Hàng loạt điểm nghẽn giao thông ĐBSCL sẽ được tháo gỡ

Nhàđầutư
Hạ tầng giao thông yếu kém là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhằm tháo gỡ điểm nghẽn này, trong giai đoạn trung hạn 2021-2025, ĐBSCL được Trung ương phân bổ nguồn lực nhiều hơn cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo đà cho vùng này vươn lên mạnh mẽ.
PHÚ KHỞI
17, Tháng 02, 2022 | 06:59

Nhàđầutư
Hạ tầng giao thông yếu kém là điểm nghẽn kìm hãm sự phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Nhằm tháo gỡ điểm nghẽn này, trong giai đoạn trung hạn 2021-2025, ĐBSCL được Trung ương phân bổ nguồn lực nhiều hơn cho đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật, tạo đà cho vùng này vươn lên mạnh mẽ.

thao go diem nghen giao thong

Điểm nghẽn giao thông khu vực ĐBSCL đang từng bước được tháo gỡ. Ảnh TX

Tín hiệu vui đầu năm mới

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu vừa cho biết, Chính phủ đã đồng ý bổ sung vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 để tỉnh Sóc Trăng xây dựng cầu cảng dài 16 km vươn ra biển. Cầu cảng này nằm trong dự án cảng nước sâu Trần Đề thuộc huyện Trần Đề, đã được Trung ương đưa vào quy hoạch.

Ngoài cảng biển nước sâu, tỉnh Sóc Trăng còn có 2 dự án lớn đã được Chính phủ phê duyệt đầu tư từ nguồn vốn Trung ương là cao tốc Sóc Trăng - Cần Thơ - Châu Đốc và cầu Đại Ngãi. 

“Nếu không có gì thay đổi, dịch bệnh được kiểm soát tốt thì cuối năm 2022, đầu năm 2023, 3 dự án lớn này sẽ được khởi công. Cùng với đó là dự án nâng cấp mở rộng QL 1A đoạn từ Ngã Bảy (Hậu Giang) đến huyện Châu Thành (Sóc Trăng) đang được đầu tư, dự án nâng cấp QL Nam sông Hậu kết nối đến cảng Trần Đề cũng sẽ được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) triển khai thực hiện. Như vậy, trong vòng khoảng 5 năm tới, hệ thống kết nối giao thông của tỉnh Sóc Trăng, kết nối vùng ĐBSCL với các vùng miền khác sẽ có sự đột phá, đặc biệt là khi cảng nước sâu Trần Đề có thể đón được tàu trọng tải lớn thì khu vực này đã hiện thực được giấc mơ xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp, mà không phải phụ thuộc vào cụm cảng tại TP. HCM”, người đứng đầu chính quyền tỉnh Sóc Trăng kỳ vọng.

Trong khi đó, ở các tỉnh phía Đông ĐBSCL là Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long đang phối hợp, tiến tới khởi công xây dựng cầu Rạch Miễu 2, tháo điểm nghẽn cho QL 60; cầu Đình Khao, thay thế phà Đình Khao trên QL57.

Theo ông Cao Minh Đức, Giám đốc Sở GTVT tỉnh Bến Tre, hiện nay cầu Rạch Miễu 1 trên QL 60 luôn trong tình trạng quá tải, nếu cầu Đại Ngãi trên tuyến QL này được xây dựng xong thì lưu lượng xe cộ trên tuyến đường này sẽ tăng gấp nhiều lần, do đó việc đầu tư thêm cầu Rạch Miễu 2 là bức thiết.

“Tương tự như vậy, hiện nay lưu lượng phương tiên lưu thông trên tuyến QL 57 tăng nhanh, việc lưu thông qua phà mất nhiều thời gian và thường xuyên ùn tắt giao thông, do đó tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long đã đề xuất lập dự án xây cầu thay thế cho phà Đình Khao hiện hữu. Về nguồn vốn đầu tư cây cầu này có thể là 50% đầu tư công, 50% của nhà đầu tư theo hình thức hợp tác Công – Tư (PPP)”, ông Đức đề xuất.

cang tran de soc trang

Cảng Trần Đề sẽ hiện thực hóa giấc mơ xuất, nhập khẩu hàng hóa trực tiếp cho khu vực ĐBSCL. Ảnh TL

37 dự án sẽ được triển khai trong giai đoạn từ nay đến 2025

Theo Bộ GTVT, hiện nay, Bộ đã xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 với tổng nhu cầu vốn đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông của cả nước khoảng 573.466 tỷ đồng. Riêng đối với vùng ĐBSCL, Bộ đã cho chuẩn bị đầu tư mới 37 dự án đối với 4 lĩnh vực (đường bộ, hàng hải, đường thủy nội địa và hàng không), với tổng mức đầu tư khoảng 182.713 tỷ đồng; nhu vốn để hoàn thành 14 dự án chuyển tiếp với kinh phí khoảng 16.110 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nhu cầu vốn Ngân sách Nhà nước để đầu tư kết cấu hạ tầng vùng ĐBSCL giai đoạn 2021-2025 khoảng 198.823 tỷ đồng. Tuy nhiên, nhu cầu này gần như vượt quá khả năng cân đối. Trong điều kiện nguồn lực khó khăn như hiện này, Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cân đối tối thiểu khoảng 57.346 tỷ đồng để đầu tư cho các dự án động lực vùng gồm:

Về đường bộ: Đầu tư tuyến cao tốc Cần Thơ – Cà Mau, Mỹ An – Cao Lãnh, An Hữu - Cao Lãnh, Châu Đốc – Cần Thơ - Sóc Trăng, các cầu Rạch Miễu 2, Đại Ngãi và nâng cấp một số tuyến quốc lộ quan trọng...

Về hàng hải: Đầu tư hoàn chỉnh Dự án Luồng tàu biển có tải trọng lớn vào sông Hậu.

Về đường thủy: Đầu tư giai đoạn 2 của tuyến kênh chợ Gạo, Dự án phát triển các hành lang đường thủy và logistics khu vực phía Nam và Dự án nâng cao tĩnh không các cầu trên tuyến đường thủy vùng ĐBSCL.

“Sau khi được Quốc hội, Chính phủ giao tổng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT sẽ phối hợp với các bộ ngành và địa phương có liên quan rà soát, sắp xếp thứ tự ưu tiên để lựa chọn các dự án quan trọng, cấp bách làm cơ sở tập trung nguồn lực đầu tư, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông của Vùng theo quy hoạch được duyệt, trong đó sẽ tập trung nguồn lực để đầu tư công trình có tính liên kết vùng (cao tốc trục dọc và trục ngang), các công trình tích hợp các giải pháp nâng cao khả năng chống chịu biến đổi khí hậu và nước biển dâng để trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, chấp thuận để triển khai thực hiện”, báo cáo của Bộ GTVT về phân bổ vốn đầu tư trung hạn đối với khu vực ĐBSCL cho biết.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25155.00 25475.00
EUR 26606.00 26713.00 27894.00
GBP 30936.00 31123.00 32079.00
HKD 3170.00 3183.00 3285.00
CHF 27180.00 27289.00 28124.00
JPY 158.79 159.43 166.63
AUD 16185.00 16250.300 16742.00
SGD 18268.00 18341.00 18877.00
THB 665.00 668.00 694.00
CAD 18163.00 18236.00 18767.00
NZD   14805.00 15299.00
KRW   17.62 19.25
DKK   3573.00 3704.00
SEK   2288.00 2376.00
NOK   2265.00 2353.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ