Cần chấm dứt tình trạng chủ đầu tư vơ tiền của cả người dân và ngân hàng

THỦY TIÊN
15:46 08/12/2017

Việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai và việc huy động vốn từ người dân đang giúp các chủ đầu “vơ đũa cả hai tay”, tay trái lấy tiền của người dân, tay phải vay tiền ngân hàng. Có ngân hàng bảo lãnh nhưng rủi ro của người tiêu dùng vẫn rất lớn.

Ngân hàng bảo lãnh, người dân vẫn không nhận được nhà

Tại Hội thảo Nhận diện cơ hội và rủi ro thị trường bất động sản năm 2018 diễn ra vào sáng 8/12, do Cafeland tổ chức, TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần xem lại việc bảo lãnh của ngân hàng thương mại cho nhà ở hình thành trong tương lai. Điều 56 của Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) quy định, các chủ đầu tư phải có sự bảo lãnh của ngân hàng, bảo lãnh cho số tiền của người dân nộp cho chủ đầu tư để mua nhà. Nếu căn nhà đó không được giao cho người dân theo tiến độ thì ngân hàng phải thực hiện bảo lãnh, bồi thường cho người dân.

“Mặc dù Thông tư 07/2015 quy định về bảo lãnh ngân hàng đã thực hiện được hơn 2 năm, nhưng cho đến nay vẫn còn tin tức người dân không có sổ đỏ mặc dù đã đóng đủ tiền, thậm chí có dự án người dân còn không có nhà, thì việc bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai được thực hiện ra sao?”, TS. Hiếu đặt câu hỏi.

nguyen-tri-hieu

TS. Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia tài chính ngân hàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu cũng cho biết: “Tôi ở trong hệ thống ngân hàng nhưng không nắm được thông tin hiện tại có bao nhiêu tiền đang được bảo lãnh cho nhà ở hình thành trong tương lai, cũng chẳng biết rằng trong các bảo lãnh đó có sự tranh chấp nào không?

Dù có bao nhiêu quy định chăng nữa thì rủi ro vẫn tồn tại, cho đến khi nào cơ chế huy động vốn của người dân được hủy bỏ. Cần chấm dứt tình trạng chủ đầu tư “vơ đũa cả hai tay”, tay trái lấy tiền của người dân, tay phải vay tiền ngân hàng

TS. Nguyễn Trí Hiếu

Phát hành bảo lãnh là một chuyện nhưng thực hiện bảo lãnh là chuyện khác. Khi thực hiện bảo lãnh, ngân hàng phải xem xét có những điều kiện gì ở trong giao dịch không khớp với hợp đồng, không khớp với bảo lãnh không, nếu tìm được, ngân hàng có quyền từ chối bảo lãnh bởi chủ đầu tư đã không thực hiện đúng các điều kiện. Tại thời điểm này, tôi không biết được có bao nhiêu bảo lãnh được phát hành, bao nhiêu bảo lãnh có tranh chấp, ra tòa án được xử lý như thế nào”.

So sánh với câu chuyện này ở Mỹ, ông Hiếu thừa nhận, NHNN và Bộ Xây dựng học hỏi được trong quá khứ là có những chủ đầu tư lừa đảo và để bảo đảm quyền lợi cho người dân, ngân hàng đứng ra bảo lãnh.

Tuy nhiên, ở Mỹ, không có vấn đề ngân hàng thương mại đứng ra bảo lãnh cho các chủ đầu tư. Nhà ở sẽ phải hình thành đúng tiến độ. Bởi vì ở đó, các chủ đầu tư không được huy động vốn từ người dân. Nếu người dân muốn đóng cọc trước, thì phải đóng vào tài khoản phong tỏa mà chủ đầu tư không được phép sử dụng cho đến khi hoàn thành, chuẩn bị giao nhà thì bấy giờ, chủ đầu tư, ngân hàng và người mua nhà đồng ý cho giải tỏa tài khoản đó cho chủ đầu tư trả cho ngân hàng, ngân hàng giải chấp rồi chuyển quyền sở hữu từ ngân hàng, từ chủ đầu tư qua cho người mua nhà.

Như vậy, để đảm bảo quyền lợi cho người dân, nước Mỹ quy định các chủ đầu tư chỉ có thể đi vay ngân hàng, không được quyền huy động vốn của người dân thì sẽ không có rủi ro. Người dân hoặc dùng vốn của mình, hoặc đi vay ngân hàng để mua nhà theo hình thức “tiền trao cháo múc”.

Thay vì để giảm thiểu rủi ro cho người tiêu dùng bằng cách cho phép ngân hàng thương mại bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai, TS. Nguyễn Trí Hiếu kiến nghị Chính phủ, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và NHNN xem xét lại việc có cho chủ đầu tư tiếp tục huy động tiền của dân chúng. “Dĩ nhiên khi làm vậy, chủ đầu tư có lợi khi không phải trả lãi ngân hàng thì giá nhà sẽ rẻ hơn chút nhưng không gì có thể đảm bảo quyền lợi người mua nhà sẽ được bảo vệ một cách tuyệt đối”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Chủ đầu tư "vơ đũa hai tay"

Cũng liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản, Bộ Xây dựng phân tích: “Trong thời gian dài, thị trường bất động sản phát triển một cách bùng nổ ở góc độ rất tự do, không có kế hoạch, nhà nhà đi làm bất động sản, dẫn đến nhiều rủi ro trong quá trình đầu tư kinh doanh. Đặc biệt là rủi ro cho người tiêu dùng – vốn được xem là phía yếu thế khi tham gia thị trường.

Trước thực trạng đó, đặt ra cho cơ quan quản lý nhà nước trong đó có Bộ Xây dựng vấn đề làm sao có giải pháp bên cạnh ổn định thị trường cũng hạn chế được rủi ro trong kinh doanh bất động sản. Chính vì lí do đó, Bộ Xây dựng đã đề xuất và được Quốc hội thông qua giải pháp tránh rủi ro đó là bảo lãnh ngân hàng trong hoạt động kinh doanh. Chính sách này có thể nói học Hàn Quốc hơi nhiều dù không phải tất cả”.

Theo ông Khởi, ở Hàn Quốc có hẳn một công ty bảo lãnh nhà ở, do nhà nước đứng ra thành lập, Chính phủ cấp vốn. Được biết, Chính phủ Hàn Quốc đã bỏ vốn 16 – 17 tỷ USD cho công ty này để thực hiện bảo lãnh hoạt động kinh doanh. Đối với nước nào cho phép hoạt động kinh doanh nhà ở hình thành trong tương lai, nguy cơ có thể xảy ra rủi ro thì các chủ đầu tư phải tham gia bảo lãnh để đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng đặc biệt là người mua nhà. Trên cơ sở đó, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành liên quan đã thảo luận rất kỹ.

“Vấn đề mà TS. Hiếu đưa ra, tôi cho rằng đã xảy ra đối với dự án trước 2015 nhưng đến bây giờ vẫn còn. Nhiều chủ đầu tư thực hiện huy động vốn không đúng theo yêu cầu từ những năm trước, đến giờ chưa có sản phẩm và chưa có cơ chế để xử lý. Còn đối với các dự án bắt đầu sau khi Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực và đặc biệt sau khi có thông báo danh sách các ngân hàng đủ điều kiện đứng ra bảo lãnh thì hoạt động kinh doanh bất động sản đã đi vào nề nếp hơn. Mặc dù chưa có thống kê cụ thể về việc này nhưng tôi cho rằng, rủi ro trong hoạt động mua bán của người mua đã giảm đi rất nhiều. Bởi ngân hàng cùng chủ đầu tư có mục tiêu nhanh chóng đưa sản phẩm bất động sản ra thị trường, buộc chủ đầu tư có ý thức trách nhiệm hơn với người tiêu dùng và người tiêu dùng yên tâm hơn khi tham gia thị trường”, ông Khởi lý giải.

Đồng quan điểm với ông Nguyễn Mạnh Khởi, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết: Kẽ hở trên thị trường vẫn nhiều, hoạt động quản lý môi giới bất động sản chưa tốt. Nhưng hiện nay NHNN đã có thông tư mới về bảo lãnh. Người mua nhà hình thành trong tương lai sẽ nhận được thông báo trực tiếp của ngân hàng về bảo lãnh, nên hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản sẽ được quản lý chặt hơn, quyền lợi người tiêu dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn.

bat-dong-san

Vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro từ những dự án bất động sản được ngân hàng bảo lãnh (ảnh minh họa)

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: “Dù có bao nhiêu quy định chăng nữa thì rủi ro vẫn tồn tại, cho đến khi nào cơ chế huy động vốn của người dân được hủy bỏ. Cần chấm dứt tình trạng chủ đầu tư “vơ đũa cả hai tay”, tay trái lấy tiền của người dân, tay phải vay tiền ngân hàng”.

“Khi doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, doanh nghiệp có quyền thế chấp tài sản. Và ngân hàng có quyền không giải chấp cho đến khi nhận đủ tiền của doanh nghiệp. Rủi ro của người dân là khi ngân hàng chưa nhận được tiền của chủ đầu tư, ngân hàng sẽ không giải chấp và chủ đầu tư không thể giao nhà cho người mua”, TS. Hiếu cho biết.

Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Thống đốc NHNN quy định về bảo lãnh ngân hàng.

  • Cùng chuyên mục
Quảng Trị 'thúc' mặt bằng cho Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ

Quảng Trị 'thúc' mặt bằng cho Cảng hàng không hơn 5.800 tỷ

Lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị đề nghị các đơn vị vận động các hộ dân bàn giao mặt bằng để nhà đầu tư tổ chức thi công đảm bảo tiến độ dự án cảng hàng không Quảng Trị.

Đầu tư - 27/03/2025 19:02

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khánh thành đường nghìn tỷ nối khu công nghiệp lớn nhất Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng khánh thành đường nghìn tỷ nối khu công nghiệp lớn nhất Bình Định

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đã cắt băng khánh thành Tuyến đường kết nối từ Quốc lộ 19 đến Khu Công nghiệp, Đô thị và Dịch vụ Becamex VSIP Bình Định với tổng vốn đầu tư hơn 1.170 tỷ đồng.

Đầu tư - 27/03/2025 19:01

InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ

InvestingPro hợp tác cùng DFVN mở rộng kênh phân phối chứng chỉ quỹ

Sự kiện này không chỉ đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc mở rộng danh mục sản phẩm đầu tư tại InvestingPro mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư tiếp cận các sản phẩm quỹ mở do DFVN quản lý.

Đầu tư thông minh - 27/03/2025 17:03

Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc

Viện Lowy: Việt Nam không phải là 'cửa sau' của hàng hóa Trung Quốc

Trung Quốc đóng vai trò lớn trong việc Việt Nam gia tăng xuất khẩu sang Mỹ, nhưng bản thân Việt Nam và các đối tác khác trong chuỗi cung ứng còn ảnh hưởng nhiều hơn.

Đầu tư - 27/03/2025 16:52

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Công nghệ cao là động lực tăng trưởng mới cho 25 năm tới

Trong bối cảnh Mỹ hạn chế công nghệ bán dẫn từ Trung Quốc, đại diện UOB cho rằng, Việt Nam sẽ có nhiều cơ hội lớn thu hút FDI vào lĩnh vực này - công nghệ cao sẽ chính là động lực tăng trưởng mới cho kinh tế Việt Nam giai đoạn 2025 - 2050.

Công nghệ - 27/03/2025 16:47

FPT thành lập Trung tâm R&D về chip bán dẫn ở Đà Nẵng

FPT thành lập Trung tâm R&D về chip bán dẫn ở Đà Nẵng

Trung tâm R&D về công nghệ cao và chip bán dẫn sẽ nghiên cứu phát triển 100% sản phẩm của FPT, kỳ vọng trung bình mỗi năm sẽ có 10 sản phẩm mới ra đời.

Đầu tư - 27/03/2025 13:48

Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn Trung Đông đề xuất đầu tư tổ hợp dịch vụ-sân golf 2,6 tỷ USD tại Bình Thuận

Tập đoàn PDSI đề xuất ý tưởng triển khai dự án Khu tổ hợp dịch vụ kết hợp sân golf có quy mô khoảng 425 ha.

Đầu tư - 27/03/2025 07:58

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte muốn xây đại siêu thị tại Thái Nguyên

Lotte mong muốn nhận được sự quan tâm hợp tác, giúp đỡ của tỉnh Thái Nguyên để Tập đoàn có thể đầu tư các dự án, trước mắt là siêu thị lớn tại địa phương.

Đầu tư - 27/03/2025 06:00

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Quảng Ngãi chấp thuận chuyển nhượng đất nông nghiệp ở Lý Sơn để làm dự án du lịch

Tỉnh Quảng Ngãi chấp thuận cho CTCP Đầu tư Phát triển Anh Thu nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án Tổ hợp du lịch văn hóa di sản Lý Sơn tại huyện Lý Sơn.

Đầu tư - 26/03/2025 17:56

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

2 khu công nghiệp ở Quảng Ninh thu hút hơn 1,3 tỷ USD vốn FDI

Khu công nghiệp Bắc Tiền Phong và Nam Tiền Phong là hai khu công nghiệp chiến lược trong kế hoạch phát triển kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, với mục tiêu thu hút đầu tư mạnh mẽ và tạo ra nền tảng vững chắc cho sự phát triển công nghiệp bền vững.

Đầu tư - 26/03/2025 17:07

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

FPT muốn mở rộng hợp tác lĩnh vực bán dẫn ở Hàn Quốc

Lãnh đạo TP. Yongin, thành phố đang được chính phủ Hàn Quốc chú trọng đầu tư phát triển công nghệ, vừa có buổi gặp gỡ với doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc để bàn việc hợp tác đầu tư.

Công nghệ - 26/03/2025 17:02

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh được phép huy động vốn hơn 14.700 tỷ

Khu đô thị ven vịnh Cam Ranh (tại TP. Cam Ranh, Khánh Hòa) do liên danh CTCP Đầu tư Cam Ranh, CTCP Vinhomes, CTCP Giải pháp năng lượng VinES làm chủ đầu tư, đã đủ điều kiện huy động vốn.

Đầu tư - 26/03/2025 14:49

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Cầu vượt hơn 1.500 tỷ qua sông Hương được thông xe kỹ thuật

Ngày 26/3, UBND TP. Huế đã tổ chức lễ thông xe kỹ thuật cầu vượt bắc qua sông Hương với tổng vốn đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 14:19

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Những 'con gà đẻ trứng vàng' của Singapore tại Việt Nam

Tại Việt Nam, những khoản đầu tư trực tiếp và gián tiếp đã và đang đem lại doanh thu lớn cho các doanh nghiệp Singapore.

Đầu tư - 26/03/2025 11:34

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Bất động sản thành phố mới Thủ Đức: Hướng tới phân khúc cao cấp

Với định hướng trở thành trung tâm tài chính của cả nước và tương lai sẽ phát triển thành một trung tâm tài chính khu vực, thị trường bất động sản TP. Thủ Đức đang được định hình với những khu chung cư và trung tâm thương mại cao cấp…

Bất động sản - 26/03/2025 11:00

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Doanh nghiệp nào đứng sau dự án chế biến cát hơn 2.100 tỷ ở Huế ?

Dự án nhà máy chế biến cát thạch anh công nghệ cao creanza do CTCP vật liệu công nghệ cao Creanza làm chủ đầu tư với quy mô 2.187 tỷ đồng.

Đầu tư - 26/03/2025 09:43