Hà Tĩnh: Formosa vận hành lò cao, sắt Thạch Khê “nhăm nhe” khai thác
Trong cùng một ngày 29/5, xẩy ra hai sự kiện đặc biệt quan trọng đối với cuộc sống hàng vạn người Hà Tĩnh: Formosa vận hành thử nghiệm lò cao tại Kỳ Anh trong khi Đoàn công tác liên ngành TƯ họp với lãnh đạo tỉnh về việc tái khởi động Dự án mỏ sắt Thạch Khê.
Formosa vận hành thử nghiệm lò cao
Tại họp báo thường kỳ tháng 5 diễn ra chiều 29/5, ông Hoàng Dương Tùng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, chiều cùng ngày, việc vận hành lò cao số 1 của Formosa đã bắt đầu.
Sau 24h thử nghiệm sẽ có những kết quả bước đầu. Ông Tùng cũng cho biết, đoàn giám sát của các bộ, ngành, nhà khoa học, địa phương đã có mặt ở Formosa từ tuần trước để thực hiện giám sát vận hành thử nghiệm.
Việc vận hành thử nghiệm được cho phép bởi Hội đồng giám sát liên ngành của Chính phủ tại cuộc họp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Trần Hồng Hà chủ trì ngày 10/5.
Thông tin từ cuộc họp hội đồng liên ngành ngày 10/5, đến nay Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (FHS) đã khắc phục xong 52/53 lỗi, riêng lỗi chuyển đổi phương pháp làm nguội cốc từ ướt sang khô sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019 theo như cam kết.
Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội về công tác bảo vệ môi trường để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 3 cho thấy, doanh nghiệp đã đầu tư hơn 1 tỷ USD vào các hạng mục cải thiện, bổ sung các công trình bảo vệ môi trường theo yêu cầu của Bộ TNMT. Các công trình của Formosa, theo đó, đã cơ bản đáp ứng điều kiện để đưa lò cao số 1 vào vận hành thử nghiệm.
Formosa vận hành sẽ phát thải như thế nào? Ông Thức cho biết, về nước thải, việc vận hành lò cao số 1 sẽ phát sinh thêm 300-500 m3 nước thải sinh hóa một ngày đêm. Trạm xử lý nước thải sinh hóa hiện được thiết kế với 2 đơn nguyên, công suất xử tối đa của 2 đơn nguyên là 4.800 m3 một ngày đêm, hiện nay đã xử lý 1900 m3 một ngày đêm, với 300-500 m3 phát sinh khi lò cao số 1 đi vào vận hành thì vẫn nằm trong giới hạn công suất xử lý của trạm. Tổ giám sát liên ngành đánh giá với hệ thống, quy trình công nghệ, thiết bị, kỹ thuật xử lý nước thải của FHS đã được đầu tư bổ sung và hoàn thiện như hiện nay cùng với sự giám sát chặt chẽ, nghiêm ngặt của Bộ TNMT phối hợp với tỉnh Hà Tĩnh, Viện Hàn lâm và KHCN Việt Nam cùng các các nhà khoa học thì việc kiểm soát nước thải của FHS hoàn toàn đáp ứng an toàn về bảo vệ môi trường.
Về khí thải, khi vận hành lò cao sẽ phát sinh khí thải từ công đoạn lò cao và lò thép. Vừa rồi Fomrosa đã lắp đặt đủ 15 trạm quan trắc khí thải cùng với thiết bị quan trắc online tự động được kết nối về Sở TNMT và Bộ TNMT. Hệ thống này cho phép quan trắc, giám sát 24/24h. Trước đó, các ống khói đã được vận hành của lò cốc hay nhà máy nhiệt điện đều đạt tiêu chuẩn. Sắp tới, ống khói lò cao hay lò luyện thép sẽ được quan trắc, lấy mẫu phân tích. Việc quan trắc tự động sẽ theo 8 thông số trong đó có CO, SOx, NOx. Riêng với công đoạn thiêu kết có khả năng phát sinh dioxin và furan sẽ quan trắc đủ 11 thông số theo quy chuẩn 51, trong đó có thông số về tổng dioxin và furan.
Về chất thải rắn, toàn bộ chất thải sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại đã được Formosa thu gom và chuyển cho đơn vị chức năng xử lý. Hà Tĩnh có Công ty TNHH MTV xử lý chất thải Hà Tĩnh có đủ năng lực đáp ứng việc này.
Rậm rịch tái khởi động Thạch Khê
Trong khi đó, sáng qua – 29/5 tại TP.Hà Tĩnh, Bí thư Tỉnh uỷ Hà Tĩnh Lê Đình Sơn cùng các lãnh đạo tỉnh này đã có cuộc làm việc về Dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê với Đoàn công tác liên ngành TƯ do ông Nguyễn Văn Hiếu, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch Đầu tư dẫn đầu.
Tại buổi làm việc, thay mặt UBND tỉnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng đã nêu một số nội dung mà tỉnh Hà Tĩnh còn băn khoăn, cần thảo luận, làm rõ như: kỹ thuật, công nghệ, thiết bị khai thác; phương án vận tải, tiêu thụ quặng sắt; năng lực tài chính của các nhà đầu tư, hiệu quả kinh tế. Đặc biệt, tỉnh Hà Tĩnh quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường (tụt nước ngầm, xâm nhập mặn, xử lý chất thải, đổ thải lấn biển…) và các tác động về mặt xã hội khi dự án triển khai.
Theo lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, nếu dự án tiếp tục triển khai, về lợi ích trước mắt là tăng thu ngân sách từ các nguồn thu thuế, phí; đẩy nhanh tiến độ bồi thường, tái định cư, tạo việc làm, thu nhập cho lao động địa phương… Tuy nhiên, về lâu dài, dự án sẽ có những tác động, có thể phát sinh các hệ lụy nghiêm trọng.
“Quy mô và phạm vi dự án rất lớn, nên vấn đề ô nhiễm môi trường, sa mạc hóa, bão cát, sụt giảm nguồn nước ngầm, moong mỏ tạo thành hồ lớn sâu -550m nằm ngay bờ biển và thành phố Hà Tĩnh… có thể gây ra những hậu quả khó lường”, - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Dương Tất Thắng quan ngại.
Ngoài ra, dự án đi vào khai thác sẽ mất cả khu du lịch Thạch Hải, tiềm ẩn rủi ro lớn đến cả dải du lịch ven biển Hà Tĩnh. Về mặt xã hội, sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, ổn định đời sống nhân dân, phát triển đô thị của khu vực Thạch Hà, Cẩm Xuyên, TP. Hà Tĩnh.
Với quy mô, phạm vi ảnh hưởng rất lớn của mỏ sắt Thạch Khê, tính chất phức tạp khi khai thác (nằm sát biển, trong khu vực khu dân cư), yêu cầu cao về công nghệ luyện quặng, khai thác gắn với chế biến, đòi hỏi phải hết sức thận trọng, kỹ lưỡng khi lựa chọn nhà đầu tư; cần phải có nhà đầu tư mạnh, có đầy đủ năng lực về quản lý, kỹ thuật và tài chính.
Trên cơ sở đánh giá nghiêm túc, cân nhắc về nhiều mặt, xét thấy lợi ích lâu dài là cơ bản, xuyên suốt, còn lợi ích trước mắt chỉ là tạm thời, Hà Tĩnh đề nghị xem xét dừng dự án, khi nào có đủ điều kiện mới thực hiện.
Trước những băn khoăn của lãnh đạo Hà Tĩnh, đại diện các bộ ngành, nhà khoa học và chủ đầu tư (TKV và TIC) cho rằng, việc triển khai dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê có thể đảm bảo tính khả thi. Việc lựa chọn giải pháp kỹ thuật, công nghệ và thiết bị khai thác mỏ đã được Hội đồng thẩm định Bộ Công Thương thẩm định kỹ lưỡng, đủ độ tin cậy để tiếp tục triển khai đầu tư dự án.
Tuy nhiên, các đại biểu cũng đề nghị, một số nội dung của đánh giá tác động môi trường (DTM), phương án vận chuyển quặng, cam kết về vốn… cần được tính toán, khảo sát, đánh giá kỹ hơn để bổ sung hoàn thiện dự án.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Lê Đình Sơn bày tỏ những trăn trở khi hàng nghìn người dân của 6 xã vùng bị ảnh hưởng từ dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê đã phải gánh chịu những hệ lụy khó khăn trong gần 9 năm qua.
“Đây là bài học sâu sắc cần nghiêm túc nhìn nhận. Việc tiếp tục khai thác hay dừng cần cân nhắc kỹ lưỡng, toàn diện, gắn phát triển KT-XH với môi trường bền vững”, – Bí thư Tỉnh ủy nói.
“Với quy mô, phạm vi ảnh hưởng rất lớn của mỏ sắt Thạch khê, tính chất phức tạp khi khai thác, chủ đầu tư cần trả lời thỏa đáng tính khả thi của dự án từ thiết kế kỹ thuật, công nghệ khai thác, khả năng thu xếp vốn đến hiệu quả kinh tế dự án” – Bí thư Tỉnh ủy đề nghị.
Kết thúc buổi làm việc, Thứ trưởng Bộ KHĐT Nguyễn Văn Hiếu ghi nhận những băn khoăn, ý kiến đề xuất, tổng hợp các ý kiến của địa phương và đại diện các bộ, ngành, chủ đầu tư để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
(Tổng hợp)
- Cùng chuyên mục
Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường
HĐND TP. Hà Nội thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong quy hoạch Thủ đô và một số quy hoạch đã được Thủ tướng phê duyệt trên địa bàn thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 23:28
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội: Triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để thi hành Luật Thủ đô
Chủ tịch HĐND TP. Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, các đơn vị tập trung tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để bảo đảm các nghị quyết của HĐND đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực Luật Thủ đô 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 23:27
Tổng Bí thư: Tập trung thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị
Ngày 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.
Sự kiện - 19/11/2024 20:56
Hà Nội thông qua quy định thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm
HĐND TP. Hà Nội vừa thông qua quy định hợp đồng có thời hạn đảm nhiệm một số vị trí việc làm thuộc nhóm nghiệp vụ chuyên ngành, nghiệp vụ chuyên môn.
Sự kiện - 19/11/2024 19:31
Chủ tịch UBND cấp xã ở Hà Nội được ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Những nội dung về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính của Chủ tịch UBND cấp xã, cho các Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng vừa được HĐND TP. Hà Nội thông qua sẽ góp phần cho địa phương, đơn vị giải quyết đã giảm thời gian, khâu trung gian, phục vụ kịp thời các người dân, doanh nghiệp.
Sự kiện - 19/11/2024 15:55
Hà Nội trao thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ chi thường xuyên
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thẩm quyền quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí chi thường xuyên ngân sách thành phố để thực hiện mua sắm.
Sự kiện - 19/11/2024 14:58
Hà Nội chuyển cán bộ làm việc cấp xã thành cán bộ thuộc biên chế hành chính
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính.
Sự kiện - 19/11/2024 14:24
Hà Nội chi thêm hơn 37 tỷ đồng hỗ trợ sau bão số 3
Sáng 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP. Hà Nội đã thông qua Nghị quyết hỗ trợ khôi phục sản xuất đối với một số cây trồng, vật nuôi bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 và mưa lũ sau bão năm 2024.
Sự kiện - 19/11/2024 14:22
Hà Nội thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn
HĐND TP. Hà Nội đã thông qua quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ quan chuyên môn, tổ chức hành chính khác thuộc UBND thành phố.
Sự kiện - 19/11/2024 14:19
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp gỡ lãnh đạo Trung Quốc, Mỹ tại Hội nghị G20
Thủ tướng Chính phủ khẳng định Việt Nam luôn mong muốn tăng cường hơn nữa hợp tác với các nước và các tổ chức quốc tế, đưa quan hệ phát triển lên tầm cao mới, thực chất và đi vào chiều sâu.
Sự kiện - 19/11/2024 11:58
Điểm nghẽn đầu tư theo hình thức PPP và kiến nghị giải pháp khắc phục
Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là một phương thức đầu tư mới trong nền kinh tế thị trường nước ta, được Nhà nước hết sức quan tâm. Tuy nhiên, số lượng các dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư sau ngày Luật PPP có hiệu lực, trong đó có các dự án hạ tầng giao thông không những không tăng mà còn giảm đi một cách đáng kể.
Sự kiện - 19/11/2024 11:12
Làm gì để nâng cao chất lượng văn bản quy phạm pháp luật?
Vấn đề nổi lên hiện nay là làm thế nào để các luật, chính sách mới có thể được đưa nhanh vào đời sống kinh tế- xã hội, được thực thi nghiêm chỉnh trong các cấp, các ngành, trở thành động lực tăng trưởng kinh tế - xã hội theo kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, doanh nghiệp số, xã hội số.
Sự kiện - 19/11/2024 11:09
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cấp điện an toàn trong chung cư
UBND TP. Hà Nội yêu cầu các sở, ngành, địa phương bảo đảm cấp điện an toàn, ổn định tại các chung cư, nhà cao tầng, khu đất dịch vụ, khu, cụm công nghiệp trên địa bàn thành phố
Sự kiện - 19/11/2024 10:49
Hà Nội quyết nghị nhiều vấn đề quan trọng để triển khai Luật Thủ đô
HĐND TP. Hà Nội đã khai mạc kỳ họp thứ 19 xem xét, ban hành 11 nghị quyết quy phạm pháp luật để triển khai, thi hành Luật Thủ đô.
Sự kiện - 19/11/2024 10:06
Ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn của Quốc hội
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn làm Trưởng ban chỉ đạo sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Văn phòng Quốc hội.
Sự kiện - 19/11/2024 06:43
'Việt Nam xây nhà rất nhanh nhưng quên mất phần móng'
Ngày 19/11, dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE), Tạp chí Nhà đầu tư tổ chức Tọa đàm "Tháo gỡ điểm nghẽn pháp lý đối với đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và bất động sản".
Sự kiện - 19/11/2024 06:40
- Đọc nhiều
Đáng đọc
- Đáng đọc
Bộ Tài chính Mỹ: Việt Nam không thao túng tiền tệ
Thị trường - Update 4 day ago
Tỷ phú muốn 'rót' tiền vào dự án của bà Trương Mỹ Lan là ai?
Đầu tư - Update 15 h ago
Đại gia Rolls Royce Ninh Bình vừa bị khởi tố là ai?
Tài chính - Update 2 week ago
Đại gia Nguyễn Cao Trí 'thao túng' cựu cán bộ Thanh tra Chính phủ ra sao?
Pháp luật - Update 2 week ago