Gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM, doanh nghiệp bất động sản sẽ kiến nghị gì để tháo gỡ vướng mắc?

Nhàđầutư
Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc có tên tuổi đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc mà các dự án đang gặp phải; qua đó, kiến nghị UBND TP.HCM sớm có phương án giải quyết, tháo gỡ, để giúp doanh nghiệp, cũng như cho thị trường bất động sản thoát khỏi ‘ách tắc’.
CHU KÝ
22, Tháng 02, 2020 | 08:37

Nhàđầutư
Hàng loạt doanh nghiệp địa ốc có tên tuổi đã nêu lên những khó khăn, vướng mắc mà các dự án đang gặp phải; qua đó, kiến nghị UBND TP.HCM sớm có phương án giải quyết, tháo gỡ, để giúp doanh nghiệp, cũng như cho thị trường bất động sản thoát khỏi ‘ách tắc’.

Theo dự kiến, sáng nay (22/2), UBND TP.HCM phối hợp với Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) sẽ tổ chức hội nghị gặp gỡ các doanh nghiệp bất động sản nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc.

Theo đó, ngoài việc đề xuất giải quyết các vướng mắc chung của doanh nghiệp thì HoREA cũng đã tổng hợp một số kiến nghị của các doanh nghiệp địa ốc về các dự án hiện đang gặp khó khăn, vướng mắc mong muốn được tháo gỡ.

Liên quan đến dự án 30,2ha tại phường Bình Khánh, quận 2, CTCP Tập đoàn Đầu tư Địa ốc No Va (Novaland) đã đưa ra 2 phương án xin được đề xuất với các Bộ/Sở ngành để thực hiện.

Trong đó, phương án 1 là được giao tiếp tục triển khai phần dự án đã hoàn thành thi công là Lô D07 và phần dự án đã hoàn thành thi công phần móng như D02-D06, D08-D10; đối với phần dự án chưa triển khai thi công là Lô D01 & các hạng mục Thương mại dịch vụ sẽ bàn giao lại để cơ quan ban ngành tiến hành đấu giá.

Còn phương án 2 là được tiếp tục thực hiện toàn bộ dự án với chức năng nhà ở tái định cư theo các hồ sơ pháp lý đã được phê duyệt.

Bên cạnh đó, Tập đoàn Novaland cũng kiến nghị thêm một số vướng mắc khác cần xem xét là hiện nay một số công ty thành viên trực thuộc Novaland đang quản lý sử dụng các khu đất theo hợp đồng thuê đất. Tuy nhiên khi thực hiện các thủ tục xin chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch chung đã được phê duyệt, các Sở ngành còn phân vân trong việc giải quyết hồ sơ do chưa có hành lang pháp lý rõ ràng cho loại hình này.

IMG_2424

Hiện hàng loạt dự án bất động sản tại TP.HCM đang bị 'ách tắc' chờ được tháo gỡ.

Kiến nghị với UBND TP.HCM, CTCP Đầu tư Kinh doanh Địa ốc Him Lam (công ty Him Lam) cho biết, dự án thành phần Khu nhà ở Him Lam, phường Phước Bình, quận 9, có diện tích 2,16 ha với 34 nền nhà biệt thự, đã hoàn thành bồi thường giải phóng mặt bằng từ năm 2003 và đã hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực dự án từ năm 2010.

Dự án Khu nhà ở Him Lam là dự án thành phần thuộc Dự án Khu đô thị mới Bắc Rạch Chiếc, phường Phước Bình, quận 9, do CTCP Địa ốc 10 làm chủ đầu tư chính, có trách nhiệm đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng trục chính trên toàn bộ dự án.

Nhưng do công ty Địa ốc 10 đến nay vẫn chưa hoàn thành trách nhiệm của chủ đầu tư chính, chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống hạ tầng và dự án này đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, điều tra, nên dự án Khu nhà ở Him Lam vẫn chưa được giao đất để Công ty Him Lam thực hiện nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất cũng như làm sổ đỏ cho khách hàng.

Vì thế, Công ty Him Lam đề nghị được thực hiện nghĩa vụ đóng góp tài chính theo tỷ lệ phân bổ cho dự án, để CTCP Địa ốc 10 hoàn thành trách nhiệm xây dựng cơ sở hạ tầng trục chính của dự án theo quy hoạch được duyệt.

Đối với CTCP Địa ốc Phú Long (công ty Phú Long), đã trúng đấu giá đất từ năm 2004 bao gồm 14 khu đất có diện tích 44,49 ha tại xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè để thực hiện dự án Dragon City. công ty cũng đã thanh toán đủ toàn bộ tiền trúng đấu giá, hoàn tất nghĩa vụ tài chính đối với 14 khu đất theo đúng quy định và đã được UBND TP.HCM cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để triển khai dự án.

Tuy nhiên đến nay, tại Phân khu số 15 của dự án Dragon City, vẫn còn tồn tại 1 căn nhà trên khu đất và một số hộ dân không chịu di dời dẫn đến hơn 16 năm nay Công ty Phú Long không thể triển khai dự án.

Bên cạnh đó, UBND TP cũng đã giao Công ty Phú Long làm chủ đầu tư Dự án ngầm hóa đường điện cao thế 220kV Nhà Bè - Tao Đàn (đoạn từ cầu Rạch Đĩa đến trạm Nhà Bè). Theo phương án bồi thường được duyệt, Công ty Phú Long đã chuyển hơn 160 tỷ đồng cho Trung tâm phát triển quỹ đất để bồi thường giải phóng mặt bằng.

Nhưng hơn 12 năm nay, Trung tâm phát triển quỹ đất và Ban Bồi thường Giải phóng mặt bằng huyện Nhà Bè vẫn chưa bồi thường giải phóng mặt bằng xong để giao đất cho công ty thực hiện dự án ngầm hóa và chưa biết bao giờ việc bồi thường giải phóng mặt bằng được thực hiện xong.

Công ty Phú Long đề nghị UBND TP.HCM chỉ đạo các Sở, ngành và UBND huyện Nhà Bè khẩn trương thực hiện dứt điểm việc giải quyết bồi thường giải phóng mặt bằng cho hai dự án nói trên để công ty được giao đất đầy đủ trên thực địa và triển khai thực hiện các dự án.

Trong khi đó, CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) đề xuất UBND TP và các Sở, ngành liên quan hướng dẫn trình tự thủ tục để công ty và UBND quận 5 hoàn thành công tác đền bù, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và thực hiện dự án Khu liên hợp Nhà ở - Văn phòng - Thương mại Tản Đà - Hàm Tử, phường 10, quận 5.

Đáng chú ý, CTCP Quốc Cường Gia Lai (Quốc Cường Gia Lai) đề nghị các Sở, ngành của TP.HCM quan tâm, sớm giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng đối với 6 dự án đang bị ách tắc nhiều tháng qua, gây thiệt hại rất lớn cho công ty và cán bộ công nhân viên, quan trọng nhất là dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè.

Theo Quốc Cường Gia Lai, dự án Phước Kiển, huyện Nhà Bè có diện tích 91 ha, dự kiến có thể mang đến doanh thu cho Quốc Cường Gia Lai hàng vài chục nghìn tỷ đồng….Dự án này cũng đã được UBND TP “chấp thuận đầu tư” từ năm 2017 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 của dự án cũng đã được phê duyệt từ tháng 4/2017.

Do dự án có quỹ đất hỗn hợp, trong đó, có đất nông nghiệp phải chuyển mục đích sử dụng đất, nên công ty phải quay về Sở Kế hoạch và Đầu tư để làm lại các bước thủ tục từ đầu.

Đồng thời, do bất cập của các chính sách nên công ty mất hơn 3 năm mà chưa làm xong thủ tục, gây thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng lãi vay ngân hàng và lãi vay phải trả cho đối tác liên doanh.

“Công ty không biết xoay sở vào đâu, dòng tiền thu - chi không chủ động được. Tất cả ách tắc này chỉ vì sự bất cập của các thủ tục đầu tư xây dựng đối với dự án nhà ở có quỹ đất hỗn hợp, mà lỗi này hoàn toàn không phải do Công ty chúng tôi gây ra”, Quốc Cường Gia Lai cho hay.

Ngoài những kiến nghị trên, tại buổi gặp gỡ lãnh đạo TP.HCM vào sáng nay, sẽ có nhiều kiến nghị khác đến từ các doanh nghiệp bất động sản trên địa bàn TP như: CTCP Địa ốc Sài Gòn (Saigonres); CTCP Địa ốc Thảo Điền; CTCP Bất động sản Sơn Kim; CTCP Thế Kỷ 21; CTCP Địa ốc Chợ Lớn; CTCP Xây dựng Địa ốc Xanh…

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 24610.00 24635.00 24955.00
EUR 26298.00 26404.00 27570.00
GBP 30644.00 30829.00 31779.00
HKD 3107.00 3119.00 3221.00
CHF 26852.00 26960.00 27797.00
JPY 159.81 160.45 167.89
AUD 15877.00 15941.00 16428.00
SGD 18049.00 18121.00 18658.00
THB 663.00 666.00 693.00
CAD 17916.00 17988.00 18519.00
NZD   14606.00 15095.00
KRW   17.59 19.18
DKK   3531.00 3662.00
SEK   2251.00 2341.00
NOK   2251.00 2341.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ