Dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022

PGS.TS.BÙI QUANG TUÁN
07:00 03/09/2022

Dù còn nhiều thách thức, nhưng dự báo tăng trưởng cuối năm của Việt Nam vẫn sẽ đạt mức kỳ vọng, lạm phát có thể được kiểm soát ở mức cho phép với điều kiện nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu không ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến Việt Nam.

Mua sam Sieu thi 2

Việt Nam vẫn là nước có mức độ tăng trưởng tốt trong khu vực. Ảnh: Trọng Hiếu

Bối cảnh kinh tế thế giới

Những tháng đầu năm 2022, thế giới đã xảy ra hàng loạt các biến cố lớn, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hầu hết các nền kinh tế. Cuộc xung đột Nga – Ukraira kéo dài ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng hàng hóa và kéo theo sự phân chia ảnh hưởng quyền lực của các liên minh đối đầu. Các quốc gia trên thế giới hầu hết đã kiểm soát được đại dịch COVID-19, nhưng Trung Quốc vẫn thực hiện chiến lược Zero Covid cũng là nhân tố tác động mạnh mẽ đến sự hồi phục của nhiều quốc gia trên thế giới. Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể làm gián đoạn thêm các hoạt động kinh tế, tạo ra sự không chắc chắn về chính sách và nếu kéo dài sẽ dẫn đến sự phân mảnh trong hệ thống thương mại, đầu tư và tài chính toàn cầu.

Sự phục hồi kinh tế của các nền kinh tế lớn như Mỹ và châu Âu đang bị kìm hãm do giá năng lượng tăng cao và sự gián đoạn chuỗi cung ứng. Tăng trưởng dự kiến giảm rõ rệt vào năm 2022 – đặc biệt là ở khu vực đồng Euro và những quốc gia có liên kết chặt chẽ với Nga.

Những tác động của cuộc xung đột Nga – Ukraina ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự tăng trưởng của nhiều quốc gia đang phát triển và dẫn đến nguy cơ suy thoái của nhiều quốc gia. Hầu hết các quốc gia đang phát triển sẽ chịu tác động tràn tiêu cực từ cuộc xung đột, thêm áp lực lạm phát gia tăng dẫn đến các điều kiện tài chính thắt chặt hơn.

Sau những cú sốc liên tiếp, các tổ chức quốc tế đã đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu theo hướng kém tích cực hơn. Cụ thể, tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD đã hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu từ mức 4,5% xuống còn 3.00% trong năm 2022. Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2022 từ 4,4% xuống còn 3,6%. Ngân hàng Thế giới thì dự báo mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu chỉ đạt 2,9%, giảm 1,2% so với dự báo trước đó. Hầu hết các tổ chức đều cho rằng phục hồi tăng trưởng kinh tế toàn cầu vẫn chưa vững chắc, nguy cơ lạm phát tăng cao và nhiều quốc gia trên thế giới tiếp tục thắt chặt chính sách tiền tệ nhằm giảm áp lực lạm phát, giảm bất ổn tài chính.

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có độ mở lớn nên tăng trưởng kinh tế của Việt Nam bị tác động nhiều từ tình hình kinh tế, chính trị trên thế giới. Năm 2021 là năm Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của đại dịch Covid19 với mức tăng trưởng quý 3/2021 âm hơn 6%, các ngành dịch vụ đều có thị trường tăng trưởng âm. Sang năm 2022, khi đại dịch được kiểm soát dần dần và thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ, các doanh nghiệp đã chủ động hơn về lao động và kế hoạch sản xuất dần được phục hồi.

Hiện nay, cơ bản dịch Covid đã được kiểm soát, Chính phủ Việt Nam đã gỡ bỏ hầu hết các biện pháp hạn chế đối với xuất nhập cảnh. Ngành du lịch đang bắt đầu được phục hồi. Du lịch Việt Nam đã đón nhiều đoàn khách quốc tế do Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở Đông Nam Á miễn các quy định về xét nghiệm, tiêm chủng và cách ly đối với khách nước ngoài.

Trong giai đoạn 7 tháng đầu năm, tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6,42%, cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2021 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm 2018-2019. Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam cho thấy tăng trưởng kinh tế trong hai quý đầu cao hơn các kịch bản đề ra từ đầu năm theo Nghị quyết 01/NQ-CP.

Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp trong 7 tháng đầu năm tăng 8,8% ( so với cùng kỳ năm 2021 là 7,6%). Trong đó ngành chế biến chế tạo đạt mức 9,7%. Chỉ số xuất nhập khẩu hàng hóa tăng 16,1% so với cùng kỳ năm trước, cán cân thương mại ước tính xuất siêu 764 triệu USD.

Trong nửa đầu năm 2022, xu hướng lạm phát đã lan rộng trên toàn cầu và ở mức rất cao tại nhiều nền kinh tế mới nổi trên thế giới như Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Brazil và đang có xu hướng tăng nhanh tại khu vực Trung và Đông Âu, Mỹ La-tinh, Mỹ, Anh. Tại Việt Nam, Tổng cục Thống kê dự báo lạm phát trong tháng 6/2022 tăng 0,69% so với tháng trước và tăng 3,18% so với tháng 12/2021. Như vậy, kết hợp với cả tình hình trong nước và nhập khẩu lạm phát thì mức độ lạm phát tại Việt Nam đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính của việc gia tăng lạm phát là ảnh hưởng trực tiếp của việc tăng giá xăng dầu trên thế giới, khiến nhóm giao thông tăng và làm gia tăng chỉ số CPI.

Những thách thức và dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2022

Hầu hết các Ngân hàng TW trên thế giới đã bắt đầu các đợt gia tăng lãi suất lớn trong vòng hai thập kỷ trở lại đây. Chính sách tiền tệ lỏng kéo dài cả thập kỷ đã kết thúc (FED). Các nhà hoạch định chính sách của FED dự báo có thể tăng lãi suất 75 điểm trong bối cảnh lạm phát dai dẳng nhưng tỷ lệ tăng trưởng việc làm và tiền lương vẫn ổn định.

Nếu lạm phát vẫn ở mức cao thì lạm phát kỳ vọng có thể tăng lên, điều này sẽ dẫn đến việc tăng giá và tiền lương. Lạm phát kỳ vọng gia tăng sẽ buộc các ngân hàng trung ương phải thắt chặt chính sách hơn so với dự báo, điều này sẽ làm chậm tốc độ tăng trưởng của các nền kinh tế và một số nước có thể rơi vào suy thoái. Đồng thời, một số rủi ro khác có thể xảy ra - các đợt bùng phát coronavirus mới ở Trung Quốc với các đợt đóng cửa tiếp theo hoặc một đợt tăng giá năng lượng mới do xung đột quân sự ở Ukraine. Điều này làm tăng khả năng lạm phát trên thế giới có thể đạt đỉnh trong thời gian tới và kéo dài lâu hơn dự đoán.

Những biến động của nền kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến các chỉ số kinh tế vĩ mô của Việt Nam. Chỉ số CPI tính đến 7/2022 của Việt Nam tăng 0,4% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI trong tháng 7 tăng 3,59% và so với cùng kỳ năm trước tăng 3,14%.

Bình quân 7 tháng năm 2022, lạm phát cơ bản tăng 1,44% so với cùng kỳ năm 2021, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 2,54%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu. Các chuyên gia kinh tế nhận định, hiện tại lạm phát đang được kiểm soát tốt nhưng áp lực lạm phát trong những tháng còn lại của năm 2022 và sang năm 2023 là rất lớn.

Việt Nam có tỷ lệ nhập khẩu tương đối lớn, đặc biệt nguyên nhiên vật liệu sản xuất. Vì vậy, giá hàng hóa nguyên vật liệu tăng cao sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam. Nhu cầu tiêu dùng trong dân cũng rất lớn, các hoạt động dịch vụ cũng sẽ tăng cao. Có thể thấy, mục tiêu kiểm soát lạm phát ở mức ổn định 4% và đạt mức tăng trưởng 7% như đã đề ra là thách thức trong bối cảnh nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, cộng với đà phục hồi tiêu dùng trong nước sẽ tạo áp lực lên lạm phát, làm tăng chi phí sản xuất. Tuy nhiên, nhiều tổ chức quốc tế vẫn đánh giá cao sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam và nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2022 từ mức 6,6% lên mức 6,9% (HSBC), Ngân hàng Standard Chartered thậm chí dự báo tăng trưởng Việt Nam ở mức 10,8%.

Và thực tế là Việt Nam vẫn là nước có mức độ tăng trưởng tốt trong khu vực, vượt quá kỳ vọng và xếp hạng cao hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới một phần nhờ các chính sách linh hoạt trong việc kiểm soát lạm phát, bình ổn chỉ số giá tiêu dùng của chính phủ. Dù còn nhiều thách thức, nhưng dự báo tăng trưởng cuối năm của Việt Nam vẫn sẽ đạt mức kỳ vọng, lạm phát có thể được kiểm soát ở mức cho phép với điều kiện nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu không ảnh hưởng quá mạnh mẽ đến Việt Nam.

  • Cùng chuyên mục
Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

Vietnam Wafer muốn làm nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh tại Quảng Trị

CTCP Vietnam Wafer vừa đề xuất với UBND tỉnh Quảng Trị đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất vật liệu thạch anh siêu tinh khiết tại khu công nghiệp Quán Ngang.

Đầu tư - 17/06/2025 06:45

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Từ quốc gia nhỏ bé đến cường quốc số: Học gì từ hành trình chuyển đổi số đột phá của Estonia?

Estonia - một quốc gia chỉ có khoảng 1,3 triệu dân, đã trở thành hình mẫu toàn cầu trong ứng dụng AI vào chuyển đổi số chính phủ, từ đó gợi mở nhiều chính sách cho Việt Nam.

Công nghệ - 17/06/2025 06:45

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô 1.881ha

Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định thành lập Khu thương mại tự do Đà Nẵng với quy mô khoảng 1.881ha, bố trí tại 7 vị trí không liền kề.

Đầu tư - 16/06/2025 16:45

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Giá nhà ở xã hội mới có thể chạm mức 30 triệu đồng/m2

Hiện mức giá cao nhất đối với một dự án nhà ở xã hội mới là 25 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể sớm bị phá vỡ trong bối cảnh chi phí xây dựng ngày càng đắt đỏ.

Đầu tư - 16/06/2025 14:17

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Liên danh VEC trúng thầu xây dựng cao tốc 56.000 tỷ thuộc dự án Vành đai 4 - vùng Thủ đô

Dự án xây dựng đường cao tốc theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, thuộc dự án đường Vành đai 4 - vùng Thủ đô đã tìm được nhà đầu tư trúng thầu, đó là liên danh CITYLAND - SUNFLOWER - VEC - HORIZON. Giá đề xuất của liên danh làm đường cao tốc này khoảng 56.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/06/2025 14:10

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Cơ hội mua vào các cổ phiếu nền tảng cơ bản tốt

Các thống kê chỉ ra chứng khoán trong nước thường sẽ thường không chịu tác động tiêu cực trong trung và dài hạn từ các sự kiện địa chính trị. Từ đó, sự sụt giảm của chỉ số (nếu có) sẽ mở ra cơ hội mua vào cổ phiếu nền tảng tốt.

Đầu tư - 16/06/2025 11:00

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu

Phần lớn những dự án mới ra mắt, mở bán trong thời gian gần đây tại TP.HCM đều có mức giá hơn 100 triệu đồng/m2. Trong khi, hàng tồn kho giá cao chưa tiêu thụ hết cũng khiến sức mua thực không đạt như kỳ vọng.

Đầu tư - 16/06/2025 06:45

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Cầu vượt 2.000 tỷ ở Đà Nẵng xài 10 năm vẫn chưa xong quyết toán

Dự án cầu vượt nút giao Ngã ba Huế (TP. Đà Nẵng) có vốn đầu tư hơn 2.000 tỷ đồng đã đưa vào sử dụng gần 10 năm, nhưng đến nay chưa được quyết toán đầy đủ cho doanh nghiệp.

Đầu tư - 15/06/2025 17:54

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Bộ Xây dựng nói gì về việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai?

Theo Bộ Xây dựng, hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai chưa nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận vẫn được chuyển nhượng theo quy định về kinh doanh bất động sản.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Kinh tế AI dự kiến đạt mốc 130 tỷ USD vào năm 2040

Với tiềm năng mang lại quy mô kinh tế lên tới 130 tỷ USD vào năm 2040, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội đầu tư hấp dẫn tại Việt Nam.

Đầu tư - 15/06/2025 13:00

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Cách Aeon Mall nhanh chóng mở rộng hiện diện ở Việt Nam

Một phương pháp quen thuộc Aeon Mall dùng để phát triển các dự án trung tâm thương mại là thông qua hợp tác với doanh nghiệp nội đã có sẵn đất cho dự án thương mại.

Đầu tư - 15/06/2025 08:37

Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Thủ tướng mời Tập đoàn Ericsson phát triển mạng 6G, cơ sở dữ liệu cho AI tại Việt Nam

Tổng Giám đốc Tập đoàn Ericsson mong muốn tiếp tục hợp tác để triển khai công nghệ 5G, thúc đẩy chuyển đổi số và công nghiệp 4.0

Đầu tư - 14/06/2025 12:34

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Bất động sản - kênh sinh lời ưa chuộng đã chững lại

Sau giai đoạn thanh lọc kéo dài, thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến loạt tín hiệu phục hồi. Tuy nhiên, chu kỳ tăng trưởng bền vững từng biến bất động sản trở thành kênh sinh lời ưa chuộng nay đã chững lại.

Đầu tư - 14/06/2025 11:11

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

Quảng Trị đề nghị giao EVN làm nhà máy nhiệt điện 55.000 tỷ

UBND tỉnh Quảng Trị kiến nghị Bộ Công Thương đề nghị xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ giao EVN triển khai dự án Nhà máy nhiệt điện Quảng Trị theo trường hợp dự án, công trình điện lực khẩn cấp.

Đầu tư - 14/06/2025 06:45

Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng

Hơn 631 tỷ đồng đầu tư nhà ga hàng hóa tại sân bay Đà Nẵng

Dự án Nhà ga hàng hóa tại Cảng Hàng không quốc tế Đà Nẵng được xây dựng trên diện tích đất dự kiến sử dụng hơn 24.618m2, tổng vốn đầu tư hơn 631 tỷ đồng.

Đầu tư - 13/06/2025 15:32

 Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển

Bình Định chờ 'sóng' FDI Thuỵ Điển

Công ty Syre Thụy Điển sẽ xây dựng Nhà máy tái chế vải Polyester công nghệ cao tại Bình Định với khoản đầu tư gần 1 tỷ USD.

Đầu tư - 13/06/2025 13:26