Cổ phiếu ngân hàng: cơ hội từ những cú sốc
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank) vừa công bố kết quả kinh doanh quí 4-2018 lỗ 853 tỉ đồng trước thuế. Thực ra thông tin này đã được dự đoán từ đầu tháng 12-2018 khi VietinBank thay đổi các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh năm 2018.
Mặc dù vậy, kết quả lỗ của một trong “tứ trụ” ngành ngân hàng vẫn đem đến bất ngờ cho nhiều nhà đầu tư. Điều gì đã xảy ra với một ngân hàng nhiều năm liền nằm trong nhóm dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận?

VietinBank đang là ngân hàng gặp khó khăn hơn cả trong việc tăng vốn để đáp ứng các chuẩn mực Basel 2. Ảnh: THÀNH HOA
Bất ngờ lỗ, tín dụng tăng thấp
Theo số liệu trên báo cáo tài chính, lý do khiến cho lợi nhuận của VietinBank sụt mạnh trong quí 4-2018 chủ yếu là “chi phí hoạt động tín dụng khác” tăng đột biến. Còn theo giải thích của ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) VietinBank với Vneconomy tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường ngày 8-12-2018, nguyên nhân lợi nhuận sụt giảm là do việc triển khai đề án tái cơ cấu vừa được phê duyệt vào ngày 27-11-2018. Cụ thể, ngân hàng này cho biết đang khẩn trương áp dụng các chuẩn mực Basel 2, các tiêu chuẩn phân loại nợ được nâng cao hơn, đẩy một bộ phận nợ chuyển nhóm, mà đối ứng là chi phí trích lập dự phòng tăng lên, lãi dự thu giảm đi và lợi nhuận bị ảnh hưởng. Thực tế, tổng nợ quá hạn của VietinBank tăng gần 50% trong năm 2018, tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên mức 2,2% so với mức 1,61% cuối năm 2017, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng lên mức 1,56% thay vì 1,13% vào cuối năm trước. Như vậy, nguyên nhân lợi nhuận VietinBank sụt giảm đột ngột đã khá rõ: ngân hàng chuyển nhóm nợ quá hạn, đồng thời thoái thu lãi và tăng cường trích lập dự phòng cụ thể. Điểm đáng chú ý là các khoản nợ này chỉ được chuyển nhóm sau khi đề án tái cơ cấu được duyệt và các khoản lãi dự thu được thoái rất lớn (7.504 tỉ đồng), cho thấy nhiều khả năng đây là các khoản nợ đã phát sinh nhiều năm trước.
Nguyên nhân lợi nhuận VietinBank sụt giảm đột ngột đã khá rõ: ngân hàng chuyển nhóm nợ quá hạn, đồng thời thoái thu lãi và tăng cường trích lập dự phòng cụ thể.
Điểm đáng chú ý là các khoản nợ này chỉ được chuyển nhóm sau khi đề án tái cơ cấu được duyệt và các khoản lãi dự thu được thoái rất lớn (7.504 tỉ đồng), cho thấy nhiều khả năng đây là các khoản nợ đã phát sinh nhiều năm trước.
Ngoài vấn đề lợi nhuận, câu chuyện của VietinBank trong quí 4-2018 còn là tốc độ tăng trưởng tín dụng. Cụ thể, cho vay khách hàng năm 2018 chỉ tăng 9,4%, thấp hơn kế hoạch đặt ra đầu năm là 14%. Năm 2019, ngân hàng cũng chỉ đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng khiêm tốn ở mức 6-8%. Dường như VietinBank vẫn đang tính đến trường hợp chưa thể tăng vốn nhanh chóng trong năm 2019.
Trong số ba ngân hàng có vốn nhà nước đã cổ phần hóa, VietinBank đang là ngân hàng gặp khó khăn hơn cả trong việc tăng vốn để đáp ứng các chuẩn mực Basel 2.
Đối với vốn cấp 1, việc tăng quỹ dự phòng sẽ phần nào hỗ trợ vốn nhưng chưa đủ và việc tăng vốn điều lệ sẽ đóng vai trò chủ chốt. Tỷ lệ sở hữu nhà nước tại VietinBank đã xuống mức 64,46%, trong khi đó, theo Quyết định 58/2016/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ, trong giai đoạn 2016-2020 tỷ lệ sở hữu của Nhà Nước trong các ngân hàng không được giảm dưới 65%. Đồng thời, tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại VietinBank cũng gần được lấp đầy (30%). Hai giới hạn này khiến việc phát hành mới cổ phiếu để tăng vốn trong giai đoạn hiện nay là gần như không thể, nhất là trong điều kiện Chính phủ không có ý định phân bổ thêm ngân sách nhà nước để đầu tư vào các ngân hàng thương mại.
Dư địa tăng vốn cấp 2 cũng không còn nhiều do tỷ lệ vốn cấp 2/vốn cấp 1 của ngân hàng đã gần chạm mức trần 50%. Theo chia sẻ của ông Lê Đức Thọ, Chủ tịch HĐQT ngân hàng tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông bất thường nói trên, hiện dư địa vốn cấp 2 của ngân hàng chỉ còn khoảng 600-700 tỉ đồng.
Trong bối cảnh ấy, cách tăng vốn dễ nhất là chia cổ tức bằng cổ phiếu. Nhưng quyết định này ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước nên phải được sự đồng thuận của cả Ngân hàng Nhà nước lẫn Bộ Tài chính. Năm 2016, dù Ngân hàng Nhà nước đồng ý nhưng VietinBank vẫn phải chia cổ tức bằng tiền mặt do áp lực từ Bộ Tài chính. Hơn 4.000 tỉ đồng lợi nhuận còn lại của năm 2017 vẫn chưa được chia do VietinBank mong muốn được chia toàn bộ hoặc một phần bằng cổ phiếu nhưng đến nay vẫn chưa được cơ quan có thẩm quyền thông qua.
Khó khăn là cơ hội?
Quay lại câu chuyện lỗ của VietinBank trong quí 4-2018, đã có làn sóng bán cổ phiếu CTG của ngân hàng này nhưng giá cổ phiếu vẫn trụ vững ở mốc 18.000 đồng và bật tăng trở lại vùng 20.000 đồng khi thị trường hồi phục. Còn lực mua tức là thị trường vẫn còn niềm tin. Niềm tin ấy đối với cổ phiếu CTG hiện nay là có cơ sở, thậm chí đây có thể là một cơ hội đầu tư tốt.
Thứ nhất, nếu thực sự VietinBank đã chuyển toàn bộ những khoản nợ “có vấn đề” thành nợ quá hạn trong quí 4-2018 thì đây là tin tốt cho các nhà đầu tư. Bởi lẽ VietinBank đã chấp nhận lùi lại một bước để đứng trên nền vững chãi và thực chất, còn hơn lợi nhuận cao mà nơm nớp lo sợ lợi nhuận “ảo”. Đến cuối năm 2018, các khoản lãi, phí phải thu đã giảm rất mạnh, chỉ còn chiếm 0,58% tổng tài sản (năm 2017 là 1,33%). Tỷ lệ này là bình thường so với các ngân hàng khác. Cơ cấu thu nhập hoạt động năm 2018 của VietinBank cũng chuyển dịch tích cực với thu thuần dịch vụ tăng 49,3% so với năm 2017. Những thế mạnh về nhân lực, khách hàng, mạng lưới của VietinBank vẫn đang được cải thiện. Đó là tiền đề để ban lãnh đạo ngân hàng kỳ vọng lợi nhuận sẽ phục hồi mạnh mẽ từ năm 2019 với kế hoạch lợi nhuận trước thuế đạt 9.500 tỉ đồng.
Còn đối với các nhà đầu tư, cú sẩy chân của VietinBank trong quí 4-2018 có thể là một cơ hội tốt để mua vào. Còn nhớ năm 2011, do những thất thoát trong hoạt động ủy thác đầu tư, Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) báo lỗ 1.372 tỉ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ còn 1.673 tỉ đồng (vốn điều lệ là 3.000 tỉ đồng). Năm 2012, TPBank bắt đầu quá trình tái cơ cấu với việc phát hành thêm 255 triệu cổ phần cho nhóm cổ đông mới (tập đoàn Vàng bạc Đá quý Doji và các cổ đông liên quan). Điểm đáng chú ý là tiền thực góp thêm vốn vào ngân hàng chỉ là 6.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn đến 4.000 đồng so với mệnh giá. Sau cú vấp ngã năm 2011, lợi nhuận trước thuế của TPBank liên tục tăng trưởng và đạt 2.258 tỉ đồng trong năm 2018, ROE đạt 20,8%. Đứng ở góc độ đầu tư, giá trị sổ sách (BV) cuối năm 2018 đạt 12.424 đồng/cổ phiếu và giá giao dịch trên thị trường đạt trên 20.000 đồng/cổ phiếu cho thấy mức lãi khá lớn so với số tiền các nhà đầu tư bỏ ra hồi năm 2012.
Với vấn đề lớn hơn là câu chuyện tăng vốn và tăng trưởng tín dụng, theo chiến lược phát triển, sau năm 2020 một hoặc một số ngân hàng sẽ được lựa chọn để IPO trên thị trường quốc tế, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước xuống mức 51%.
Theo đó, VietinBank đang đề xuất với Chính phủ để cho ngân hàng thí điểm đi trước trong việc thay đổi cơ chế sở hữu, để cổ đông ngoài nhà nước tham gia nhiều hơn. Tất nhiên, trong hoàn cảnh của VietinBank, khả năng lớn là ngân hàng này sẽ được chọn thí điểm giảm sở hữu nhà nước đầu tiên. Đi kèm với quyết định giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước, có lẽ sẽ cần một quyết định nới room sở hữu nước ngoài. Với tiềm lực của VietinBank, không quá khó để tìm nhà đầu tư nhằm phát hành tăng vốn. Đó sẽ là thời điểm các nhà đầu tư vào cổ phiếu CTG hái quả ngọt.
Theo TBKTSG
- Cùng chuyên mục
Tín dụng TP.HCM tăng 3,89%
Đến cuối tháng 5/2025, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn TP.HCM đạt hơn 4,1 triệu tỷ đồng, tăng 3,89% so với cuối năm 2024 và tăng 13,64% so với cùng kỳ.
Tài chính - 20/06/2025 14:52
Đạm Cà Mau chuẩn bị chi hơn 1.000 tỷ đồng trả cổ tức
Ngay sau cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên 2025, Đạm Cà Mau triển khai phương án chia cổ tức tiền mặt tỷ lệ 20% cho cổ đông, giữa tháng 7 sẽ thực hiện thanh toán.
Tài chính - 19/06/2025 15:02
Vietcap và VNDirect bị VSDC ‘tuýt còi’ vì sửa lỗi sau giao dịch nhiều lần
Vietcap bị VSDC đình chỉ hoạt động lưu ký chứng khoán trong 3 ngày, VNDirect bị khiển trách do nhiều lần sửa lỗi sau giao dịch trong tháng 5.
Tài chính - 19/06/2025 14:45
Top cổ phiếu tăng/giảm mạnh nửa đầu năm
10 mã tăng mạnh nhất sàn HoSE trong năm 2025 có sự xuất hiện của bộ đôi VIC (116,28%) và VHM (74%). Đây cũng là hai cổ phiếu ảnh hưởng tích cực nhất với VN-Index khi đóng góp lần lượt 43,9 điểm và 26,91 điểm.
Tài chính - 19/06/2025 07:39
Dự án ‘sống còn’ Aqua City của Novaland hoàn tất gỡ vướng pháp lý
Dự án Aqua City của Novaland vừa hoàn tất gỡ vướng pháp lý sau 3 năm. Đây là tín hiệu tích cực nối dài chuỗi gỡ khó cho các dự án của tập đoàn.
Tài chính - 18/06/2025 14:56
Đàm phán thuế quan đang đến hồi kết, nhà đầu tư nên hành động thế nào?
Kết quả đàm phán thuế quan là ẩn số, nhà đầu tư cần quản trị danh mục hợp lý, thay vì dự đoán thị trường thì nên tập trung vào chọn cổ phiếu.
Tài chính - 18/06/2025 14:01
HHS chính thức trở thành công ty mẹ Bất động sản CRV
Với việc mua vào thành công gần 50,1 triệu cổ phần HHS Capital, HHS đã nâng tỷ lệ sở hữu tại Bất động sản CRV lên 51,03% kể từ ngày 18/6/2025.
Tài chính - 18/06/2025 09:02
Gọi tên cổ phiếu bán lẻ khi giảm VAT đến hết năm 2026
Triển vọng cổ phiếu bán lẻ đang được củng cố bởi tiêu dùng tăng khi giảm thuế VAT cùng các giải pháp khác của Chính phủ hay việc thanh lọc hàng giả, hàng nhái.
Tài chính - 18/06/2025 07:00
Doanh nghiệp chưa đại chúng nợ quá 5 lần vốn không được phát hành trái phiếu
Quốc hội vừa thông qua quy định yêu cầu doanh nghiệp chưa đại chúng muốn phát hành trái phiếu riêng lẻ thì nợ phải trả không được vượt quá 5 lần vốn chủ sở hữu.
Tài chính - 17/06/2025 11:25
TCH lần thứ 2 gọi vốn từ cổ đông sau 10 năm niêm yết
Mục tiêu huy động vốn của TCH là để rót vào 2 dự án lớn gồm Hoàng Huy Green River và tòa nhà chung cư H2 thuộc Hoang Huy Commerce, tổng đầu tư 6.249 tỷ.
Tài chính - 17/06/2025 09:32
Xếp hạng tín nhiệm giúp củng cố niềm tin thị trường
Sự xuất hiện của các tổ chức xếp hạng tín nhiệm nội địa với tiêu chuẩn toàn cầu như VIS Rating sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành xếp hạng tín nhiệm, cũng như hoàn thiện cơ sở hạ tầng thị trường tài chính.
Tài chính - 17/06/2025 07:00
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi 'khủng', dự kiến lên sàn HoSE nửa cuối năm 2025
Tập đoàn CRV lên kế hoạch lãi đậm 1.600 tỷ - 2.000 tỷ đồng cho 2025 và 2026. Doanh nghiệp kỳ vọng niêm yết trên HoSE trong quý III và IV.
Tài chính - 16/06/2025 16:24
CEO Đạm Cà Mau: Xung đột Iran và Israel sẽ khiến giá phân bón tăng
CEO Đạm Cà Mau tiết lộ lượng hàng công ty chốt đơn bán đã vượt sản lượng, nửa cuối năm tiếp tục khả quan, đảm bảo hoàn thành kế hoạch năm.
Tài chính - 16/06/2025 15:39
Thêm 2 cổ phiếu chuẩn bị rời sàn HoSE
Vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ công bố thông tin, cổ phiếu PSH và KPF bị HoSE đưa ra quyết định xem xét hủy niêm yết bắt buộc.
Tài chính - 15/06/2025 08:10
Phú Tài giữ mức cổ tức 25% năm thứ hai
CTCP Phú Tài sẽ chi hơn 100 tỷ đồng để trả cổ tức còn lại năm 2024. Với việc đã tạm ứng 10% trước đó, tổng cổ tức doanh nghiệp chi trả đạt 25% và năm thứ hai duy trì tỷ lệ này.
Tài chính - 14/06/2025 11:52
Đầu tư thế nào trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động?
Sau một giai đoạn phục hồi tốt từ phiên "đáy" của năm 2025 (9/4/2025), VN-Index trong giai đoạn gần đây đang rơi vào trạng thái điều chỉnh với 6/8 phiên giảm điểm tính từ phiên 4/6 đến 13/6.
Tài chính - 14/06/2025 06:45
- Đọc nhiều
-
1
TP.HCM: Giá nhà cao khiến sức mua yếu
-
2
Bất chấp bất ổn, dòng vốn FDI vào Việt Nam 'rất tích cực'
-
3
FDI chưa tạo giá trị gia tăng cao, chủ yếu là lắp ráp và gia công
-
4
Bí thư Hải Dương làm Phó Tổng Thường trực Thanh tra Chính phủ
-
5
Quốc hội dời lịch thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng
Đáng đọc
- Đáng đọc
Tổng Bí thư Tô Lâm: 'Bộ tứ trụ cột' để giúp đất nước cất cánh
Sự kiện - Update 1 month ago
Thủ tướng: Cần truyền cảm hứng cho doanh nhân cống hiến vì đất nước
Sự kiện - Update 1 month ago
Chuyên gia: Không nên quá ‘hoảng loạn’ với con số thuế 46% từ Mỹ
Tài chính - Update 2 month ago