Đề xuất đầu tư 240 nghìn tỷ đồng phát triển hệ thống đường sắt đến 2030

Nhàđầutư
Theo dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt, giai đoạn 2021-2030 sẽ đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM).
MY ANH
14, Tháng 10, 2021 | 12:20

Nhàđầutư
Theo dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt, giai đoạn 2021-2030 sẽ đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (đoạn Hà Nội - Vinh, Nha Trang - TP.HCM).

Tau duong sat Bac Nam TRO

Ảnh minh họa (NĐT/Trọng Hiếu)

Bộ GTVT vừa có Tờ trình số 10618/TTr – BGTVT đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo dự thảo quy hoạch mạng lưới đường sắt, giai đoạn 2021-2030 sẽ đầu tư nâng cấp, cải tạo đảm bảo an toàn 7 tuyến đường sắt hiện hữu; triển khai đầu tư 2 đoạn ưu tiên của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam (đoạn Hà Nội-Vinh, Nha Trang-Thành phố Hồ Chí Minh); ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt kết nối cảng biển cửa ngõ quốc tế đặc biệt khu vực Hải Phòng và Bà Rịa-Vũng Tàu; kết nối Thành phố Hồ Chí Minh với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào và Campuchia phù hợp với các hiệp định vận tải quốc tế và đồng bộ với tiến độ đầu tư của các nước trong khu vực.

Trong giai đoạn đến năm 2050 sẽ hoàn thành tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam; tiếp tục đầu tư hoàn thành các tuyến đường sắt mới tại khu đầu mối Hà Nội, TP.HCM, đường sắt kết nối các cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế, kết nối các tỉnh Tây Nguyên, đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á; duy trì, cải tạo, nâng cấp các tuyến tuyến đường sắt hiện hữu đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách và hàng hóa.

Quy hoạch lần này đề xuất giãn lộ trình đầu tư tư 2030 sang tầm nhìn 2050 đối với 8 tuyến; chuyển tuyến đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành hiện có trong quy hoạch giao thông vận tải TP.HCM vào quy hoạch này.

Theo tính toán của Bộ Giao thông Vận tải, tổng nhu cầu vốn đến năm 2030 để phát triển kết cấu hạ tầng đường sắt khoảng 240 nghìn tỷ đồng được huy động từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước, vốn ngoài ngân sách và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Như vậy, Bộ GTVT đã sắp hoàn thành 3/5 quy hoạch chuyên ngành Giao thông Vận tải thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch mạng lưới đường bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển; Quy hoạch mạng lưới đường sắt; Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc; Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa).

Để sớm phê duyệt 5 bộ quy hoạch chuyên ngành GTVT nói chung, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu việc xây dựng các quy hoạch phải bảo đảm tính mở, dễ thực hiện, có sự gắn kết với các quy hoạch chuyên ngành khác tạo thành hệ thống tổng thể, thống nhất, tránh manh mún chia cắt; bảo đảm tầm nhìn xa, có chiến lược lâu dài, khả thi, chống tiêu cực trong xây dựng và thực hiện quy hoạch.

Bộ GTVT cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn lực đầu tư cho kết cấu hạ tầng giao thông như vốn Nhà nước, doanh nghiệp, phát hành trái phiếu, ODA, quỹ đầu tư phát triển và các nguồn vốn hợp pháp khác; sắp xếp thứ tự ưu tiên nghiên cứu đầu tư phù hợp với khả năng cân đối và bố trí nguồn lực.

Bên cạnh đó, thực hiện tốt công tác quản lý quy hoạch, tránh phải điều chỉnh, bổ sung; có chế tài để quản lý quy hoạch hiệu lực, hiệu quả, trong đó gắn trách nhiệm của cá nhân, tập thể trong triển khai thực hiện quy hoạch. Trong đó, thực hiện phân cấp, phân quyền trong quản lý đầu tư xây dựng nhằm huy động tối đa nguồn lực của các địa phương; tăng cường kiểm tra, giám sát, không để xảy ra tiêu cực, lãng phí gây thất thoát nguồn lực của Nhà nước và xã hội; nghiên cứu đề xuất nhu cầu sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả, quản lý chặt chẽ đất quy hoạch, phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; phối hợp với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an trong việc cập nhật các nội dung liên quan đến quy hoạch trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

Ngoài ra, rà soát lại các quy định của pháp luật có liên quan, đề xuất sửa đổi, bổ sung để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai quy hoạch; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước phát triển trong việc lập quy hoạch; phối hợp chặt chẽ với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong thực hiện Quy hoạch, trong đó có các quy hoạch vùng, nhất là Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên với Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ