Việt Nam - ASEAN - Hoa Kỳ: Sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy ý nghĩa

Nhàđầutư
Tối 8/8/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng chủ trì Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN và 22 năm ngày Việt Nam tham gia ASEAN. Cùng ngày, bên kia bờ Thái Bình Dương, hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Mỹ khẳng định, năm 2018 tới, một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại của Mỹ sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh.
HÀN DIỆU MY
30, Tháng 08, 2017 | 14:27

Nhàđầutư
Tối 8/8/2017, tại Hà Nội, Thủ tướng chủ trì Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN và 22 năm ngày Việt Nam tham gia ASEAN. Cùng ngày, bên kia bờ Thái Bình Dương, hai Bộ trưởng Quốc phòng Việt - Mỹ khẳng định, năm 2018 tới, một chiếc hàng không mẫu hạm hiện đại của Mỹ sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh.

Ky_ket_8244

Việt Nam - ASEAN - Hoa Kỳ: Sự trùng hợp ngẫu nhiên đầy ý nghĩa 

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập ASEAN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã điểm lại những thành tựu của khối này trên chặng đường phát triển nửa thế kỷ qua. Hiện nay, ASEAN đã trở thành một cộng đồng đoàn kết, vững mạnh, hoạt động trên cơ sở luật lệ, gắn kết toàn diện và sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực, góp phần quan trọng duy trì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.

ASEAN có vai trò và vị thế ngày càng tăng ở khu vực và thế giới. Nhấn mạnh ASEAN đang làm chủ vận mệnh của mình, giữ vai trò chủ đạo trong cấu trúc khu vực đang định hình, Thủ tướng cho rằng ASEAN cần củng cố đoàn kết, thống nhất, phát huy sức mạnh nội lực, đưa liên kết lên tầm mức cao hơn, xây dựng một cộng đồng vận hành theo luật lệ, có sự tham gia rộng rãi của người dân và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.

Việt Nam - ASEAN: Trụ cột ưu tiên

Cách đây 22 năm, khi gia nhập ASEAN, mối quan tâm chính của Việt Nam vào thời điểm đó là tạo thuận lợi cho việc hợp tác kinh tế với các thành viên ASEAN và bảo đảm một môi trường khu vực hoà bình có lợi cho các cải cách kinh tế trong nước của mình. Khi ấy những gì Việt Nam mong muốn chính là điều mà năm 1989 Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan đã gọi, đó là quá trình biến Đông Dương “từ chiến trường thành thị trường”.

Kể từ đó, Việt Nam đã được hưởng lợi đáng kể từ các mối quan hệ thương mại và đầu tư với các nước thành viên. Các nước thành viên ASEAN hiện nay là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của Việt Nam sau Hoa Kỳ và Liên minh châu Âu và là nguồn nhập khẩu lớn thứ hai sau Trung Quốc. Trong khi đó, Singapore, Malaysia, và Thái Lan là ba trong số mười nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu của Việt Nam.

Một điều khó tưởng tượng được vào thời điểm 22 năm trước đây, đó là Việt Nam đã có thể tranh thủ sự ủng hộ của ASEAN trong các tranh chấp của mình với Trung Quốc trên Biển Đông. Các nhà ngoại giao Việt Nam đã tin rằng do ASEAN không phải là một tổ chức phòng thủ tập thể nên các nước thành viên sẽ không sẵn sàng đối đầu với Trung Quốc bằng cách ủng hộ Việt Nam trong các tranh chấp này.

Lập trường tương đối thờ ơ của ASEAN về một số biến cố như cuộc đụng độ hải quân Trung-Việt ở Trường Sa năm 1988, Trung Quốc nhượng quyền cho một công ty dầu mỏ của Hoa Kỳ khoan thăm dò trong vùng biển của Việt Nam vào năm 1992 và việc Trung Quốc chiếm đóng Đá Vành Khăn năm 1995, đã củng cố hơn nữa niềm tin ấy.

Tuy nhiên, cho đến nay vai trò của ASEAN trong việc quản lý các tranh chấp Biển Đông đã thay đổi đáng kể. Đặc biệt, Việt Nam đã sử dụng rộng rãi các dàn xếp do ASEAN dẫn dắt để vừa can dự, vừa đối trọng với Trung Quốc. Một mặt, hợp tác kinh tế với Trung Quốc thông qua những hành lang như Hiệp định Thương mại Tự do Trung Quốc-ASEAN đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng lớn giữa hai nước, qua đó xoa dịu phần nào các căng thẳng trên biển. Mặt khác, Việt Nam cũng đang cố gắng sử dụng các công cụ chính trị và pháp lý do ASEAN cung cấp để đối phó với các hành vi của Trung Quốc trên Biển Đông.

50 năm qua, ASEAN đã diễn ra một bước tiến trong nhận thức của Việt Nam về ASEAN và vai trò của nó trong các vấn đề khu vực. Việc gia nhập ASEAN đã đánh dấu một bước ngoặt trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và bất chấp những thất vọng nhất định vào lúc này lúc khác do ASEAN không thể đạt được đồng thuận về các vấn đề nhạy cảm chính trị, ASEAN vẫn hết sức quan trọng đối với chính sách ngoại giao của Hà Nội cả về kinh tế lẫn chiến lược. Mối quan hệ này một lần nữa cho thấy ASEAN là tài sản có giá trị như thế nào đối với các nước thành viên, một câu chuyện rất có thể sẽ được kể tiếp trong 50 năm tới và xa hơn nữa.

Việt Nam- Hoa Kỳ: Tự do hàng hải

Trong một diễn biến khác liên quan đến khu vực, ngày 8/8/2017, hai bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ - Việt, Đại tướng James Mattis và Đại tướng Ngô Xuân Lịch, đã chính thức xác nhận: năm 2018, một chiếc hàng không mẫu hạm, biểu tượng của sức mạnh quân sự của nước Mỹ sẽ ghé thăm cảng Cam Ranh của Việt Nam trong một chuyến thăm hữu nghị.

Đối với các nhà quan sát, quyết định cho tàu sân bay ghé thăm Việt Nam là dấu hiệu cho thấy quyết tâm cao của Washington can dự vào Đông Nam Á để bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Đông ngày càng bị Trung Quốc đe dọa, với Việt Nam là đối tác đáng tin cậy nhất.

Mục tiêu của Mỹ được thể hiện một cách rõ rệt trong bản thông cáo được Lầu Năm Góc công bố ngày 9/8, trong đó nhấn mạnh đến lợi ích chung của hai bên Mỹ-Việt, kể cả việc bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền quốc gia.

Dù không chính thức nói ra, nhưng khi nhắc đến nhu cầu bảo vệ quyền tự do hàng hải ở Biển Đông, rõ ràng là hai nước Mỹ-Việt ám chỉ các hành động quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông, bồi đắp đảo nhân tạo, quân sự hóa các đảo này, đe dọa tự do lưu thông trong khu vực.

Ngày 9/8/2017, tờ “International Business Times” (Mỹ), thuộc Tập đoàn Newsweek cho rằng quyết định gửi một chiếc tàu sân bay tới Việt Nam, một trong những nước tiếp tục thách thức các yêu sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, là tín hiệu mà chính quyền của tổng thống Donald Trump đưa ra để cho thấy đà tăng cường quan hệ quốc phòng giữa hai nước.

Chính tổng thống Donald Trump đã hứa với Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc về việc cho tàu sân bay Mỹ ghé cảng Việt Nam nhân dịp Thủ tướng công du Hoa Kỳ và đến Nhà Trắng hội đàm với ông Donald Trump hôm 31/5/2017.

Theo ông Rodger Baker, chuyên gia phân tích chiến lược tại Trung tâm tham vấn địa-chính trị có uy tín (Stratfor), thì cuộc tiếp xúc giữa Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tổng thống Donald Trump là một "động thái được tính toán cẩn thận nhằm xây dựng một hệ thống phòng thủ chống lại những nỗ lực liên tục của Trung Quốc nhằm quân sự hóa các hòn đảo ở Biển Đông".

Đối với chuyên gia này, Việt Nam có một vị trí rất đáng chú ý trong vùng Đông Nam Á. Chính quyền Mỹ đã bắt đầu chuyển giao một số tàu tuần tra nhỏ cho lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam, đã có những chuyến thăm viếng giao lưu giữa Hải Quân hai bên và Mỹ cũng đã bãi bỏ một số hạn chế đối với việc xuất khẩu vũ khí sang Việt Nam.

Đối với Mỹ, Việt Nam là một đồng minh tự nhiên có thể cùng Hoa Kỳ đối phó với kế hoạch bành trướng Trung Quốc. Một chuyên gia Trung Quốc về các vấn đề Đông Nam Á tại đại học Tế Nam ở Quảng Châu, gần đây đã khẳng định rằng: "Việt Nam luôn luôn là quốc gia ở Asean có thái độ nghi kỵ Bắc Kinh mạnh mẽ nhất... bởi vì Việt Nam có chung biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc". 

Việt Nam cũng đã tăng cường hải quân và đã không ngần ngại lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông. Tuy nhiên, vẫn theo tờ “International Business Times”, Mỹ hiện cũng đang có những cân nhắc trong việc tăng cường quan hệ quốc phòng với Việt Nam, vì lẽ Washington cần sự giúp đỡ của Bắc Kinh trong việc chống lại các mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ