Điểm mặt những dự án nằm “bất động” trên đất vàng tại thành phố Huế

Nhàđầutư
Nằm ở những vị trí đắc địa ngay tại trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, ở nơi mà người buôn bán bất động sản thường gọi với cái tên là “đất vàng”, thế nhưng không hiểu vì lí do gì mà nhiều dự án vẫn nằm “án binh bất động’ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.
PHAN TIẾN
01, Tháng 08, 2019 | 11:24

Nhàđầutư
Nằm ở những vị trí đắc địa ngay tại trung tâm thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, ở nơi mà người buôn bán bất động sản thường gọi với cái tên là “đất vàng”, thế nhưng không hiểu vì lí do gì mà nhiều dự án vẫn nằm “án binh bất động’ gây ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Đầu tiên phải kể đến dự án xây dựng tòa nhà VNPT, dự án này với mục đích xây dựng các công trình dịch vụ du lịch, văn phòng, căn hộ cao cấp tại khu đất số 4, đường Hà Nội (TP Huế) do Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm chủ đầu tư.

da1

Dự án xây dựng tòa nhà VNPT của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam làm chủ đầu tư đến nay vẫn là những tấm tôn bao quanh gắn trên đó là biển quảng cáo cho các gói cước của VNPT…  

Dự án được thực hiện thông qua trúng đấu giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất với tổng giá trị 130,7 tỷ đồng từ hồi tháng 3/2012.

Thế nhưng từ đó đến nay, dự án này vẫn chưa triển khai trên thực địa. Khu đất “vàng” nhiều doanh nghiệp muốn mà không được, sau khi trở thành điểm bán quán quán cà phê nay được bao vây bởi các tấm tôn, gắn trên đó là biển quảng cáo cho các gói cước của VNPT… Hiện giờ, dự án mới hoàn chỉnh các thủ tục đầu tư và tổ chức động thổ vào đầu năm 2019.

da2

Khung cảnh ngổn ngang bên trong dự án xây dựng tòa nhà VNPT

Thứ hai là dự án Trung tâm thương mại An Hòa (cầu An Hòa, đường Lê Duẩn, phường Phú Thuận, TP Huế) do Công ty TNHH Hồng Phú làm chủ đầu tư. Mặc dù công trình được khởi công từ tháng 7/2009, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2011 nhưng đến nay chỉ là những cọc bê tông cốt thép trơ trọi…

da3

dự án Trung tâm thương mại An Hòa được khởi công từ tháng 7/2009, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng tháng 12/2011 nhưng đến nay chỉ là những cọc bê tông cốt thép trơ trọi…

Sau một thời gian, dự án được chuyển nhượng cho Công ty TNHH Hoàng Phú làm chủ đầu tư với dự toán tổng mức đầu tư là 36 tỷ đồng, diện tích 6.257 m2, quy mô đầu tư xây dựng 2 tầng và 1 tầng hầm, với diện tích sàn 6.330 m2...

Thứ 3 là dự án có vốn đầu tư tương đối lớn, đó là dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí, văn phòng và khách sạn Nguyễn Kim. Dự án này được UBND tỉnh cấp Giấy chứng nhận đầu tư ngày 30/6/2015 do Công ty CP Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim làm chủ đầu tư tại khu đất số A2 thuộc khu du lịch, thương mại Hùng Vương, phường Phú Hội (TP Huế)  và Sở KH&ĐT cấp giấy chứng nhận đầu tư điều chỉnh lần thứ nhất năm 2018.

da4

Dự án do Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Nguyễn Kim Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư với tổng số vốn đầu tư trên 811 tỉ đồng đến thời điểm hiện nay vẫn nằm “án binh bất động”.

Dự án này do Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển Nguyễn Kim Thừa Thiên - Huế làm chủ đầu tư. Diện tích đất sử dụng trên 6.000 m2, với tổng số vốn đầu tư trên 811 tỉ đồng.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư đã tiến hành hoàn thành công tác san gạt mặt bằng chuẩn bị thi công, xây dựng hàng rào, nhà bảo vệ, nhà điều hành dự án, vận hành, rà phá bom mìn tại dự án…

da5

Dự án Trung tâm thương mại, dịch vụ, giải trí, văn phòng và khách sạn Nguyễn Kim tổ chức lễ động thổ năm 2016 đến nay vẫn “cửa đóng then cài”.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đầu tư, cho thuê đất, chủ đầu tư đã tổ chức lễ động thổ xây dựng vào ngày 25/3/2016. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, trên công trường, ngoài tường vây bằng tôn, cọc bê tông, mọi thứ vẫn còn ngổn ngang với um tùm cỏ dại.

Đáng nói, nhà đầu tư Nguyễn Kim có được quyền thuê lô đất trên để thực hiện dự án là thông qua hình thức đấu giá, nhưng chỉ có duy nhất Nguyễn Kim là nhà đầu tư tham gia trong đợt đấu giá này.

Tiếp đến, là dự án khách sạn Đông Dương do Công ty TNHH MTV Đông Dương Huế làm chủ đầu tư, tại số 2 Hùng Vương, TP Huế.

da6

Dự án khách sạn Đông Dương đáng lý ra hoàn thành tháng 5/2019 song, đến thời điểm hiện tại, công trình vẫn là các khối bê tông hỗn độn.

Với trên diện tích đất sử dụng 5.086 m2, với quy mô đầu tư xây dựng khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao, 157 phòng ngủ và các khu chức năng phụ trợ, tổng mức đầu tư  hơn 162 tỷ đồng. Đáng ra, dự án phải khởi công xây dựng tháng 2/2017, hoàn thành tháng 4/2018, giai đoạn 1 và giai đoạn 2 khởi công xây dựng tháng 5/2018, hoàn thành tháng 5/2019.

Song, đến thời điểm hiện tại, ngoài các khối bê tông hỗn độn, trên công trường vẫn chưa có bất kỳ hoạt động xây dựng nào.

Cuối cùng là dự án khu nghỉ dưỡng Nama, nằm tại đường Nguyễn Chí Diểu (phường Thuận Thành), do Công ty TNHH Đầu tư du lịch Kinh Thành làm chủ đầu tư, với tổng vốn đầu tư hơn 196 tỉ đồng cũng chậm tiến độ so với cam kết.

da7

Dự án khu nghỉ dưỡng Nama do Công ty TNHH Đầu tư du lịch Kinh Thành làm chủ đầu tư cũng chậm tiến độ so với cam kết.

Nguyên nhân mà PV được biết, là do đến cuối năm 2018, các hộ dân mới chính thức bàn giao mặt bằng giải tỏa cho Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Huế. Đến nay, nhà đầu tư cơ bản hoàn chỉnh các thủ tục liên quan đến đầu tư xây dựng và công tác giải phóng mặt bằng.

Đối với các dự án chậm tiến độ, vượt thời gian gia hạn theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế thống nhất rà soát, bổ sung danh mục dự án cần rà soát thu hồi, danh mục dự án giám sát đặc biệt.

                                                                                                   

Tỉ giá đang cập nhật
Điều chỉnh kích thước chữ