Cần 368 tỷ USD để đạt mục tiêu Net Zero

Nhàđầutư
KPMG ước tính để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỷ USD đầu tư từ nay đến năm 2040. Sáu ngành dự kiến hưởng lợi là năng lượng tái tạo; công trình xanh; phương tiện giao thông vận tải sử dụng điện; nông nghiệp - chuỗi cung ứng thực phẩm; công nghiệp nặng; và chuỗi cung ứng.
ĐÌNH VŨ
10, Tháng 09, 2023 | 07:50

Nhàđầutư
KPMG ước tính để đạt mục tiêu Net Zero vào năm 2050, Việt Nam sẽ cần khoảng 368 tỷ USD đầu tư từ nay đến năm 2040. Sáu ngành dự kiến hưởng lợi là năng lượng tái tạo; công trình xanh; phương tiện giao thông vận tải sử dụng điện; nông nghiệp - chuỗi cung ứng thực phẩm; công nghiệp nặng; và chuỗi cung ứng.

IMG_9365

Ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN. Ảnh: laodong.vn

Ngày 9/9, báo Lao Động phối hợp cùng Ngân hàng Nhà nước tổ chức hội thảo "Tín dụng xanh - Việt Nam không thể chậm chân với Net Zero”.

Phát biểu bế mạc hội thảo, ông Đào Minh Tú, Phó Thống đốc thường trực NHNN cho biết, vừa qua, Chính phủ, các cơ quan Chính phủ đã khẩn trương ban hành nhiều vấn đề để hoàn thiện môi trường mang tính chất pháp lý chung để bộ ngành, địa phương, ngành nghề triển khai nhằm tiến tới mục tiêu Net Zero năm 2050.

Ví dụ, Quốc hội ban hành Luật bảo vệ môi trường năm 2020, Chính phủ ban hành nhiều nghị định hướng dẫn chi tiết những điều của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định quy định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, bảo vệ tầng Ozon, đặc biệt nghị định về danh mục phân loại xanh, tín dụng xanh, trái phiếu xanh,…

Từ những cơ sở trên, Chính phủ, Quốc hội, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng nội dung: kế hoạch hành động, ban hành một số các văn bản để tạo khuôn khổ pháp lý cho các tổ chức tín dụng trong ngân hàng để hướng tới nền kinh tế xanh.

Tuy nhiên, Phó Thống đốc cho rằng, tín dụng xanh đạt được kết quả nhưng vẫn còn một số hạn chế như: tổng dư nợ tín dụng xanh hiện nay mới đạt 528 nghìn tỷ (chiếm 5% trong tổng dư nợ nền kinh tế). Tốc độ tăng dư nợ bình quân đạt tích cực khoảng 26%/năm với tín dụng xanh, nhưng đến năm 2050 đòi hỏi tiến tới Net Zero, vốn và nguồn đầu tư thông qua kênh tín dụng là nguồn lực chính, do đó tốc độ này chưa hẳn đáp ứng được yêu cầu chính đặt ra. Bên cạnh đó, hiện nay có 43 các tổ chức tín dụng tham gia cấp tín dụng xanh.

NHNN đặt mục tiêu, năm 2025 có 100% TCTD tham gia hoạt động cấp tín dụng xanh. Trong đó, các ngân hàng phải có hướng dẫn, quy định nội bộ thực hiện đánh giá rủi ro môi trường xã hội theo quy định; tỷ trọng tín dụng xanh trong nền kinh tế tăng lên 10% vào cuối 2025.

Cần 368 tỷ USD cho mục tiêu Net Zero từ nay đến năm 2040

Phát biểu tại hội nghị, ông Nguyễn Chí Hiếu, Giám đốc khối Tư vấn Môi trường Xã hội và Quản trị (ESG), KPMG Việt Nam và Campuchia dẫn chứng, tại COP26, Chính phủ Việt Nam đã có những cam kết quan trọng. Đầu tiên là bằng nguồn lực trong nước, đến năm 2030 Việt Nam sẽ giảm 9% tổng lượng phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường và tăng đóng góp lên tới 27% khi có hỗ trợ quốc tế thông qua hợp tác song phương, đa phương và thực hiện các cơ chế mới theo Thỏa thuận Paris. Tiếp đó, đến năm 2040 sẽ loại bỏ dần sản xuất điện bằng nhiên liệu than và cuối cùng là đến năm 2050 sẽ đưa mức phát thải ròng về 0.

Theo ông Hiếu, 6 ngành sẽ được đầu tư về tài chính gồm: năng lượng tái tạo; công trình xanh; phương tiện giao thông vận tải sử dụng điện; nông nghiệp - chuỗi cung ứng thực phẩm; công nghiệp nặng; và chuỗi cung ứng.

Để đạt những tiêu chí trên, Việt Nam cần 368 tỷ USD từ nay đến năm 2040. Ngoài ra, cũng cần sự hỗ trợ từ phía những bộ ban ngành, trong đó có NHNN mà gần đây nhất là Thông tư 17.

Theo ông Hiếu, nhiều cơ hội sẽ mở ra với các ngân hàng khi tham gia thị trường vốn xanh như có cơ hội tăng cường tính mạnh bạch và tính giải trình; phát triển những sản phẩm mới và dịch vụ đa dạng hơn; tăng lợi thế cạnh tranh và sự khác biệt so với các ngân hàng khác.

Bên cạnh đó, công bố rõ ràng khung thông tin về tài chính còn giúp ngân hàng tăng khả năng tiếp cận các nguồn vốn. Và sau tất cả chính là đóng góp cho mục tiêu phát triển xanh của toàn cầu cũng như của Chính phủ Việt Nam.

Bà Trần Thị Thúy Ngọc, Phó Tổng Giám đốc thường trực, lãnh đạo Phụ trách dịch vụ Phát triển bền vững và Biến đổi Khí hậu, Deloitte Việt Nam cho biết, phát triển bền vững là một quá trình với sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa của 3 yếu tố: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đây là một trong những mục tiêu mà hầu hết các quốc gia trên thế giới hướng đến.

Xét trên bình diện thế giới, nền tài chính xanh, tài chính bền vững đang được phát triển một cách tích cực. Theo Ngân hàng Trung ương Đức, nhu cầu và sự quan tâm đối với các khoản đầu tư "xanh" đang làm gia tăng nhanh chóng thị trường trái phiếu xã hội và trái phiếu xanh toàn cầu. Xu hướng này đặc biệt phát triển mạnh ở khu vực đồng Euro, nơi ngày càng có nhiều ngân hàng kết hợp các trái phiếu này vào danh mục đầu tư của họ.

Ước tính nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các nước đang phát triển ở châu Á cho thấy năng lượng chiếm 56%; vận chuyển chiếm 39%; viễn thông 8,7%; nước và vệ sinh chiếm khoảng 3,1%. Tương đương khí phát thải nhà kính ở Việt Nam, năng lượng chiếm 59%; nông nghiệp 19%.

Hành trình chuyển đổi sang Net Zero đòi hỏi số tiền đầu tư lớn nhằm chuyển đổi cơ sở hạ tầng, công nghệ hiện đại. Khu vực Đông Nam Á ước tính cần đầu tư 5,7% GDP với tỷ lệ trung bình hàng năm lên đến 12% nhằm đáp ứng tổng nhu cầu đầu tư (giai đoạn 2016 – 2030).

Theo ước tính, Việt Nam sẽ cần khoảng 368-380 tỷ USD hay 6,8% GDP mỗi năm cho đến năm 2040 để chuyển đổi sang nền kinh tế xanh và ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu. Đây là con số đòi hỏi rất nhiều thời gian cùng sự nỗ lực, chung tay của các tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng, trong bối cảnh ngành ngân hàng Việt Nam chỉ chiếm 4,3% tổng dư nợ vào cuối năm 2022, tăng 12,9% so với năm 2021, tương đương khoảng 500 nghìn tỷ đồng (21,2 tỷ USD).

Khó khăn cấp tín dụng xanh

ong-nguyen-quoc-hung

Ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Ban Tài trợ dự án ngân hàng BIDV. Ảnh: laodong.vn

Từ thực tiễn hoạt động cấp tín dụng xanh, ông Nguyễn Quốc Hưng, Giám đốc Ban Tài trợ dự án ngân hàng BIDV cho biết, vẫn còn khó khăn vướng mắc trong việc thẩm định dự án xanh.

Theo đó, Việt Nam chưa có cơ sở, căn cứ cụ thể trong việc xác định và phân loại dự án xanh. Điều này gây khó khăn cho các ngân hàng thương mại trong việc lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh. Hành lang pháp lý để triển khai quản lý rủi ro môi trường – xã hội, tín dụng xanh đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện.

Do đó, ông Nguyễn Quốc Hưng kiến nghị Chính phủ, các Bộ, ban ngành sớm hoàn thiện khung pháp lý, chính sách tổng thể liên quan đến triển khai tài chính bền vững nói chung và tín dụng xanh nói riêng, định hướng phát triển từng ngành hướng đến mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.

Trước mắt, sớm ban hành Tiêu chí phân loại dự án xanh, hướng dẫn công bố thông tin tài chính khí hậu theo chuẩn quốc tế; đưa ra các quy định, hướng dẫn cụ thể, định hướng NHTM tiếp cận nguồn vốn ưu đãi cho tín dụng xanh.

Đối với Dự thảo Quy định tiêu chí môi trường và việc xác nhận đối với dự án được cấp tín dụng xanh. Việc xây dựng, ban hành Quy định chung về danh mục phân loại xanh gắn với các tiêu chí sàng lọc, ngưỡng và chỉ tiêu môi trường cụ thể là cần thiết đối với các tổ chức tín dụng để thực hiện một cách thống nhất, hiệu quả việc quản lý, điều hành đối với hoạt động tín dụng xanh, phát hành trái phiếu xanh.

Ông Hưng cho biết, nguồn vốn đầu tư vào các ngành, lĩnh vực mang lại lợi ích môi trường, nhất là lĩnh vực năng lượng tái tạo, tiết kiệm và hiệu quả năng lượng tại Việt Nam thường đòi hỏi thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường cao nên rất cần các ưu đãi về thời hạn và chi phí vốn vay.

Vị này đề xuất cần có cơ chế khuyến khích áp dụng cho các tổ chức tín dụng khi triển khai cấp tín dụng xanh như: Có cơ chế khuyến khích, hỗ trợ các ngân hàng có tốc độ, quy mô triển khai cấp tín dụng xanh. Hỗ trợ tái cấp vốn ưu đãi hoặc tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng tiếp cận nguồn vốn ưu đãi từ các định chế quốc tế. Giảm hệ số rủi ro tín dụng đối với các khoản vay tài trợ dự án xanh, tương tự như cơ chế áp dụng cho khoản vay mua nhà ở xã hội tại Dự thảo sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN.

Về nguồn nhân lực của đơn vị khi triển khai tín dụng xanh, ông Hưng cho rằng còn hạn chế về kiến thức kỹ thuật chuyên ngành về môi trường, các yếu tố xanh và bền vững trong việc triển khai tín dụng xanh. 

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ