Chủ tịch Nguyễn Thành Phong: ‘TP.HCM sẽ tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp bất động sản để triển khai dự án’

Nhàđầutư
‘Thành phố luôn đồng hành và hợp tác với doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng tốt đẹp, xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ, bất động sản của cả nước’, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Thành Phong khẳng định.
CHU KÝ
22, Tháng 02, 2020 | 16:48

Nhàđầutư
‘Thành phố luôn đồng hành và hợp tác với doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng tốt đẹp, xây dựng TP.HCM trở thành trung tâm dịch vụ, bất động sản của cả nước’, Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Thành Phong khẳng định.

Sớm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc

Phát biểu tại Hội nghị gặp gỡ trao đổi giữa lãnh đạo, chính quyền TP với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, diễn ra vào sáng nay (22/2), ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP.HCM cho biết, hiện TP có khoảng 15.000 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản.

Theo đó, xét về cơ cấu có 9.000 doanh nghiệp lớn, trong đó 30% doanh nghiệp kinh doanh bất động sản. Tuy chỉ chiếm 2% tổng số doanh nghiệp nhưng các doanh nghiệp lớn (có vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng) lại chiếm 70% số vốn đăng ký kinh doanh.

Trong năm 2019, tăng trưởng lĩnh vực bất động sản chỉ đạt 4,3%, thấp hơn tốc độ tăng trưởng GRDP của thành phố. Riêng ngành xây dựng tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1%, tỷ trọng đóng góp cho GRDP cũng thuộc hàng thấp nhất trong 9 nhóm ngành dịch vụ.

87051617_631849377548134_623985278398234624_n

Chủ tịch UBND TP.HCM, Nguyễn Thành Phong phát biểu tại hội nghị.

“Hầu hết các doanh nghiệp bất động sản đều gặp khó khăn, quy mô thị trường và nguồn cung giảm mạnh, hàng loạt doanh nghiệp giảm doanh thu và lợi nhuận không đạt chỉ tiêu. Với tư cách là lãnh đạo TP, chúng tôi đã lắng nghe và muốn đồng hành, tháo gỡ cho doanh nghiệp nhưng trong thực tế đã có sự trì trệ trong thực thi pháp luật ở các sở, ngành", ông Nguyễn Thành Phong nói.

Theo Chủ tịch UBND TP, năm 2019, TP.HCM chỉ có 4 dự án nhà ở thương mại được phê duyệt đầu tư, giảm 24 dự án so với cùng kỳ; 16 dự án được chấp thuận, giảm 64 dự án so với năm 2018. Ngoài ra, chỉ có 47 dự án được xác nhận đủ điều kiện huy động vốn, giảm 30 dự án.

Nguyên nhân do các quy định pháp luật về đầu tư, nhà ở đất đai chưa phù hợp, các dự án đang bị rà soát thủ tục pháp lý, chưa liên thông, chưa đồng bộ, đã gây khó khăn nhiều hơn cho doanh nghiệp. Từ đó, dẫn đến thất thu cho doanh nghiệp, giảm nguồn thu cho ngân sách. Theo đó, những vấn đề này nếu không được giải quyết kịp thời sẽ tác động trực tiếp đến sự phát triển của thị trường, tiếp tục khiến doanh nghiệp thất thu và làm giảm nguồn thu ngân sách.

“Thành phố luôn đồng hành và hợp tác với doanh nghiệp để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển theo hướng tốt đẹp, xây dựng TP trở thành trung tâm dịch vụ, bất động sản của cả nước. Đồng thời, tập trung phát triển doanh nghiệp đầu ngành thành những tập đoàn lớn để nâng cao tính cạnh tranh, đòi hỏi TP cần có cơ chế, chính sách đặc biệt đối với doanh nghiệp lớn. Đây là một trong những định hướng lớn trong thời gian tới”, ông Phong khẳng định.

Chủ tịch UBND TP.HCM yêu cầu các sở ngành tập trung trả lời rõ ràng những phản ánh thắc mắc của doanh nghiệp, hướng dẫn giải pháp tháo gỡ khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp để sớm triển khai dự án. Những vấn đề chưa thể trả lời trong hôm nay, thì đề nghị trong vòng 7 ngày làm việc phải có văn bản trả lời, hướng dẫn cụ thể.

Quy trình “6 bước’ người mua nhà gánh chịu

Theo quy trình của UBND TP.HCM đưa ra, để thực hiện một dự án bất động sản có đất hỗn hợp, doanh nghiệp phải trải qua 6 bước.

Trong đó, bước 1 làm thủ tục quyết định chủ trương đầu tư, bước 2 trình duyệt quy hoạch chi tiết 1/500, bước 3 làm thủ tục giao thuê đất, bước 4 quy định doanh nghiệp phải lập thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất, bước 5 mới được cấp “sổ đỏ” dự án, bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng.

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động TP.HCM (HoREA) cho rằng, nếu nộp tiền sử dụng đất tại bước 4 thì chưa phù hợp với quy định hiện hành.

85215298_2710562322563653_6042915270601736192_n

Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), Lê Hoàng Châu.

Theo ông Châu, nội dung bước 4 quy định doanh nghiệp phải thực hiện thủ tục xác định nghĩa vụ tài chính, nộp tiền sử dụng đất trước khi được công nhận là chủ đầu tư, chưa được thẩm định thiết kế dự án, chưa được cấp giấy phép xây dựng, chưa được triển khai thi công, là chưa phù hợp với các quy định pháp luật hiện hành và cũng không phù hợp thực tiễn.

“Hiện pháp luật về đất đai và pháp luật về kinh doanh bất động sản không quy định chủ đầu tư dự án nhà ở phải nộp tiền sử dụng đất tại thời điểm này, mà chỉ quy định chủ đầu tư dự án nhà ở bắt buộc phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính (tiền sử dụng đất) với nhà nước trong 2 trường hợp: Một là để làm thủ tục cấp sổ đỏ; hai để bán nhà, nền nhà hoặc huy động vốn bán nhà ở hình thành trong tương lai”, ông Châu nói.

Theo Chủ tịch HoREA, nếu nộp tiền sử dụng đất tại bước 4 (thì riêng thời gian làm thủ tục phải mất trên dưới 2 năm hoặc lâu hơn), dẫn đến doanh nghiệp bị chôn vốn, chi phí đầu tư, chi phí vốn, chi phí quản lý... sẽ tăng lên, cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu.

Còn nếu đến bước 6 doanh nghiệp mới được công nhận chủ đầu tư, thẩm định thiết kế, cấp giấy phép xây dựng và được thi công xây dựng các công trình của dự án thì quy định này cũng không phù hợp với pháp luật về xây dựng, pháp luật về quy hoạch đô thị và và cũng không đúng với thực tiễn hoạt động đầu tư xây dựng dự án nhà ở.
Doanh nghiệp bị chôn vốn khoảng 5-7 năm, làm tăng giá thành nhà ở mà cuối cùng người mua nhà phải gánh chịu. Bởi, thời gian thi công mất 2-3 năm mới đủ điều kiện huy động vốn.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25185.00 25188.00 25488.00
EUR 26599.00 26706.00 27900.00
GBP 30785.00 30971.00 31939.00
HKD 3184.00 3197.00 3301.00
CHF 27396.00 27506.00 28358.00
JPY 160.58 161.22 168.58
AUD 16138.00 16203.00 16702.00
SGD 18358.00 18432.00 18976.00
THB 669.00 672.00 700.00
CAD 18250.00 18323.00 18863.00
NZD   14838.00 15339.00
KRW   17.68 19.32
DKK   3572.00 3703.00
SEK   2299.00 2388.00
NOK   2277.00 2366.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ