng về dịch vụ tốt nhất.  

hoi-xuan-huong-tich-ha-tinh-mytour-5

Tiềm năng du lịch Hà Tĩnh gần như vẫn đang bỏ ngỏ. Trong ảnh: Phong cảnh chùa Hương Tích, Hà Tĩnh.

- Việc điều chỉnh quy hoạch KT-XH bao giờ có thể xong và kế hoạch trước đây thuê Tập đoàn Monitor của Mỹ làm quy hoạch hiện nay ra sao?

Trong năm nay phải xong quy hoạch để trình Chính phủ. Về lựa chọn nhà tư vấn, bây giờ mới bắt đầu chọn vì Chính phủ mới cho phép điều chỉnh. Cá bơi trong hồ nước thải, Formosa mới được hoạt động

- Khả năng Formosa quay trở lại hoạt động thì cho đến giờ phút này như thế nào thưa ông?

Muốn Formosa phải hoạt động phải đảm bảo tốt các yếu tố môi trường. Hiện nay thì họ đã làm các thủ tục để xây dựng các hệ thống bể xử lý sự cố và bể chỉ thị sinh học. Yêu cầu đầu ra là cá phải bơi được trong cái hồ đấy. Quy mô hồ này lên đến 10ha và nước xả ra là phải qua hồ này. Trường hợp xảy ra sự cố thì nước xả buộc phải thu hồi trở lại để xử lý và có thể chứa được trong vòng 1 tuần nếu nhà máy vẫn hoạt động.

Thứ hai nữa là hồ này sẽ tiếp tục lọc một lần nữa về môi trường, qua đó đo đếm các chỉ thị sinh học. Trong này người ta sẽ trồng các loại sinh vật, cá có thể bơi được. 

Tôi còn yêu cầu phải làm hệ thống máy móc, trong thiết kế là sử dụng công nghệ của Đức, tức là nước đấy dẫn vào trong một cái nhà, trong nhà có một cái bể và cái bể đó thả cá vào thì có hệ thống máy móc để người ta sẽ xem đường đi của con cá. Gắn vào đó là hệ thống tự động. Nếu có vấn đề gì đó thì sẽ tự động ngắt xả thải ngay. 

 
Quan điểm của Hà Tĩnh là cứ phải làm như thế nào mà cá bơi lội trong hồ đó được thì mới cho (Formosa/PV) sản xuất. Nhân dân có thể giám sát bằng mắt thường.

- Tổng chi phí cho hệ thống này là bao nhiêu tiền và ai phải chịu?

Chưa có con số cụ thể nhưng tầm cũng phải 5-6 trăm tỷ đồng. Formosa chịu hoàn toàn. Quan điểm của Hà Tĩnh là cứ phải làm như thế nào mà cá bơi lội trong hồ đó được thì mới cho sản xuất. Nhân dân có thể giám sát bằng mắt thường. 

- Như vậy chắc phải hết năm 2017 mới có thể xong được hệ thống này và Formosa mới có thể đi vào hoạt động?

Cái này đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ. Vì có nhiều block. Trong 10ha có 3 block. Bởi vì công suất của họ cũng nâng dần. Ví dụ xong được block đầu thì chạy thử. Song song sẽ triển khai các block còn lại. Có giải pháp toàn diện về môi trường, Sắt Thạch Khê mới đi vào khai thác 

- Dư luận đang rất quan tâm về số phận mỏ sắt Thạch Khê sau khi Ban Thường vụ Tỉnh ủy đề nghị Chính phủ chưa cho khởi động lại dự án khai thác để chuẩn bị kỹ hơn, đặc biệt là làm rõ báo cáo tác động môi trường? Vì sao tỉnh đưa ra đề nghị này?

Hiện nay tỉnh đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ chỉ đạo như thế nào thì chưa nhận được. 

Về vấn đề này xin phép để nói sâu thêm một chút. Thứ nhất, mỏ sắt Thạch Khê có tiềm năng rất lớn, có khể khẳng định là hiếm có của đất nước Việt Nam mình. Khai thác mỏ sắt Thạch Khê là mong muốn của bao nhiêu thế hệ người Hà Tĩnh. Vấn đề là chúng ta khai thác mỏ sắt Thạch Khê như thế nào, khi nào thì đủ điều kiện để khai thác. Formosa là một bài học, khai thác như thế nào để đảm bảo tất cả các yếu tố môi trường. Vì mỏ này có đặc điểm là ăn xuyên ra ngoài biển.

Thứ hai là rất sâu, hơn 500m. Thứ ba là trong mỏ này có nhiều hiện tượng về môi trường, trong đó có việc rất quan trọng là hang caster thông ra biển, rất nguy hiểm. 

Cái đó thì chúng ta cũng chưa khẳng định được là có hay không có, có tại điểm nào. Cái nữa là hiện tượng sa mạc hoá, với khu vực miền Trung đang thiếu nước như vậy, mà nó rút mạch nước ngầm bơm ra biển thì liệu chúng ta có bị sa mạc hoá và sa mạc hoá đến đâu, phải khẳng định được?

- Ngay trước Tết, chủ đầu tư và các nhà khoa học mỏ địa chất đã tổ chức một hội thảo khoa học tại Hà Nội, nhiều ý kiến không đồng tính với kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy khi cho rằng việc chuẩn bị dự án còn “sơ sài”. Các ý kiến này cho rằng đây thậm chí còn là dự án được chuẩn bị kỹ nhất, với hai lần lập hội đồng thẩm định cấp Nhà nước? Ý kiến của ông như thế nào?

Đánh giá tác động môi trường dự án này có từ năm 2013, kể cả đã được cấp phép xả thải. Nhưng mà đánh giá tác động môi trường này thì các nhà khoa học cũng phải xem lại một chút. Là chúng ta cũng có một truyền thống đánh giá như các dự án trước, kể cả Formosa cũng như vậy. Trong đánh giá tác động môi trường thì thường thấy ghi rất nhiều thứ chung chung kiểu như “đề nghị xem xét”, “cần có giải pháp”... 

Điều này, theo quan điểm của tỉnh là phải khẳng định rõ. Nhân dân cần có câu trả lời chắc chắn là có hang hay không có hang caster và có hang thì giải pháp là như thế nào để đảm bảo không xảy ra sự cố môi trường.

Tương tự, chắc chắn là sẽ có cát bay, cát nhảy ảnh hưởng đến thành phố, thì phải khẳng định là biện pháp nào để không xảy ra điều đó. Rồi việc lấn biển đổ thải ra sao vì biển Hà Tĩnh là biển ngang, việc lấn ra mấy trăm ha như vậy thì có ảnh hưởng đến cả miền Trung không? Có quá nhiều câu hỏi chưa được trả lời một cách thuyết phục. 

- Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ