Chủ đầu tư BOT Biên Hoà tiếp tục bị phản đối ở Cần Thơ

Nhàđầutư
Sau BOT Biên Hoà, Cường Thuận IDICO tiếp tục vướng nhiều tai tiếng với dự án BOT Quốc lộ 91.
XUÂN TIÊN
13, Tháng 01, 2018 | 19:29

Nhàđầutư
Sau BOT Biên Hoà, Cường Thuận IDICO tiếp tục vướng nhiều tai tiếng với dự án BOT Quốc lộ 91.

bot-ql-91

 Ùn ứ nghiêm trọng tại trạm T2 dự án BOT Quốc lộ 91. Ảnh: TTO

Nhiều bất cập nhưng chưa được xử lý

Từ ngày 9-13/1/2018, nhiều tài xế đã phản ứng gay gắt, đòi qua trạm thu phí T2 dự án BOT Quốc lộ 91 (TP. Cần Thơ) mà không chịu mua vé.

Đây được coi là 'giọt nước tràn ly' khi người dân và doanh nghiệp các tỉnh An Giang và Kiên Giang trong thời gian dài trước đó đã gửi nhiều kiến nghị đến Bộ GTVT nhưng không có kết quả.

Theo người dân hai tỉnh này, trạm T2 rất bất hợp lý, bởi nhiều xe đi từ An Giang lên Cần Thơ chỉ sử dụng vài trăm mét quốc lộ 91 rồi rẽ sang Quốc lộ 80 Kiên Giang nhưng vẫn phải trả phí cho toàn tuyến.

Vị trí đặt trạm bất hợp lý khiến các doanh nghiệp vận tải tại hai tỉnh nêu trên bị đội chi phí lên rất cao, tiền lãi chỉ đủ để 'nuôi' trạm thu phí. 

Trao đổi với báo chí, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang cho biết tỉnh này đã nhiều lần làm việc với Bộ GTVT để xem xét lại vị trí đặt trạm T2.

Trong khi đó, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Nhật cho biết hai tỉnh Kiên Giang, An Giang từng kiến nghị di dời trạm thu phí T2 trên quốc lộ 91, nhưng để di dời được trạm thì lại liên quan đến phương án tài chính đặt ra khi nghiên cứu thực hiện đầu tư.

Trong cuộc làm việc của Thủ tướng với lãnh đạo tỉnh An Giang hồi tháng 12/2017, Thủ tướng chỉ đạo Bộ GTVT chủ trì, phối hợp các bộ, cơ quan và địa phương liên quan kiểm tra, đánh giá để có phương án đặt trạm T2 phù hợp nhất trước khi khánh thành cầu Vàm Cống, báo cáo Thủ tướng những vấn đề vượt thẩm quyền.

Liên quan đến chỉ đạo trên, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cho biết hiện Bộ GTVT đang giao nhà đầu tư dự án và các đơn vị liên quan tính toán, rà soát dự án trong tương quan với việc cầu Vàm Cống và các tuyến đường Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, dự án nối quốc lộ 91 với tuyến tránh TP. Long Xuyên hoàn thành. Qua đó có phương án hợp lý nhất trước khi báo cáo Thủ tướng.

Trước đó, vào tháng 5/ 2017, Thứ trưởng Nguyễn Nhật cũng có văn bản thừa nhận vị trí đặt trạm thu phí T2 còn nhiều bất cập, không công bằng với tất cả mọi đối tượng. Qua đó yêu cầu các chủ đầu tư rà soát miễn giảm phí cho phù hợp.

Chủ đầu tư 'máu mặt'

Theo tìm hiểu của Nhadautu.vn, dự án có tên đầy đủ là Dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 91 đoạn Km14+000 - Km50+889 theo hình thức BOT.

Dự án thuộc nhóm B, có tổng mức đầu tư 1.720,33 tỷ đồng, gồm cải tạo 43,94 km Quốc lộ 91 đoạn từ Km14+000 đến Km50+889 và QL91B từ Km0+000 QL91B đến Km15+793 QL91B giao QL91. 

Liên danh nhà đầu tư là Công ty CP Đầu tư Phát triển Cường Thuận IDICO (Mã chứng khoán: CTI) và Tổng công ty Phát triển Khu công nghiệp (IDICO). Trong đó tỷ lệ vốn góp lần lượt là 60% và 40%.

Doanh nghiệp vận hành dự án Công ty CP Đầu tư Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang theo đó là công ty con của Cường Thuận IDICO.

Cường Thuận IDICO là doanh nghiệp hàng đầu tại tỉnh Đồng Nai, hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực BOT, BT, bất động sản, bê tông. 

Trước vụ việc tại BOT QL91, Cường Thuận IDICO được biết đến với dự án BOT Biên Hoà cũng từng bị phản đối gay gắt, phải đóng trạm 1 tháng, và chỉ thu phí trở lại khi có sự tham gia của đông đảo lực lượng chức năng.

Ngoài 2 dự án tai tiếng, Cường Thuận IDICO còn dự án BOT tỉnh lộ 16 và đang triển khai dự án BOT Nút giao 319 và Cao tốc TP.HCM - Long Thành có tổng mức đầu tư 700 tỷ đồng cùng một số dự án BOT, BT quy mô nhỏ hơn. 

BOT là mảng kinh doanh quan trọng của Cường Thuận IDICO. 9 tháng đầu năm 2017, trạm thu phí QL 91 mang về cho doanh nghiệp này 108 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ 2016. Kết quả đối với Trạm BOT Biên Hoà và BOT tỉnh lộ 16 lần lượt là 202,5 tỷ đồng và 43,9 tỷ đồng.

Ngoại tệ Mua tiền mặt Mua chuyển khoản Giá bán
USD 25150.00 25158.00 25458.00
EUR 26649.00 26756.00 27949.00
GBP 31017.00 31204.00 32174.00
HKD 3173.00 3186.00 3290.00
CHF 27229.00 27338.00 28186.00
JPY 158.99 159.63 166.91
AUD 16234.00 16299.00 16798.00
SGD 18295.00 18368.00 18912.00
THB 667.00 670.00 697.00
CAD 18214.00 18287.00 18828.00
NZD   14866.00 15367.00
KRW   17.65 19.29
DKK   3579.00 3712.00
SEK   2284.00 2372.00
NOK   2268.00 2357.00

Nguồn: Agribank

Điều chỉnh kích thước chữ