Đón Cách mạng Công nghiệp 4.0: Việt Nam cần “biến nguy thành cơ”

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định như vậy tại Hội nghị phân tích Chỉ số PCI năm 2016, vừa diễn ra mới đây, tại TP Cần Thơ.
TRƯỜNG CA
09, Tháng 05, 2017 | 11:35

TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế trung ương (CIEM) khẳng định như vậy tại Hội nghị phân tích Chỉ số PCI năm 2016, vừa diễn ra mới đây, tại TP Cần Thơ.

e1e816ed_CXII

Việt Nam cần “biến nguy thành cơ” trước cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0

Robot sẽ thay con người?

Theo TS. Lê Đăng Doanh, Cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư (4.0) diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số, thông qua các công nghệ như internet vạn vật (IoT), trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), tương tác thực tại ảo (AR), mạng xã hội, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn (SMAC)... để chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Theo ông Doanh, Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Nhờ công nghệ AI, người máy làm việc càng thông minh, có khả năng ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến sự tương quan trong việc sử dụng lao động là người thật hay người máy.

TS Doanh cho biết, để tận dụng cơ hội 4.0, việc đầu tư vào trí tuệ nhân tạo đang là ưu tiên của nhiều quốc gia. Hiện, Mỹ vẫn là quốc gia dẫn đầu (61,7%), kế đến là Anh, Isarel, Ấn Độ, Pháp, Đức, Canada; các nước khác chiếm tỷ lệ rất thấp. Tuy vậy, theo dự đoán của nhiều chuyên gia Mỹ, chỉ  sau 15 năm nữa 47% việc làm của lao động ở Mỹ sẽ có thể bị đe dọa.

Ông Doanh cho biết thêm, trong Cuộc cách mạng Công nghiệp thứ tư (4.0), những yếu tố mà các nước như: Việt Nam, Campuchia, Lào, Myanmar... đã và đang tự coi là có ưu thế như lực lượng lao động thủ công trẻ, dồi dào và rẻ sẽ không còn là thế mạnh nữa, thậm chí bị đe dọa nghiêm trọng. Trong tương lai, người dân có thể mất việc làm, bởi những lĩnh vực mà công nghệ robot có thể tác động tới trải dài từ dệt may, dịch vụ, giải trí cho đến y tế, giao thông, giáo dục...

Bởi theo phân tích, ở lĩnh vực Dệt may, trước đây các nước có ngành dệt may phát triển như Mỹ, Anh vì thiếu lao động nên họ đã dịch chuyển thuê nhân công sang Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam - nơi có lực lượng lao động thủ công giá rẻ dồi dào. Nhưng với công nghệ robot trong cuộc cách mạng lần thứ tư này, nhiều nhà máy dệt may trước đây đặt ở Việt Nam có thể quay ngược lại đặt ở Mỹ, bởi họ đã bắt đầu sử dụng rất nhiều robot.

Báo cáo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cung cấp số liệu đáng lo ngại khi mà hơn 2/3 trong số 9,2 triệu lao động ngành dệt may và da giày tại Đông Nam Á đang bị đe dọa bởi sự bùng nổ nhanh chóng của ứng dụng khoa học công nghệ trong ngành này. Cụ thể, khoảng 86% lao động của Việt Nam, 88% lao động của Campuchia và 64% lao động Indonesia trong ngành may mặc, da giày sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề từ làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa trong ngành.

Trong lĩnh vực Thương mại, dịch vụ, giải trí, robot cũng đã hiện diện ở những vị trí công việc vốn được cho rằng không thể thay thế con người như lễ tân khách sạn, cơ quan, nhà hàng, trung tâm call center... Khi có khách đến robot có thể tự động nhận dạng, ghi nhớ để chào hỏi, nhớ được sở thích, trả lời các nhu cầu của khách hàng bằng giọng nói hoàn toàn như con người.

Trong lĩnh vực Giao thông, thế hệ xe không người lái sẽ phát triển nhờ đảm bảo an toàn cao gấp nhiều lần vì không có tình trạng say rượu bia, vượt đèn đỏ, phóng nhanh vượt ẩu.

"Lĩnh vực Nông nghiệp cũng không còn là nông nghiệp thuần túy. Công nghệ IoT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) có thể giúp tưới cây, bón phân đúng thời điểm và khoa học với lượng cần thiết vừa đủ cho cây, giúp tiết kiệm chi phí so với phương thức truyền thống hiện nay. Khi đó, nông dân - nhóm người vốn bấp bênh nhất về công việc - sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp", TS Doanh viện dẫn.

Việt Nam cần làm gì để “biến nguy thành cơ”?

Theo TS. Lê Đăng Doanh, cần thực hiện 4 giải pháp:

(1) Đổi mới tư duy, từ bỏ sản xuất, canh tác theo thói quen và truyền thống, từ bỏ chạy theo dố lượng, chạy sang sản xuất theo tín hiệu thị trường, hợp đồng, có khách hàng, chuyển sang nông nghiệp, chất lượng cao, xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Trung Đông thay cho chỉ dựa vào thương lái và thị trường Trung Quốc.

(2) Liên kết theo chuỗi giá trị, doanh nghiệp liên kết với nông dân, viện, trường, doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu, ngân hàng.

(3) Gói tín dụng 100.000 tỷ ưu đãi cho ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao phải được chảy vào vùng ĐBSCL là chủ yếu.

(4) Tích tụ rộng đất nhưng phải bảo vệ quyền sử dụng lâu dài, hợp pháp của nông dân, tránh ruộng đất đất tập trung vào chúa đất mới ở nông thôn.

Riêng về lĩnh vực công nghiệp Ô tô, ông Doanh đưa ra khuyến cáo phải cảnh giác với thu hút đầu tư sản xuất ô tô. Nếu thu hút dự án ô tô với công nghệ truyền thống là mắc bẫy. Bởi thế hệ ô tô mới không người lái đang rất thịnh hành, vì nó không sử dụng năng lượng hóa thạch (xăng, dầu) mà sử dụng năng lượng tái tạo…

Còn với doanh nghiệp Việt Nam, TS. Lê Đăng doanh cũng chỉ ra: Cách mạng 4.0 mở ra khả năng to lớn thay đổi sản phẩm, công nghệ, giao tiếp với khách hàng, tổ chức qui trình sản xuất, quản trị… Nhưng nếu chậm từ bỏ cách kinh doanh theo kinh nghiệm và truyền thống, không sẵn sàng chấp nhận cái mới là chết. Hơn bao giờ hết, phải hiểu cho được “Quản trị công nghệ là trọng tâm của quản trị doanh nghiệp và trọng dụng nhân tài”, ông Doanh nhấn mạnh.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ