Đón nhận nhiều thông tin tích cực, vì sao VN-Index giảm mạnh?

Nhàđầutư
Các chuyên gia chứng khoán nhận định nhịp điều chỉnh ngắn hạn như hiện tại là cần thiết để tạo nền tảng cân bằng mới, làm nền móng vững chắc cho xu hướng đi lên của chỉ số.
KHÁNH AN
11, Tháng 09, 2023 | 17:56

Nhàđầutư
Các chuyên gia chứng khoán nhận định nhịp điều chỉnh ngắn hạn như hiện tại là cần thiết để tạo nền tảng cân bằng mới, làm nền móng vững chắc cho xu hướng đi lên của chỉ số.

Empty

VN-Index giảm gần 18 điểm phiên đầu tuần. Ảnh Gia Huy

Tổng thống Joe Biden thăm cấp nhà nước tới Việt Nam từ ngày 10-11/9 theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là lần đầu tiên một Tổng thống Mỹ nhận lời mời của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện này được dự báo mang nhiều thông tin tích cực và có sức ảnh hưởng tâm lý đặc biệt đến nhà đầu tư.

Theo đó, thị trường giao dịch khởi sắc ngay khi mở cửa phiên đầu tuần với bộ đôi SAB và VIC là động lực chính. Tuy nhiên, ngưỡng 1.250 điểm vẫn là vùng kháng cự khó vượt qua. Áp lực bán tăng dần theo thời gian khiến VN-Index nhanh chóng thu hẹp biên độ ngay khi bước vào đợt khớp lệnh liên tục.

Sang phiên chiều, thị trường đột ngột chứng kiến áp lực bán mạnh khiến số lượng cổ phiếu giảm giá trên HoSE tăng vọt, gấp hơn 5 lần số tăng. Chốt phiên, VN-Index dừng ở mức 1.223,63 điểm, giảm gần 18 điểm (1,44%) và xác lập phiên giảm thứ ba liên tiếp. VN30-Index giảm hơn 18 điểm (1,48%) về còn 1.230 điểm. Sắc đỏ chiếm áp đảo trên bảng điện với sàn HoSE ghi nhận 446 mã giảm chiếm ưu thế so với 85 mã tăng. Riêng nhóm vốn hóa lớn, có đến 26/30 mã đóng cửa trong sắc đỏ. Trên sàn Hà Nội, HNX-Index mất 1,9%, trong khi UPCOM-Index giảm hơn 1%.

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh đạt gần 36.115 tỷ đồng, trong đó riêng sàn HoSE ghi nhận hơn 32.000 tỷ đồng, tăng gần 6.000 tỷ đồng so với phiên cuối tuần trước và cũng mức thanh khoản cao nhất kể từ phiên 18/8.

Nhà đầu tư nước ngoài cũng là điểm trừ khi đẩy mạnh bán ra với giá trị bán ròng hơn 1.000 tỷ đồng, cao nhất kể từ ngày 7/7.

Vậy tại sao chỉ số chính suy giảm trong bối cảnh đón nhận nhiều thông tin tích cực, Nhadautu.vn đã có cuộc trao đổi với ông Trương Hiền Phương, Giám đốc cấp cao, CTCP Chứng khoán KIS Việt Nam và ông Đỗ Bảo Ngọc - Phó Tổng giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam.

Bất chấp được hỗ trợ bởi nhiều thông tin tích cực, VN-Index có phiên giảm điểm mạnh nhất trong gần 1 tháng giao dịch vừa qua. Theo ông, điều gì khiến chỉ số chính điều chỉnh giảm mạnh?

Ông Trương Hiền Phương: Thị trường chứng khoán giảm do ảnh hưởng từ đà bán mạnh của khối ngoại kéo dài. Thống kê cho thấy NĐTNN đã bán ròng 4/5 phiên giao dịch tháng 9/2023 kể từ sau dịp nghỉ Lễ 2/9). Phiên 11/9 là ngày họ bán ròng mạnh nhất với hơn 1.000 tỷ đồng. Điều này cũng phần nào làm cho lực cầu suy yếu đi.

Những thông tin tích cực từ việc Tổng thống Biden qua Việt Nam đã được nhiều nhà đầu tư dự đoán từ trước và phần nào thẩm thấu vào nhịp tăng của thị trường chứng khoán. Khi những thông tin tốt đã phản ánh hết, mặt khác định giá thị trường chứng khoán cũng không còn quá hấp dẫn, nhiều nhà đầu tư sẵn sàng bán cổ phiếu để cụ thể hóa lợi nhuận. Điều này cũng dẫn đến tâm lý chốt lời theo bầy đàn của nhiều nhà đầu tư khác.

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Tôi nhìn nhận TTCK đã có nhịp tăng tích cực, trước phiên giảm điểm 11/9, VN-Index đã có 2 nhịp re-test vùng 1.240 điểm – đây là vùng tương đối cân bằng cung cầu. Với việc chỉ số chính gặp áp lực chốt lời gia tăng, thêm vào vùng cản ngắn hạn và khối ngoại bán ròng lớn, không lạ khi VN-Index phiên hôm nay giảm mạnh.

Điều này khiến các nhà đầu cơ bán mạnh cổ phiếu, và dẫn đến tâm lý bán tháo càng khiến chỉ số giảm sâu.

Trong thời gian tới, nhà đầu tư nên quan sát những nhóm ngành cổ phiếu nào?

Ông Trương Hiền Phương: Tôi nghĩ thị trường vẫn duy trì xu hướng tăng trong thời gian tới, nhưng các nhịp tăng giảm sẽ có sự đan xen. Tôi đánh giá thị trường từ nay đến cuối năm sẽ có nhiều nhịp hỗ trợ như kết quả kinh doanh khả quan hơn, các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt hơn, xuất khẩu tốt hơn, lạm phát kiểm soát tốt hơn, ngoài ra là loạt chính sách hỗ trợ.

Tôi khuyến nghị nhà đầu tư tập trung theo dõi cổ phiếu xây dựng, đầu tư công, ngoài ra còn nhóm công ty chứng khoán, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực ưu tiên như năng lượng tái tạo, năng lượng xanh, dầu khí, thép….

Ông Đỗ Bảo Ngọc: Xu hướng dài hạn của chỉ số vẫn là tích cực khi các chỉ số vĩ mô của Việt Nam đã ở vùng đáy, nền lãi suất giảm dần. Trong bối cảnh các kênh đầu tư khác khó khăn, số dư tiền gửi tăng cao, thanh khoản dư thừa, chứng khoán chắc chắn sẽ là kênh đầu tư hấp dẫn.

Trong ngắn hạn, thị trường đã tăng từ quý II/2023 đến nay với mức tăng 20%, nhiều mã tăng 40-50%, thậm chí tăng gấp đôi. Sau một nhịp tăng nóng, thị trường chắc chắn cần những giai đoạn cân bằng cung cầu, các nhịp điều chỉnh ngắn hạn tạo nền tảng cân bằng mới là điều bình thường và cần thiết cho xu hướng đi lên của chỉ số.

Với bối cảnh hiện tại khi thị trường điều chỉnh, nhà đầu tư chưa cần vội vàng giải ngân, nhưng nên quan sát các doanh nghiệp có mức lợi nhuận 6 tháng đầu năm 2023 hoặc quý II/2023 tăng trưởng cao. Ngoài ra, đó còn là nhóm đầu tư công, vật liệu xây dựng, công nghệ, thực phẩm, chứng khoán, ngân hàng,...

Xin cảm ơn ông!

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ