Định hướng thu hút FDI sau 30 năm: Làm thế nào để 'kén' được nhiều 'chàng rể' tốt hơn?

HỒ MAI
12:29 25/01/2018

"Trong khi vẫn tiếp tục thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới".

Đó là chia sẻ của GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE), nguyên Phó chủ nhiệm Uỷ ban Nhà nước về hợp tác đầu tư (SCCI) trong cuộc trò chuyện với Nhadautu.vn.

Là một trong những người đầu tiên tham gia vào việc quản lý nhà nước về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Giáo sư Nguyễn Mại cho rằng 30 năm (1987-2017) là thời gian đủ dài để đánh giá đúng tầm quan trọng của khu vực kinh tế đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đối với kinh tế - xã hội của Việt Nam, cũng như tiếp cận khách quan và khoa học các vấn đề gắn với thu hút FDI để rút ra bài học kinh nghiệm, từ đó hình thành định hướng và chính sách mới đối với FDI đặc biệt trong bối cảnh kinh tế trong nước và thế giới hiện nay.

nguyenmai

GS.TSKH. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE).

Giáo sư Nguyễn Mại cũng là người từng nói thu hút FDI giống như việc "kén rể". Sau 30 năm nhìn lại, người đứng đầu VAFIE đã đề xuất một số định hướng, chính sách thu hút FDI thế hệ mới để Việt Nam có được nhiều “chàng rể” tốt hơn.

Những đóng góp của khu vực FDI đối với sự phát triển, những thay đổi về diện mạo cũng như vị thế của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế là điều đã được khẳng định. Tuy nhiên, ảnh hưởng lớn của khu vực kinh tế này cũng đồng nghĩa với việc kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc nhiều vào khu vực FDI và những biến động của nó có thể ngay lập tức sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Theo Giáo sư, những xu hướng thay đổi nào mà chúng ta cần lưu ý để có định hướng tốt hơn thu hút FDI trong thời gian tới?

Thế giới hiện nay đang biến đổi nhanh chóng, khó lường trước, chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch có xu hướng phục hồi ngay tại Mỹ, một nước vốn chủ trương “tự do mậu dịch”; kinh tế ảo với những phương thức mới chưa có tiền lệ đang phát triển nhanh chóng; thị trường, giá cả hàng hóa và dịch vụ biến động thường xuyên; dòng vốn đầu tư quốc tế chuyển dịch qua biên giới tùy thuộc vào môi trường đầu tư, trong đó vốn FDI vẫn có xu hướng gia tăng trong những năm sắp đến.

Việt Nam đã có vị thế ngày càng cao trong khu vực, có môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, đang thực hiện cải cách bộ máy nhà nước và nâng cao trình độ quản trị của đội ngũ công chức; năng lực nội sinh đã gia tăng với khoảng 640 nghìn doanh nghiệp, trong đó có hàng trăm tập đoàn kinh tế lớn, đang hội nhập ngày càng sâu rộng với thế giới, trong đó có việc tham gia Cộng đồng ASEAN và nhiều FTA thế hệ mới.

Theo Báo cáo của Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Trường đại học Cornell và Viện nghiên cứu INSTEAD công bố ngày 15/6, Việt Nam được xếp hạng thứ 47/127 về đổi mới sáng tạo toàn cầu, tăng 12 bậc so với 2016; trong ASEAN, Việt Nam đứng trên Thái Lan, được đánh giá có thế mạnh đầu ra tri thức và công nghệ; chỉ số phức tạp/đa dạng của thị trường; chỉ số phức tạp/đa dạng kinh doanh; chỉ số đầu ra sáng tạo và chỉ số tăng trưởng đầu tư cho giáo dục…

Ngày 4/5/2017 Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trên cơ sở đó các bộ đang nghiên cứu điều chỉnh chiến lược phát triển ngành và lĩnh vực ưu tiên để tạo dụng cơ hội mới đẩy nhanh công nghiệp hóa đất nước theo hướng hiện đại.

Về cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới nhận định: “Chúng ta sẽ đến với sự kết hợp giữa thế giới thực, thế giới ảo và thế giới sinh vật. Những công nghệ mới này sẽ gây ảnh hưởng to lớn đến mọi luật lệ, mọi nền kinh tế, mọi ngành công nghiệp, đồng thời cũng thách thức ý niệm của chúng ta về vai trò thực sự của con người”. Ông cũng cảnh báo các công nghệ mới sẽ dẫn đến những thay đổi về quyền lực, gây ra những lo ngại về an ninh cũng như về khoảng cách giàu nghèo, nếu không được kiểm soát tốt.

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo Giáo sư, cần ưu tiên thu hút FDI vào các ngành và sản phẩm nào?

Trong khi vẫn tiếp tục ưu tiên thu hút FDI vào công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, ít gây hiệu ứng nhà kính, giáo dục và đào tạo, nghiên cứu & phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng, dịch vụ hiện đại, cơ sở hạ tầng thì cần tiếp cận với các công nghệ tương lai của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để tạo ra giá trị gia tăng lớn như công nghệ thông tin, điện tử, Internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), điện toán đám mây, phân tích dữ liệu lớn (SMA), cơ khí chế tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.

Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng xanh thì không nên thu hút thêm dự án FDI sản xuất xi măng, sắt thép, lọc hóa dầu; hạn chế bằng cách chọn lựa nhà đầu tư và công nghệ hiện đại thực hiện một số dự án nhiệt điện than, khí; đồng thời khuyến khích bằng chính sách ưu đãi đủ hấp dẫn các tập đoàn kinh tế lớn vào các dự án điện mặt trời, điện gió, điện tái tạo và trong tương lai gần là điện thủy triều.

Những địa phương đã có trình độ phát triển khá thì chủ yếu tiếp nhận dự án FDI vào ngành và sản phẩm có hàm lượng trí tuệ và giá trị gia tăng cao để thực hiện mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng mới; không tiếp nhận dự án thâm dụng lao động, dự án không thân thiện với môi trường.

Những địa phương có trình độ phát triển còn thấp thì cần tập trung đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội đồng bộ, hiện đại để rút ngắn khoảng cách với các trung tâm kinh tế lớn của vùng kinh tế, đồng thời có chính sách ưu đãi cao đối với những dự án FDI thâm dụng lao đông như dệt may, da dày; tận dụng thế mạnh từ sự khác biệt của từng địa phương để thu hút FDI vào dự án khai thác tiềm năng, phát triển sản phẩm và dịch vụ, du lích của tỉnh và vùng kinh tế; đồng thời tận dụng điều kiện địa lý để kết nối với các doanh nghiệp FDI ở địa phương phụ cận để thu hút FDI vào công nghệ và dịch vụ hiện đại.

Chính sách ưu đãi đối với dự án đầu tư gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở từng vùng kinh tế, từng địa phương.

Những thị trường và đối tác nào nên được quan tâm, thưa Giáo sư?

Trong khi vẫn tiếp tục thu hút FDI từ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì cần coi trọng hơn vốn đầu tư từ các tập đoàn kinh tế (TNCs) hàng đầu thế giới trong ngành và lĩnh vực công nghệ cao để tạo ra sản phẩm mới có giá trị gia tăng lớn và chất lượng cao, có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Việc Tập đoàn công nghiệp điện tử hàng đầu thế giới là Samsung chọn Việt Nam làm cứ điểm sản xuất điện thoại di động, smartphone, máy tính bảng… đã minh chứng tính hấp dẫn của nước ta.

Hàn Quốc, Nhật Bản với quan hệ đối tác chiến lược đáng tin cậy của nước ta, với tiềm năng kinh tế và công nghệ hàng đầu thế giới vẫn là hai đối tác lớn nhất, cần khai thác tốt hơn nữa các kênh hợp tác xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch đã hình thành và khuyến khích ý tưởng, sáng kiến mới để thu hút nhiều hơn, có hiệu quả hơn vốn FDI từ hai nước này.

Trung Quốc là nhà đầu tư tiềm năng đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn tại nước ta, có triển vọng sẽ trở thành một trong những quốc gia đứng đầu trong thu hút FDI của Việt Nam. Cảnh giác đối với ý đồ và hoạt động nhằm mục đích kiềm chế Việt Nam là cần thiết, nhưng không vì thế mà không tìm cách tận dụng lợi thế về địa lý, truyền thống giao lưu kinh tế, văn hóa giữa doanh nghiệp, nhân dân hai nước để lựa chọn dự án, nhà đầu tư trên cơ sở bảo đảm lợi ích dân tộc, góp phần thực hiện mục tiêu láng giềng hữu nghị, hợp tác cùng phát triển giữa Việt Nam với Trung Quốc.

Việc hình thành Cộng đồng ASEAN thì FDI giữa các nước thành viên với nhau và FDI từ nhà đầu tư ngoài khối vào ASEAN được điều chỉnh từ Hiệp định đầu tư toàn diện (ACIA) được ký ngày 26/12/2009 và có hiệu lực từ ngày 29/3/2012; theo đó hoạt động đầu tư của ASEAN bao gồm 4 trụ cột: tự do hóa đầu tư, bảo hộ đầu tư, thuận lợi hóa đầu tư và xúc tiến đầu tư. Tận dụng tốt hơn việc hình thành thị trường chung, chu chuyển hàng hóa, vốn, lao động có tay nghề giữa các nước thành viên để thu hút nhiều hơn và có hiệu quả hơn FDI cũng như hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam tại các nước ASEAN.

Mỹ và EU vẫn là thị trường lớn nhất thế giới, có nhiều nhà đầu tư tiềm năng vào công nghệ và dịch vụ hiện đại; do đó cần có các hoạt động xúc tiến đầu tư thích hợp với từng loại hình doanh nghiệp, đặc điểm từng quốc gia, đáp ứng đòi hỏi cao của các TNCs hàng đầu thế giới về sở hữu trị tuệ, chống tham nhũng, thực thi nghiêm chỉnh pháp luật với bộ máy hành chính và công chức hợp tác và hổ trợ nhà đầu tư. Triển vọng thu hút nhiều hơn vốn FDI từ Mỹ và EU phụ thuộc chủ yếu vào việc giải quyết tốt những đòi hỏi của nhà đầu tư về công khai, minh bạch, dễ dự báo của hệ thống luật pháp và thực thi pháp luật của nước ta.

Vấn đề kết nối giữa doanh nghiệp tư nhân trong nước và các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đang được đặt ra. Theo Giáo sư, cần những giải pháp khắc phục nào để khép lại khoảng cách, tăng hiệu quả kết nối?

Định hướng thu hút FDI trong thời gian tới, cần coi trọng chính sách kết nối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước để khắc phục nhược điểm tác động lan tỏa của doanh nghiệp FDI còn hạn chế; phát triển công nghiệp hỗ trợ, tham gia chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu, từ đó nâng cao tiềm lực kinh tế của doanh nghiệp trong nước, hướng đến mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp tư nhân vào năm 2020, trong đó doanh nghiệp vừa và nhỏ có quy mô lớn hơn nhiều lần hiện tại; có hàng trăm tập đoàn kinh tế tầm cỡ khu vực và thế giới.

Đối với một số dự án mà doanh nghiệp Việt Nam đủ năng lực liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài thì khuyến khích thực hiện bằng hình thức “doanh nghiệp liên doanh” để thông qua quan hệ hợp tác cùng có lợi nhằm chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản trị doanh nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề của đội ngũ công nhân, kỹ sư và cán bộ Việt Nam.

Áp dụng chính sách ưu đãi thuế đối với doanh nghiệp Việt Nam làm công nghiệp hỗ trợ như đối với TNCs. Trong điều kiện doanh nghiệp trong nước đã có tiềm lực lớn hơn thì cần thu hút dự án FDI có quy mô trung bình và lớn, không nên có nhiều dự án quá nhỏ, công nghệ trung bình, trừ một số lĩnh vực dịch vụ như tư vấn pháp lý, tài chính, đầu tư.

Các địa phương cần ưu tiên thực hiện dự án đầu tư cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước khi họ đã có đủ điều kiện đáp ứng đòi hỏi của từng ngành, lĩnh vực để góp phần thúc đẩy việc tăng nhanh về số lượng, tiềm lực kinh tế, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Chính phủ đã đề ra nhiều chủ trương và chỉ đạo ráo riết để tạo lập môi trường đầu tư và kinh doanh thông thoáng hơn; được nhà đầu tư, doanh nghiệp, người dân, dư luận trong nước và quốc tế đánh giá cao; tuy vậy vẫn chưa đáp ứng được đòi hỏi phải thay đổi nhanh hơn và có hiệu quả hơn.

Hai nút thắt chính của tăng trưởng là bộ máy nhà nước và đội ngũ công chức, viên chức; bộ máy thì cồng kềnh, kém hiệu năng, công chức thì quá thừa nhưng thiếu năng lực và lương tâm nghề nghiệp, đang cản trở quá trình phát triển của doanh nghiệp. Đó là hai lực cản cần được giải quyết để định hướng và chính sách mới về FDI được thực hiện có kết quả.

Xin cảm ơn Giáo sư!

  • Cùng chuyên mục
Quảng Bình giảm 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Quảng Bình giảm 30% thủ tục hành chính cho doanh nghiệp

Các thủ tục hành chính không cần thiết cho doanh nghiệp sẽ được tỉnh Quảng Bình cắt giảm, ước tính khoảng 30% các thủ tục, góp phần hoàn thành mục tiêu tăng trưởng.

Đầu tư - 30/03/2025 17:24

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Quảng Nam đề xuất đầu tư khu đô thị mới rộng 15.000ha

Tỉnh Quảng Nam đề nghị Trung ương thống nhất chủ trương cho đầu tư một khu đô thị mới thông minh, hiện đại với tổng diện tích đô thị khoảng 15.000ha, thuộc vùng Đông huyện Duy Xuyên và huyện Thăng Bình, là đô thị trọng điểm của khu vực.

Đầu tư - 30/03/2025 10:17

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Đâu là cổ phiếu bị quỹ đầu tư bán ròng nhiều nhất trong tháng 2?

Theo thống kê từ FiinGroup, FPT là cổ phiếu có số lượng quỹ bán ròng nhiều nhất (22 quỹ), phần lớn từ các quỹ mở. Động thái này diễn ra trong bối cảnh thị giá FPT có dấu hiệu tạo đỉnh kể từ cuối tháng 1 và liên tục gặp áp lực bán.

Đầu tư - 30/03/2025 08:21

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản đã thực sự phục hồi chưa?

Thị trường bất động sản chỉ thực sự phục hồi khi các ngân hàng tăng trưởng tín dụng cho khách hàng vay mua nhà. Một khi cá nhân chưa mặn mà với việc mua nhà thì thị trường vẫn phải quyết liệt tái cấu trúc.

Đầu tư - 30/03/2025 06:30

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định 'chốt' tiến độ loạt dự án nhà ở xã hội

Bình Định yêu cầu trong năm 2025, loạt dự án nhà ở xã hội trên địa bàn phải hoàn thành đầy đủ các hồ sơ, thủ tục để tổ chức khởi công; cùng với đó, phải hoàn thành, đưa các công trình vào sử dụng.

Đầu tư - 29/03/2025 21:47

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

TP.HCM khởi công cầu đi bộ 1.000 tỷ đồng nối quận 1 với Thủ Thiêm

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn kết nối quận 1 với Thủ Thiêm dài 720m, vốn đầu tư gần 1.000 tỷ đồng, chính thức khởi công sáng 29/3.

Đầu tư - 29/03/2025 14:50

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

Bóng dáng Capella tại dự án Logistics hơn 1.500 tỷ ở Huế

CTCP Tập đoàn LEC vừa khởi công dự án Trung tâm Logistics Chân Mây với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng, kỳ vọng trở thành trung tâm logistics trọng điểm khu vực miền Trung và cả nước.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Đề xuất hơn 43.500 tỷ đầu tư cao tốc Quy Nhơn - Pleiku

Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku có tổng chiều dài xấp xỉ 125km (đi qua địa bàn hai tỉnh Bình Định và Gia Lai) với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 43.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 29/03/2025 12:19

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Sau tổ hợp 1,5 tỷ USD ở Hưng Yên, Tập đoàn Trump xem xét đầu tư thêm dự án gần TP.HCM

Liên danh giữa Trump Organization và đối tác ở Việt Nam đã lên danh sách rút gọn các địa điểm để triển khai một dự án sân golf hoặc khách sạn gần Thành phố Hồ Chí Minh.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

'Ông trùm' cảng biển 'bắt tay' với cảng Phước An

Việc Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (SNP) thực hiện khai thác tàu tại cảng Phước An (PAP) - một cảng ngoài hệ thống là chưa từng có trong tiền lệ. Hai bên sẽ tận dụng lợi thế của nhau để mở rộng hệ sinh thái trong ngành, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và kết nối toàn diện trong lĩnh vực logistics.

Đầu tư - 29/03/2025 06:45

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh tiến độ dự án điện gió 2.100 tỷ đồng

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị đẩy nhanh giải phóng mặt bằng tổng thể của dự án Nhà máy điện gió LIG - Hướng Hóa 1, hoàn thành trong tháng 4/2025.

Đầu tư - 29/03/2025 06:30

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Hợp tác công tư trong phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Trung tâm Ươm tạo và phát triển bán dẫn (VSIC) và Không gian ươm tạo startup về bán dẫn FPT-ALCHIP là mô hình hiện thực hóa chủ trương hợp tác công tư của Đảng, Chính phủ về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

Công nghệ - 28/03/2025 16:44

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

Huế cùng với Tập đoàn FPT phối hợp phát triển chuyển đổi số

TP. Huế vừa làm việc với tập đoàn FPT về các nội dung liên về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Công nghệ - 28/03/2025 16:06

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng ủng hộ hình thành khu thương mại tự do ở Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng ủng hộ việc sớm nghiên cứu hình thành khu thương mại tự do ở khu vực cảng Phù Mỹ (Bình Định).

Đầu tư - 28/03/2025 16:05

  Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Doanh nghiệp muốn ưu tiên cải cách thủ tục hành chính thuế

Thực hiện thủ tục hành chính (TTHC) và đáp ứng các quy định pháp luật là một trong ba nhóm vấn đề khó khăn lớn nhất mà doanh nghiệp (DN) đang phải đối mặt, trong đó TTHC thuế là nhóm thủ tục DN mong muốn ưu tiên cải cách nhất….

Đầu tư - 28/03/2025 15:50

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Loạt doanh nghiệp cam kết 'rót' hơn 231.000 tỷ vào Bình Định

Tỉnh Bình Định đã trao bản ghi nhớ hợp tác đầu tư, đồng thời trao quyết định chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho 62 dự án với tổng vốn đăng ký hơn 231.000 tỷ đồng.

Đầu tư - 28/03/2025 12:09