Doanh nghiệp ở Đà Nẵng làm gì để đảm bảo ‘sức khoẻ’ trụ vững qua mùa dịch?

Nhàđầutư
Thời gian qua, nhờ nỗ lực của chính quyền TP. Đà Nẵng và sự đồng lòng của toàn dân nên bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, khả năng duy trì, chống chịu và "sức khỏe" của các doanh nghiệp Đà Nẵng thế nào cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.
VĂN DŨNG
18, Tháng 03, 2020 | 09:18

Nhàđầutư
Thời gian qua, nhờ nỗ lực của chính quyền TP. Đà Nẵng và sự đồng lòng của toàn dân nên bước đầu kiểm soát được dịch bệnh, đảm bảo sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên, khả năng duy trì, chống chịu và "sức khỏe" của các doanh nghiệp Đà Nẵng thế nào cũng đang là vấn đề được nhiều người quan tâm.

Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề kiểm soát dịch COVID-19 đã khó, hỗ trợ, giúp sức để doanh nghiệp có "sức khoẻ" đứng vững, phục hồi sản xuất kinh doanh cũng khó khăn không kém. Chính phủ, các cấp, ngành và địa phương cũng đã đưa ra các giải pháp ứng phó trước mắt, trung hạn lẫn dài hạn. Tuy nhiên, đến hiện tại thì có rất nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh.

Đà Nẵng là một trong những địa phương mà ngành du lịch bị thiệt hại năng nhất do dịch COVID-19. Tính đến thời điểm này, có thể ước tính lượng khách quốc tế giảm khoảng 30-40%, lượng khách trong nước giảm khoảng trên dưới 20% so với năm 2019, tương ứng với số giảm thu từ du khách khoảng 700-800 triệu USD. Vậy, các doanh nghiệp đang làm gì để trụ vững và vượt qua giai đoạn khó khăn này?

Trao đổi với Nhadautu.vn, ông Nguyễn Đức Quỳnh, Phó Tổng Giám đốc Furama Resort Đà Nẵng cho biết, tình hình kinh doanh của các cơ sở lưu trú hiện đang cầm cự, một số khách sạn và khu nghỉ dưỡng đang tính phương án đóng cửa hoặc cho nhân viên nghỉ không lương, một số khách sạn có tiềm lực tài chính tốt thì tập trung vào đào tạo nguồn nhân lực và bảo trì bảo dưỡng cơ sở vật chất.

anh trung tam hc

Đà Nẵng là một trong những địa phương mà ngành du lịch bị thiệt hại năng nhất do dịch COVID-19.

Theo ông Quỳnh, trước tác hại của COVID-19 gây ra, các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch cùng chia sẻ các kinh nghiệm quản lý cũng như xử lý khủng hoảng về dịch bệnh với các đơn vị khác là cần thiết.

Ông Quỳnh cho rằng, mỗi một doanh nghiệp sẽ phải tự đánh giá "sức khoẻ" của đơn vị mình để đưa ra những giải pháp thích hợp, ví dụ dừng hoạt động, sắp xếp lại nhân sự và cơ cấu nhân sự, liên kết với nhau để chuyển khách cho nhau để tăng lượng tỷ lệ kín phòng, hạn chế lỗ…

"Chúng tôi cũng đang tập trung duy trì lượng khách hàng quen thuộc và kết hợp với các hãng hàng không đang có các chương trình kích cầu để đưa ra các gói khuyến mãi hấp dẫn cho du khách", ông Quỳnh cho nói.

Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP. Đà Nẵng cho biết, để khôi phục nguồn khách đến với TP. Đà Nẵng trong thời gian tới cần phải phát triển theo 2 hướng đó là: Chọn các thời điểm thích hợp để triển khai mạnh mẽ các chương trình kích cầu cho du khách trong nước và sau đó là du khách quốc tế; đầu tư triển khai nhiều sản phẩm mới, trong đó cụ thể là sản phẩm đi vịnh, sản phẩm trên sông, các hoạt động vui chơi giải trí về đếm như công viên mở Sun World, chợ đêm, show diễn, phố đi bộ...

khach san

Do ảnh hưởng của dịch COVID-19 nên nhiều khách sạn vắng bóng khách lưu trú.

Về bất động sản, ông Trần Ngọc Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty thành viên và Giám đốc khối đầu tư Công ty Đất Xanh Miền Trung cho biết, năm 2019 giá cả thị trường bất động sản Đà Nẵng giảm xuống khoảng 20 đến 30%, thậm chí là 50% ở một số nơi nóng. Đầu năm 2020, dịch bệnh xảy ra đã làm cho nhu cầu cũng như ý nghĩ về đầu tư bất động sản giảm đi nhiều.  

“Ảnh hưởng của dịch COVID-19 là rất lớn, chúng tôi gặp khó khăn trong khâu bán hàng từ đầu năm đến nay, không những khu vực miền Trung mà là trên cả nước”, ông Thái nói.

Theo ông Thái, giải pháp của công ty ông trong thời gian này tập trung vào 2 vấn đề chính: Thứ nhất đó là khía cạnh bán hàng, sẽ tăng cường cho mình hơn về cái dịch vụ đối với khách hàng. Đặt khách hàng là trọng tâm, thì phải làm sao cho cái dịch vụ là tốt nhất.

Thứ 2 là về sản phẩm, những lúc khó khăn thì cũng là lúc khách hàng đánh giá được những công ty nào, doanh nghiệp nào là làm thực và làm tốt. “Chúng tôi đang đẩy mạnh triển khai cái việc mình đã hứa và cho ra các sản phẩm về tay khách hàng đúng hẹn và lấy đó làm lợi thế để chúng tôi được là đơn vị ưu tiên khi khách hàng lựa chọn chi tiền”, ông Thái phân tích.

Dịch COVID-19 cũng đã làm ảnh hưởng không ít đến vấn đề tiến độ của các dự án, ông Nguyên Xuân Hưởng, Tổng Giám đốc Công ty quản lý và khai thác hầm đường bộ Hải Vân (HAMADECO) cho hay, dịch nó ảnh hưởng đến nhiều góc độ như ảnh hưởng đến trạm thu phí, thiếu công nhân, hạn chế việc đi lại, vận chuyển hàng hoá…

Theo ông Hưởng, công ty đã chủ động cho nhân viên hạn chế đi khỏi khu vực dự án, hạn chế tất cả cả cuộc họp, hội nghị, giao lưu bên ngoài và nhân viên ở phòng nào thì ở phòng đó, ở dự án nào thì ở dự án đó.

“Hầu hết công việc của công ty là nội tại và công ty cũng đã chuẩn bị các nguồn vật liệu chủ động rồi nên công việc vẫn triển khai bình thường để kịp tiến độ”, ông Hưởng nói.

Mới đây, UBND TP. Đà Nẵng đã ban hành văn bản số 1141/UBND-KTTC về việc hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp trên địa bàn tháo gỡ các khó khăn liên quan đến lĩnh vực tín dụng, ngân hàng, UBND TP. Đà Nẵng đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đà Nẵng sớm chỉ đạo các chi nhánh tổ chức tín dụng trên địa bàn chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của các khách hàng, doanh nghiệp đang vay vốn bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19.

Từ đó, tạo điều kiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn giảm lãi vay, tạm thời giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng đối với các khoản nợ ảnh hưởng bởi dịch và cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ