Đề xuất đầu tư dự án đường sắt TP.HCM - Cần Thơ trước năm 2030

Nhàđầutư
Đó là ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè trong buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) và đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ vào sáng ngày 12/5.
PHÚ KHỞI
12, Tháng 05, 2022 | 14:02

Nhàđầutư
Đó là ý kiến của Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè trong buổi làm việc với Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ GTVT) và đơn vị tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - Cần Thơ vào sáng ngày 12/5.

quan canh

Liên danh TEDI SOUTH-TRICC-TEDI báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - TP. Cần Thơ. Ảnh PK

Đường sắt - loại hình vận tải chưa có tại khu vực

Theo Sở GTVT Cần Thơ, dự án đường sắt TP.HCM - TP. Cần Thơ được Bộ GTVT phê duyệt theo Quyết định số 2563/QĐ-BGTVT ngày 27/8/2013, theo đó mục tiêu của quy hoạch đã xác định cụ thế hướng tuyến, vị trí nhà ga để các địa phương quản lý quỹ đất, làm cơ sở xúc tiến kêu gọi đầu tư xây dựng công trình đên năm 2020 theo Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 16/01/2012 của BCH TW đảng khóa XI.

Dự án đường sắt TP.HCM - TP. Cần Thơ cũng đã được Thủ tướng Chính phủ đưa vào quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05/8/2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển TP. Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thì Cần Thơ được quy hoạch là thành phố trung tâm động lực của vùng, trong đó có nhiệm vụ là trung tâm đầu mối giao thông của vùng. Chính vì vậy mà tuyến đường sắt kết nối TP.HCM có điểm cuối tại TP. Cần Thơ là một dự án trọng điểm. Cần Thơ đã có 4 loại hình vận tải là: đường bộ, đường hàng không, hàng hải, đường thủy, nếu có thêm đường sắt thì mới đủ các loại hình vận tải.

"Với tốc độ phát triển của vùng ĐBSCL lưu lượng hành khách, hàng hóa có nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng thì việc phát triển đường sắt là yêu cầu tất yếu cần được đầu tư sớm, do đó UBND TP. Cần Thơ đề xuất Bộ GTVT sớm trình dự án này cho Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội, sớm triển khai dự án này trong giai đoạn 2026 - 2030”, Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ Nguyễn Ngọc Hè đề xuất.

Theo Giám đốc Sở GTVT Cần Thơ Lê Tiến Dũng, mặc dù dự án đang trong giai đoạn lập nghiên cứu tiền khả thi nhưng đã nhận được sự qua tâm của nhiều nhà đầu tư, trong đó có Tập đoàn Hitachi của Nhật Bản. Điều đó có thể khẳng định nếu dự án được lập quy hoạch tốt, hài hòa lợi ích các bên thì sẽ sớm mời gọi được nhà đầu tư thực hiện, việc triển khai dự án này sớm hơn dự kiến có nhiều niềm tin sẽ thực hiện được.

phuong an tuyen

Phướng án tuyến được đơn vị tư vấn đề xuất. Ảnh PK

Giảm 3 tỷ USD so với nghiên cứu trước đó

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của Liên danh Công ty cổ phần Tư vấn thiết kế GTVT phía Nam, Công ty Tư vấn và đầu tư GTVT, Tổng công ty Tư vấn thiết kế GTVT (TEDI SOUTH-TRICC-TEDI), dự án đường sắt tốc độ cao TP.HCM - TP. Cần Thơ có tổng chiều dài 174,7km, với 13 ga (mỗi ga cách nhau từ 10-15km). Tuyến đường sắt này có điểm đầu tại ga An Bình (TP. Dĩ An, tỉnh Bình Dương), điểm cuối tại ga Cái Răng (quận Cái Răng - TP. Cần Thơ). Tuyến đi qua 6 địa phương là Bình Dương, TP.HCM, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long và TP. Cần Thơ. Tốc độ thiết kế 190km/h đối với vận tải hành khách và 120km/h đối với vận tải hàng hóa. Với tốc độ như trên thì chỉ mất khoảng 70 phút cho hành trình toàn tuyến đường sắt này.

Theo dự báo của đơn vị tư vấn, tổng nhu cầu vận tải khu vực ĐBSCL đến năm 2035 trên 133 triệu lượt khách và gần 200 triệu tấn hàng hóa/năm. Trong đó nhu cầu vận tải bằng đường sắt đến năm 2035 là khoảng 6,4 triệu lượt hành khách, 9,1 triệu tấn hàng hóa/năm.

Theo Phó tổng giám đốc TEDI SOUTH Nguyễn Hùng Dũng, dự toán tổng mức đầu tư dự án đường sắt tóc độ cao TP.HCM - TP. Cần Thơ vào khoảng 165.000 tỷ đồng (tương đương 7 tỷ USD), thấp hơn 3 tỷ USD so với dự toán do Công nghệ Phương Nam nghiên cứu trước đây.

Tại buổi lấy ý kiến địa phương về dự án này, phía đơn vị tư vấn cũng đề xuất TP. Cần Thơ điều chỉnh mở rộng mặt cắt đường đấu nối tuyền đường sắt vào nhà ga (đường 1A khu công nghiệp Hưng Phú 1) từ 47m lên 91,6m và mở rộng diện tích khu vực nhà ga lên hơn 26ha nhằm tạo thêm quỹ đất thương mại, dịch vụ, logistics.

Trong khi đó, phía địa phương cũng yêu cầu đơn vị tư vấn làm rõ hơn về phương án kết nối vận tải hàng hóa từ các khu công nghiệp thông qua tuyến đường sắt này, đồng thời đổi tên “ga Cái Răng” thành “ga Cần Thơ” vì đây là công trình có tính chất kết nối vùng nên cần thiết sử dụng tên đơn vị hành chính cấp tỉnh đặt cho tên nhà ga cho dễ nhận diện.

Theo Sở GTVT Cần Thơ, trước đó, ngày 6/11/2013, Bộ GTVT đã có Công văn số 11941/BGTVT-ĐTCT cho phép Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam được nghiên cứu Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt này theo hình thức BOT (tập trung vào đoạn tuyến từ ga Tân Kiên - ga Cái Răng).

Theo nghiên cứu của Viện Khoa học và Công nghệ Phương Nam, tuyến đường sắt cao tốc này có tổng chiều dài hơn 173 km, với 14 ga và hai trạm khách nhưng sau đó điều chỉnh xuống còn khoảng 134km với 9 ga tàu, tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 10 tỷ USD, được đầu tư theo hình thức đối tác Công - Tư (PPP).

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25100.00 25120.00 25440.00
EUR 26325.00 26431.00 27607.00
GBP 30757.00 30943.00 31897.00
HKD 3164.00 3177.00 3280.00
CHF 27183.00 27292.00 28129.00
JPY 159.58 160.22 167.50
AUD 15911.00 15975.00 16463.00
SGD 18186.00 18259.00 18792.00
THB 671.00 674.00 702.00
CAD 17956.00 18028.00 18551.00
NZD   14666.00 15158.00
KRW   17.43 19.02
DKK   3535.00 3663.00
SEK   2264.00 2350.00
NOK   2259.00 2347.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ