Chủ đầu tư mỏ sắt Thạch Khê: Hoà Phát, Thái Hưng đăng ký tiêu thụ quặng sắt

Cty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) cho hay hiện đã có một số doanh nghiệp trong nước đăng ký tiêu thụ quặng sắt từ mỏ Thạch Khê như Hòa Phát, Thái Hưng với tổng nhu cầu 5,7 triệu tấn/năm, đủ khả năng tiêu thụ sản phẩm của giai đoạn 1.
KHÁNH CHI
07, Tháng 05, 2017 | 16:39

Cty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC) cho hay hiện đã có một số doanh nghiệp trong nước đăng ký tiêu thụ quặng sắt từ mỏ Thạch Khê như Hòa Phát, Thái Hưng với tổng nhu cầu 5,7 triệu tấn/năm, đủ khả năng tiêu thụ sản phẩm của giai đoạn 1.

TIC vừa có văn bản gửi Bộ KH&ĐT, Bộ Công Thương, Bộ KH&CN, Bộ TN&MT, UBND tỉnh Hà Tĩnh đề xuất tiếp tục triển khai thực hiện dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng sắt mỏ Thạch Khê (Hà Tĩnh).

TIC là chủ đầu tư dự án với vốn đầu tư lên tới 14.517 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 1 là 6.777 tỷ đồng, giai đoạn 2 là 7.739 tỷ đồng. Tổng diện tích đất sử dụng lên tới 4.821 ha.

thach khe

Một góc mỏ sắt Thạch Khê

Theo thiết kế, giai đoạn 1 của dự án sẽ có công suất 5 triệu tấn/ha, giai đoạn 2 là 10 triệu tấn/năm. Thời gian xây dựng là 9 năm, tuổi thọ mỏ là 52 năm. Địa điểm xây dựng nằm tại 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gồm: Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc.

TIC cho hay, công ty đã được Bộ Công Thương cho tái cơ cấu nên đã giải quyết được nút thắt về vốn. Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam (TKV) hiện là cổ đông lớn nhất của TIC, đóng góp 59,5% vốn vào TIC. TKV đang đề xuất tăng vốn góp vào TIC khi các cổ đông Mitraco, Vnsteel và Bitexco chưa thực hiện nghĩa vụ góp vốn. Bên cạnh TKV, cổ đông Công ty Thăng Long góp 13,45% vốn vào TIC. Số vốn các cổ đông đã góp đến thời điểm hiện tại đạt 1.809 tỷ đồng, còn lại 224 tỷ đồng chưa được góp vốn.

TIC dự tính nếu dự án được phê duyệt trong thời gian tới, công ty sẽ huy động 30% vốn đầu tư dự án từ các cổ đông, 70% vốn thực hiện dự án sẽ được huy động thông qua nguồn vay thương mại và các nguồn khác.

Đến nay, BIDV Hà Tĩnh đã cam kết thu xếp vốn cho giai đoạn I dự án đầu tư khai thác và tuyển quặng mỏ Thạch Khê. Bên cạnh đó, các ngân hàng SHB, Tienphong Bank, Mizuho, May Bank đã phối hợp với đơn vị tư vấn huy động vốn là Cty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) làm việc với TIC để nghiên cứu, thẩm định nhằm sớm đạt được thỏa thuận tài trợ vốn cho dự án.

Cũng theo TIC, ngay trong quá trình đầu tư xây dựng mỏ, nhà đầu tư này cũng có thể thu hồi được 4,4 triệu tấn quặng, tương ứng với doanh thu khoảng 3.700 tỷ đồng, và nếu trừ các chi phí trực tiếp sản xuất, còn lại sẽ bổ sung vốn cho dự án khoảng 1.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, TIC sẽ huy động các nguồn vốn xã hội hóa trong các khâu bốc xúc, vận chuyển, khoan nổ mìn… từ các doanh nghiệp trong nước.

Cũng theo TIC, hiện có một số doanh nghiệp trong nước đăng ký với TIC để tiêu thụ quặng sắt từ mỏ Thạch Khê như Hòa Phát, Thái Hưng với tổng nhu cầu 5,7 triệu tấn/năm, đủ khả năng tiêu thụ sản phẩm của giai đoạn 1.

TIC

Theo TIC, đã có một số doanh nghiệp trong nước đăng ký với TIC để tiêu thụ quặng sắt từ mỏ Thạch Khê như Hòa Phát, Thái Hưng  

Đến giai đoạn 2 tức sau năm 2020, khi các dự án thép tại Dung Quất (công suất 4 triệu tấn/năm), Dự án thép Nghi Sơn (công suất 4 triệu tấn/năm) đi vào sản xuất… có thể sử dụng quặng sắt mỏ Thạch Khê thì công suất 10 triệu tấn/năm sẽ tiêu thụ hết trong nội địa, chưa tính đến Liên hợp thép ở Hà Tĩnh do TIC đầu tư.

Về hiệu quả dự án, chủ đầu tư khẳng định mỏ sắt Thạch Khê có trữ lượng lớn, hàm lượng sắt cao, hệ số bóc thấp sẽ làm giảm giá thành sản xuất. Do đó, thời gian hoàn vốn dự án khoảng 9,5 năm.

Theo tính toán, lợi nhuận của dự án đem lại cho nhà đầu tư là 66.391 tỷ đồng, sau thuế đạt 53.024 tỷ đồng. Dự án sẽ nộp ngân sách hằng năm là 1.200 tỷ đồng trong giai đoạn 1, giai đoạn 2 là 2.400 tỷ đồng. Tổng thu từ các khoản phí trên của dự án đạt trên 89.700 tỷ đồng, ngoài ra còn nhiều khoản thuế khác.

Đặc biệt, TIC cho hay, dự án còn góp phần phát triển công nghiệp phụ trợ, dịch vụ thương mại tại Hà Tĩnh, dịch phụ phụ trợ với giá trị khoảng 3.000 tỷ đồng/năm.

Việc “hồi sinh” mỏ sắt Thạch Khê được cho là lớn nhất Đông Nam Á được Bộ Công Thương và chủ đầu tư rục rịch khởi động. Tuy nhiên, sau cú sốc Formosa, Hà Tĩnh không thể liều lĩnh “dấn thân” vào một dự án công nghiệp đầy rủi ro khác một cách thiếu căn cứ.

Sau khi Thủ tướng Chính phủ quyết định tạm dừng vào năm 2011, chủ đầu tư dự án cũng đã có hồ sơ đánh giá lại hàng loạt vấn đề - từ hiệu quả kinh tế đến tác động môi trường, nhưng trước sự cố Formosa, kết quả đó chưa đủ để làm yên lòng lãnh đạo Hà Tĩnh.

Cuối năm 2016, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có văn bản đề nghị làm rõ một số nội dung về năng lực chủ đầu tư, nguồn vốn, hiệu quả kinh tế - xã hội, công nghệ, thị trường tiêu thụ, vấn đề bảo vệ môi trường (tụt mực nước ngầm, sa mạc hóa, lụt, đổ thải lấn biển...), nếu không thì chưa đồng ý khởi động dự án này. TIC – chủ đầu tư dự án cũng đã có văn bản 17 trang làm rõ một số nội dung, nhưng cũng chưa đủ để làm Hà Tĩnh yên lòng.

thach khe 13

Những hố sâu để lại sau khi Công ty Sắt Thạch Khê bóc tầng đất phủ

Theo đánh giá của Hà Tĩnh, đây là khu vực mỏ có điều kiện địa chất phức tạp, nằm sát biển, thân quặng phân bổ sâu, lớp đất chủ yếu (cát, sét…), nhiều nước ngầm; dự án không chỉ ảnh hưởng 6 xã của huyện Thạch Hà mà còn ảnh hưởng đến các xã thuộc huyện Cẩm Xuyên, Lộc Hà, thành phố Hà Tĩnh. Đặc biệt, UBND tỉnh Hà Tĩnh cho rằng, một số nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường còn chung chung, sơ sài, chưa khẳng định tính đảm bảo môi trường.

Cách đây 1 năm, Bộ Công Thương đã có thông báo kết quả thẩm định thiết kế kỹ thuật dự án mỏ sắt Thạch Khê. Tại thông báo này, Bộ Công Thương thừa nhận đây là dự án khai thác mỏ lộ thiên có quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam, khai thác ở độ sâu lớn, có bán kính vùng ảnh hưởng rộng nên các tác động môi trường là điều khó tránh khỏi.

Tác động rất lớn như vậy nhưng TIC cho rằng, báo cáo đánh giá môi trường, đề án cải tạo phục hồi môi trường, đề án xả thải của dự án đã được Bộ TN&MT tổ chức thẩm định, phê duyệt theo quy định.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ