Dự báo đầu tư nước ngoài năm 2020

GS.TSKH NGUYỄN MẠI
07:00 29/01/2020

Năm 2019 chứng kiến bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều mảng sáng, 12/12 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có đầu tư nước ngoài FDI.

Tổng quan FDI toàn cầu

Báo cáo Đầu tư nước ngoài năm 2019 của Diễn đàn Thương mại và Phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) nhận xét: FDI toàn cầu năm 2018 đạt 1.300 tỷ USD, giảm 13% so với năm 2017 (1.500 tỷ USD). Một nguyên nhân quan trọng của tình trạng giảm sút FDI là việc khá nhiều Công ty đa quốc gia (MNE) Mỹ hồi hương từ nước ngoài để hưởng chính sách ưu đãi thuế của Chính phủ, một số nước phát triển giảm đầu tư ra nước ngoài làm cho FDI của các quốc gia này giảm khoảng 25%, còn 557 tỷ USD năm 2018. FDI vào các nước đang phát triển tăng 2% trong năm 2018, chiếm 54% vốn đầu tư toàn cầu (năm 2017 là 46%); do đó một nửa trong số 20 nền kinh tế thu hút FDI hàng đầu thế giới là các đang phát triển và chuyển đổi.

Năm 2019, FDI của các nước phát triển phục hồi khi hiệu ứng cải cách thuế của Mỹ giảm dần; hai quý đầu năm hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) tăng 18% do tác động của Chính phủ Mỹ yêu cầu MNEs của nước này thanh khoản các chi nhánh nước ngoài của họ. Tuy vậy, nhiều chuyên gia kinh tế nhận định: xu hướng tăng FDI toàn cầu không cao do bị chi phối bởi các yếu tố như rủi ro địa chính trị, căng thẳng thương mại giữa Mỹ với Trung Quốc leo thang và chính sách bảo hộ mậu dịch.

fdi-2019

Năm 2019 chứng kiến bức tranh kinh tế Việt Nam tiếp tục có nhiều mảng sáng, 12/12 chỉ tiêu kinh tế chủ yếu đạt và vượt kế hoạch, trong đó có đầu tư nước ngoài FDI.

Nếu loại trừ các yếu tố như cải cách thuế, megadeals (hợp tác kinh doanh lớn) và dòng tài chính biến động thì FDI trong giai đoạn 2008 - 2018 chỉ tăng bình quân 1%/năm so với 8%/năm giai đoạn 2000 và 2007 và 20%/năm trước 2000. Xu hướng giảm tốc độ tăng FDI toàn cầu do nhiều nhân tố, chủ yếu là tỷ lệ hoàn vốn đầu tư nước ngoài giảm và chính sách, môi trường đầu tư ít thuận lợi hơn.

Dự báo trung hạn và dài hạn cho thấy tốc độ tăng trưởng tương đối của tiền bản quyền, phí cấp phép và thương mại dịch vụ trong kinh doanh quốc tế vượt xa vốn FDI; đầu tư vào Nghiên cứu & Phát triển (R & D) rất lớn và tăng nhanh. Do đó một phần đáng kể của đầu tư giữa các nước đang phát triển với nhau cuối cùng thuộc sở hữu của MNEs các nước phát triển.

Trong các nước tiếp nhận FDI thì Hoa Kỳ vẫn là nước nhận vốn đầu tư lớn nhất, tiếp theo là Trung Quốc, Hồng Kông và Singapore; lần đầu tiên Việt Nam nằm trong 20 nước thu hút FDI hàng đầu thế giới.

Nhật Bản trở thành nước đứng thứ nhất đầu tư ra nước ngoài tiếp đó là Trung Quốc và Pháp. Lần đầu tiên Hoa Kỳ nằm ngoài danh sách top 20.

FDI vào các nước đang phát triển ở Châu Á tăng 3,9% năm 2018 đạt 512 tỷ USD, chiếm 39% FDI toàn cầu (2017 là 33%). Giám đốc Ban Đầu tư và Doanh nghiệp UNCTAD James Zhan lạc quan về triển vọng FDI vào khu vực này nhờ tốc độ phát triển kinh tế và môi trường đầu tư được cải thiện.

FDI vào Đông Nam Á đạt mức kỷ lục trong năm 2018 với 149 tỷ USD, tăng 3%, trong đó Singapore, Indonesia, Việt Nam, Thái Lan có mức tăng khá cao. Công nghiệp chế tạo, dịch vụ, bán buôn, bán lẻ, kỹ thuật số là những ngành các nước ASEAN thu hút được vốn FDI nhiều nhất.

FDI chủ yếu là đầu tư xuyên biên giới của TNCs thông qua việc thành lập các dự án tại các nước tiếp nhận vốn đầu tư. Để thích ứng với sự thay đổi chuỗi giá trị toàn cầu trong thời đại kinh tế số, TNCs đã áp dụng phương thức mới để tiếp cận thị trường không theo phương thức truyền thống nhưng có hiệu quả hơn như thuê gia công, thuê dịch vụ, nhượng quyền, cấp phép và quản lý theo hợp đồng. Những hoạt động như vậy được gọi là “Phương thức đầu tư xuyên biên giới không góp vốn” (NEM).

Hiện nay TNCs đầu tư ra nước ngoài theo hai phương thức: 1) Góp vốn như đã được thực hiện ở Việt Nam trong 30 năm vừa qua với các hình thức chủ yếu: hợp đồng hợp tác kinh doanh, liên doanh và 100% vốn nước ngoài, M&A; 2) Không góp vốn theo NEM. Điển hình của NEM tại Việt Nam là Vingroup đã hợp tác với một số tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới như GM của Mỹ, Siemens của Đức để sản xuất ô tô tại nhà máy Vinfast.

Hai phương thức này có quan hệ với nhau; một số nhà đầu tư thông qua phương thức NEM trước cho đến khi kinh doanh có lợi nhuận và đạt được đồng thuận với đối tác trong nước thì chuyển sang phương thức góp vốn để tham gia quản trị doanh nghiệp.

FDI năm 2019

Thu hút FDI là một mảng sáng của bức tranh kinh tế năm 2019. Tính đến ngày 20/12 vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% so với 2018; 3.833 dự án mới đăng ký với 16,75 tỷ USD, bằng 93,2%, 1.381 dự án điều chỉnh vốn 5,8 tỷ USD, tăng 18,1%; 9.842 lượt góp vốn, mua cổ phần với 15,47 tỷ USD, tăng 56,4% so với cùng kỳ năm 2018, chiếm 40,7% tổng vốn đăng ký; do vậy tổng vốn đăng ký mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 38,02 tỷ USD, tăng 17,2% so với cùng kỳ năm 2019.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành kinh tế, trong đó chế biến, chế tạo với 24,56 tỷ USD, chiếm 664,6%, kinh doanh bất động sản với 3,88 tỷ USD, chiếm 10,2% vốn đăng ký, tiếp theo là bán buôn bán lẻ, khoa học và công nghệ.

Doanh nghiệp FDI có kim ngạch xuất khẩu (kể cả dầu thô) đạt 181,35 tỷ USD, tăng 4,2%% và chiếm 68,8% kim ngạch xuất khẩu cả nước; kim ngạch nhập khẩu đạt 145,5 tỷ USD, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm 2018 và chiếm 57,4% kim ngạch nhập khẩu cả nước; xuất siêu gần 35,86 tỷ USD không những bù đắp được 25,96 tỷ USD nhập siêu của khu vực kinh tế trong nước, mà còn tạo ra xuất siêu gần 10 tỷ USD của cả nước.

126 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam. Hàn Quốc đứng đầu với vốn đăng ký 7,92 tỷ USD, Hồng Kông thứ hai với vốn đăng ký 7,87 tỷ USD (có 3,85 tỷ USD mua cổ phần của công ty TNHH Vietnam Beverage tại Hà Nội), Singapore đứng thứ 3 với vốn đăng ký 4,18 tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản, Trung Quốc.

60 tỉnh thành phố có dự án FDI mới; Hà Nội đứng thứ nhất với 8,3 tỷ USD, TP Hồ Chí Minh đứng thứ 2 với 7 tỷ USD, tiếp theo là Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh.

Tính lũy kế đến ngày 20/12/2019, cả nước có 30.827 dự án còn hiệu lực với vốn đăng ký 362,58 tỷ USD, vốn thực hiện 211,78 tỷ USD, bằng 58,4% vốn đăng ký còn hiệu lực. Các nhà ĐTNN đã đầu tư vào 19/21 ngành kinh tế, trong đó công nghiệp chế tạo với 214.2 tỷ USD chiếm 59,1%, kinh doanh bất động sản với 58,4 tỷ USD chiếm 16,1%, sản xuất, phân phối điện với 23,65 tỷ USD chiếm 6,5% vốn đăng ký.

135 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư còn hiệu lực tại Việt Nam, đứng đầu là Hàn Quốc với 67,71 tỷ USD chiếm 18,7%, Nhật Bản đứng thứ hai với 59,34 tỷ USD chiếm 16,4% vốn đăng ký, tiếp theo là Singapore, Đài Loan, Hồng Kông...

63 tỉnh, thành phố trong cả nước đã có dự án FDI, TP Hồ Chí Minh dẫn đầu với 47,34 tỷ USD chiếm 13,1%, Bình Dương đứng thứ hai với 34,4 tỷ USD chiếm 9,5% tổng vốn đầu tư, Hà Nội với 34,1 tỷ USD chiếm 9,4% tổng vốn đăng ký.

Nhận xét về thu hút và sử dụng FDI năm 2019:

Vốn FDI thực hiện đạt 20,38 tỷ USD, tăng 6,7% cùng kỳ năm 2018 là hợp lý. Trong điều kiện đầu tư trong nước đã phát triển thì vốn FDI chỉ nên chiếm 22- 25% tổng vốn đầu tư xã hội.

Phân bố vốn FDI vào các ngành, lĩnh vực kinh tế tiếp tục giữ tỷ trọng như những năm trước, trong đó có một số chuyển dịch tích cực đối với kinh doanh bất động sản do thị trường mở rộng, doanh nghiệp trong nước có tiềm lực mạnh hơn nên một số nhà đầu tư nước ngoài liên doanh, liên kết chuyển giao công nghệ mới, phương thức kinh doanh mới cho doanh nghiệp trong nước.

Hoạt động Mua bán & Sáp nhập (M&A) trở nên sôi nổi trong những năm gần đây, chiếm tỷ trọng ngày càng lớn trong tổng vốn đăng ký: năm 2017 chiếm 17,02%, năm 2018 chiếm 27,78%, năm 2019 chiếm 56,4%. Đó là tín hiệu đáng mừng do hai nguyên nhân chính: 1) Quy mô doanh nghiệp trong nước đã lớn mạnh tạo ra nguồn cung dồi dào cho M&A và 2) Chính sách mở cửa đối với thị trường chứng khoán với chủ trương nới rộng room cho nhà đầu tư nước ngoài.

M&A có lợi thế so với đầu tư mới vì nhà đầu tư tìm đến những doanh nghiệp có thể mang lại lợi nhuận cho họ trên cơ sở theo dõi và nghiên cứu Báo cáo tài chính của doanh nghiệp bán cổ phần; thời gian thực hiện dự án nhanh hơn nhiều vì thủ tục đơn giản hơn.

Tuy vậy, chất lượng và hiệu quả của FDI năm 2019 chưa đáp ứng được đòi hỏi của đất nước trong quá trình chuyển sang định hướng đổi mới, sáng tạo, khoa học, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng nền kinh tế số, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Quy mô trung bình mỗi dự án FDI quá nhỏ, 3833 dự án được cấp GCNĐT có vốn đăng ký 16,75 tỷ USD, trung bình mỗi dự án chỉ có khoảng 4,3 triệu USD vốn đăng ký. Một số địa phương còn thu hút cả những dự án 1-2 triệu USD, thậm chí dưới 1 triệu USD. Tất nhiên tùy thuộc vào ngành, lĩnh vực để bàn về quy mô dự án; đối với một số lĩnh vực dịch vụ thì không đòi hỏi quy mô lớn, nhưng đối với sản xuất, chế biến thì cần quan tâm đến quy mô dự án, khi các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước đủ năng lực cần được các cấp chính quyền tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các dự án đó.

Thiếu vắng dự án quy mô lớn. Nếu năm 2018 có một số dự án quy mô lớn như Thành phố thông minh tại Đông Anh, Hà Nội liên doanh với Nhật Bản 4,14 tỷ USD, nhà máy sản xuất Polypropylene và kho ngầm chứa dầu mỏ hóa lỏng của Hàn Quốc đầu tư 1,2 tỷ USD tại Bà Rịa - Vũng Tàu; thì năm nay dự án quy mô lớn nhất là 420 triệu USD.

Trong ngành chế tạo, chế biến chưa thu hút được dự án công nghệ tương lai như AI, blockhain, fintech, trung tâm R&D, nhất là ở hai trung tâm kinh tế lớn Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có tiềm lực khoa học và công nghệ lớn, dồi dào về lao động chất lượng cao.

Điều chỉnh tăng vốn chủ yếu là của các dự án nhỏ, không có dự án quy mô lớn như năm 2018 (Công ty TNHH Laguna - Singapore điều chỉnh tăng vốn thêm 1,12 tỷ USD).

Dự báo FDI 2020

Theo SSI Research, tác động ngắn hạn từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung chủ yếu là gián tiếp, thông qua sự mất giá của nhân dân tệ, Bắc Kinh tăng cường kiểm soát vốn và tâm lý giá xuống trên thị trường chứng khoán.Việt Nam vẫn đang phát triển nhưng quy mô sản xuất tương đối nhỏ trên thế giới, không nằm trong top 20; do đó Việt Nam đủ nhỏ để “đứng ngoài” cuộc tranh chấp thương mại của các nền kinh tế lớn, không bị ảnh hưởng tiêu cực nhiều trong ngắn hạn. Đồng tiền Việt Nam vẫn diễn biến tốt so với hầu hết các đồng tiền khác trong khu vực, chỉ mất giá 2,5% so với USD kể từ đầu năm.

Tuy vậy cảnh giác không bao giờ thừa khi kim ngạch thương mại của Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc chiếm khoảng 40% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Đối với FDI, hiện đang có nhiều nhà đầu tư Mỹ, Châu Âu và Châu Á chuyển xí nghiệp từ Trung Quốc về nước hoặc sang nước thứ ba; Việt Nam nằm trong sự lựa chọn hàng đầu, hai năm gần đây đã có một số nhà máy chuyển từ Trung Quốc sang nước ta.

Khi Chính phủ Mỹ áp đặt mức thuế nhập khẩu 25% đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc thì buộc doanh nghiệp nước này tìm kiếm thị trường khác để tiêu thụ số hàng hóa không thể xuất khẩu sang Mỹ, đồng thời gia tăng đầu tư ra nước ngoài để đối phó với các biện pháp của Mỹ. Việt Nam là nước láng giềng có tiềm năng lớn nên sẽ được các doanh nghiệp Trung Quốc tìm kiếm cơ hội để mở rộng quy mô thương mại hai chiều, đồng thời tăng nhanh các dự án đầu tư trực tiếp. Nước ta cần nghiên cứu để nhận biết thách thức và cơ hội mới, có đối sách thích hợp với các doanh nghiệp Trung Quốc theo hướng lựa chọn, sàng lọc bảo đảm lợi ích quốc gia trong việc hợp tác về thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Trong bối cảnh quốc tế và khu vưc, việc cộng đồng nhà đầu tư nước ngoài, các tổ chức quốc tế đánh giá cao môi trường kinh doanh và đầu tư của Việt Nam, với một số FTA thế hệ mới bắt đầu có hiệu lực, cùng định hướng, chính sách mới về FDI của nước ta thì triển vọng năm 2020 rất sáng sủa. Có thể dự báo:

- Tốc độ tăng vốn FDI thực hiện 7-8%, đạt 23-24 tỷ USD, chiếm 22 - 23 % tổng vốn đầu tư xã hội.

- Đầu tư từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Châu Á tiếp tục gia tăng, đồng thời đầu tư từ Mỹ, Đức, Pháp, Anh và một số nước Châu Âu khác vào công nghệ hiện đại, công nghệ tương lai, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển với nhiều dự án lớn sẽ có bước chuyển mới.

- Số lượng các doanh nghiệp vừa và nhỏ nước ngoài đầu tư tại Việt Nam vẫn tiếp tục phát triển ở những ngành thâm dụng lao động, nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, dịch vụ tư vấn, nhưng sẽ có nhiều tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư những dự án quy mô hàng tỷ USD trong công nghiệp công nghệ cao, công nghệ tương lai, xây dựng thành phố thông minh, cơ sở hạ tầng kỷ thuật và xã hội.

- Dự án FDI vào các địa phương được thu hút phù hợp với trình độ phát triển của từng tỉnh, thành phố với chính sách ưu đãi phù hợp với danh mục dự án ưu tiên kêu gọi đầu tư.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Chính phủ sẽ tăng tốc cải thiện thủ tục hành chính, xây dựng thể chế kinh tế sao cho các chủ thể kinh tế đều có quyền tham gia vào hoạch định kế hoạch phát triển và chính sách, tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng mềm, chuyển đổi nền kinh tế sang số hóa, đổi mới cơ chế tuyển dụng, chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, người tài để tận dụng Cách mạng Công nghệ 4.0 làm động lực tăng trưởng đất nước”.

  • Cùng chuyên mục
Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh để thu hút vốn FDI

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đã có những trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài và giữ chân nhà đầu tư.

Đầu tư - 18/11/2024 10:32

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

Dưới thời Trump 2.0, các tập đoàn đa quốc gia có thể tiếp tục chuyển dịch sản xuất sang Việt Nam

(ĐTCK) Theo KBSV, căng thẳng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung sẽ tạo thêm động lực cho các công ty lớn chuyển dịch sản xuất ra khỏi Trung Quốc để giảm rủi ro.

Đầu tư - 18/11/2024 10:27

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

Thừa Thiên Huế ra tiêu chí cho các dự án đầu tư có sử dụng đất

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND về quy định các tiêu chí để quyết định thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất trên địa bàn tỉnh.

Đầu tư - 18/11/2024 09:59

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Quảng Ninh nỗ lực phục hồi kinh tế sau siêu bão

Bão số 3 (Yagi) đã gây thiệt hại nặng nề cho tỉnh Quảng Ninh với con số ước tính lên tới 28.000 tỷ đồng, tương đương một nửa ngân sách thu được của toàn tỉnh năm 2023. Tuy nhiên, Quảng Ninh đã và đang thực hiện hàng loạt giải pháp đồng bộ để vượt qua khó khăn, duy trì tốc độ tăng trưởng trên 10% trong năm 2024.

Đầu tư - 18/11/2024 07:00

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Vì sao Thừa Thiên Huế giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa?

UBND tỉnh Thừa Thiên Huế vừa có tờ trình gửi HĐND tỉnh thông qua phương án giải thể Quỹ Bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa do hoạt động không hiệu quả.

Đầu tư - 17/11/2024 15:25

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Quỹ Vì tầm vóc Việt: Kết nối triệu 'cánh én' làm nên mùa xuân mới cho tầm vóc Việt

Trong một thập kỷ qua, Quỹ Vì tầm vóc Việt đã chứng minh khả năng kết nối và huy động sức mạnh cộng đồng để tạo nên những thay đổi tích cực, bền vững cho xã hội.

Đầu tư - 17/11/2024 13:22

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Giá thuê văn phòng tại Hà Nội tiếp tục giảm

Sau nửa năm tương đối im ắng, thị trường văn phòng quý 3/2024 có những chuyển biến tích cực cả về nhu cầu, nguồn cung và công suất, tuy nhiên giá thuê vẫn giảm nhẹ.

Đầu tư - 17/11/2024 13:20

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Bình Định có thêm dự án nhà máy may mặc gần 500 tỷ từ Singapore

Nhà máy sản xuất sản phẩm thời trang TnB Việt Nam có vốn đầu tư gần 500 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, nhà máy sẽ cho ra thị trường 7 triệu sản phẩm/năm.

Đầu tư - 17/11/2024 08:52

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Mục sở thị dự án Nhà máy điện khí LNG tỷ USD

Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 là dự án Nhà máy điện khí LNG đầu tiên tại Việt Nam, có tổng mức đầu tư 1,4 tỷ USD.

Đầu tư - 17/11/2024 08:49

Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?

Cư dân chung cư Bông Sen ở Nghệ An cầu cứu, chủ đầu tư nói gì?

Gần đây, cư dân chung cư Bông Sen tại số 39, đường Quang Trung, TP. Vinh (Nghệ An) đã yêu cầu chủ đầu tư thực hiện đầy đủ nghĩa vụ bảo trì, sửa chữa các hạng mục tại tòa nhà sau hơn một thập kỷ chung cư đi vào hoạt động.

Đầu tư - 17/11/2024 08:47

Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'

Người dân không muốn vay ngân hàng để mua nhà giá 'chát'

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV nhận định, do giá nhà quá cao khiến người dân không mặn mà vay ngân hàng để mua nhà chứ không phải do lãi suất cao, bởi mặt bằng lãi suất đã giảm 3% so với năm 2023.

Đầu tư - 17/11/2024 06:30

Cooler Master đầu tư thêm 125 triệu USD vào Bắc Ninh

Cooler Master đầu tư thêm 125 triệu USD vào Bắc Ninh

Cooler Master sẽ đầu tư thêm 125 triệu USD vào dự án sản xuất thiết bị tản nhiệt ở tỉnh Bắc Ninh, nâng tổng vốn đầu tư lên 200 triệu USD.

Đầu tư - 17/11/2024 06:30

Cận cảnh hình hài ga Đà Nẵng sắp được di dời khỏi nội đô

Cận cảnh hình hài ga Đà Nẵng sắp được di dời khỏi nội đô

Ga Đà Nẵng sẽ được di dời sang vị trí mới và được đầu tư mở rộng, xây dựng theo hướng hiện đại với tổng mức đầu giai đoạn 1 hơn 2.290 tỷ đồng.

Đầu tư - 16/11/2024 18:19

'Hồi sinh' bãi biển từng đẹp nhất châu Á

'Hồi sinh' bãi biển từng đẹp nhất châu Á

Bờ biển Hội An (tỉnh Quảng Nam) từng được vinh danh là một trong những bãi biển đẹp nhất châu Á được "hồi sinh" sau nhiều năm sạt lở nặng.

Đầu tư - 16/11/2024 15:29

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm

Hà Nội điều chỉnh tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan, giảm quy mô dân số tại dự án khu đô thị Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội.

Đầu tư - 16/11/2024 11:59

Nhiều dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư gặp khó khăn, vướng mắc

Nhiều dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư gặp khó khăn, vướng mắc

Dự án Luật sửa đổi 4 luật về đầu tư được kỳ vọng sẽ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho hàng loạt gói thầu, dự án BOT giao thông bị vỡ phương án tài chính và hàng trăm dự án bất động sản không thể triển khai do bị chồng lấn quy hoạch, vướng mắc đất đai…

Đầu tư - 16/11/2024 08:39